Từ khi lễ trao giải Nobel được tổ chức, đa số nam giới đạt giải Nobel trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nữ có những phát hiện làm thay đổi cuộc sống và xứng đáng được vinh danh ở giải thưởng danh giá này. Trong bài viết này, Toplist sẽ đưa ra cho bạn đọc một số cái tên của các nhà khoa học nữ, đã có nhiều đóng góp cho thành tựu khoa học của nhân loại, xứng đáng đạt giải Nobel.
Carolyn Bertozzi
Carolyn Bertozzi (10/10/1966) là một nhà nghiên cứu vật chất học và giáo sư tại Đại học Stanford. Bà là một trong những tiên phong trong lĩnh vực hóa học sinh - trực giao, là một ngành nghiên cứu mới và đang phát triển mạnh mẽ. Các nghiên cứu của Bertozzi đã góp phần xây dựng cơ sở cho các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các phương pháp điều trị mới. Các phát hiện đột phá của Bertozzi đã đem lại nhiều ứng dụng cho lĩnh vực y tế và môi trường, bao gồm các vấn đề như chống ung thư, tăng cường sức khỏe tế bào và giải quyết các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu.
Những khám phá của bà Bertozzi là nền tảng để các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các phương pháp mới điều trị ung thư. Phát hiện đột phá của bà mang đến nhiều ứng dụng ấn tượng như cung cấp các phương pháp điều trị với độ chính xác rất cao, hiểu rõ cách hoạt động của thuốc bên trọng cơ thể, quan sát nhiều loại vi khuẩn ẩn mình. Bertozzi đã góp phần lớn đến sự phát triển của lĩnh vực hóa học sinh - trực giao và cộng tác cho sự tiến bộ trong các nghiên cứu về y tế.
Katalin Karikó
Katalin Karikó (17/01/1955) là nữ giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành hóa sinh và sinh học phân tử, người Mỹ gốc Hungary. Bà đã đảm nhiệm chức Phó chủ tịch của BioNTech RNA Pharmaceuticals (2013-2019) và hiện là Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech RNA Pharmaceuticals. Tên của bà gắn liền với vật liệu di truyền ARN thông tin, công nghệ giúp Pfizer và BioNTech phát triển thành công vac-xin phòng Covid-19 đang được đưa vào tiêm chủng rộng rãi.
Bà cùng Drew Weissman hợp tác và triển khai nghiên cứu cách để giúp cho ARN tổng hợp không bị hệ miễn dịch nhận biết. Phát hiện của họ được công bố năm 2005 và được cộng đồng khoa học khen ngợi. Cặp đôi tiếp tục các nghiên cứu và họ đã thành công đặt được phân tử ARN quý giá vào trong những hạt nano lipide, một dạng vỏ bọc tránh cho phân tử ARN bị suy thoái quá nhanh và dễ dàng xâm nhập vào tế bào.
Trong bối cảnh toàn thế giới lâm vào đại dịch Covid 19, nghiên cứu này của họ được dùng để bào chế vacine phòng Covid-19 đã được công nhận sau gần 40 năm nỗ lực nghiên cứu và giúp thế giới chống đại dịch virus corona. Nghiên cứu của họ là nền tảng cho hai loại vaccine Covid-19 sử dụng rộng rãi hiện nay.
Với những cống hiến cho khoa học, bà Katalin Karikó xứng đáng là ứng viên sáng giá cho giải thưởng Nobel về Y học - Hóa học.
Mary-Claire King
Mary-Claire King (sinh ngày 27/02/1946) là một nhà di truyền học ở Mỹ, giáo sư y khoa và khoa học hệ gene ở Trường Y Đại học Washington School of Medicine. Bà là người phát hiện gene làm tăng khả năng nhiễm ung thư vú ở dạng đột biến. Từ năm 1974 đến 1990, bà miệt mài nghiên cứu để tìm ra được dấu hiệu di truyền có xu hướng đi kèm với sự hiện diện của ung thư vú. Năm 1990, nhóm của bà đã tìm thấy một dấu hiệu di truyền và đã chứng minh rằng một gen duy nhất trên nhiễm sắc thể 17 có thể liên quan đến nhiều bệnh ung thư vú và buồng trứng, và sự không đồng nhất di truyền có trong nguyên nhân ung thư vú. Năm 1991, bà chính thức đặt tên cho gen này là BRCA1.
Phát hiện của Mary-Claire King là một tiến bộ lớn trong y học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra ung thư vú và cách mà BRCA1 có thể gây ra ung thư. Đồng thời, phát hiện này cũng tạo điều kiện cho thí nghiệm di truyền nhằm xác định những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao, cũng như các biện pháp để giảm nguy cơ của họ, chẳng hạn các cuộc phẫu thuật phòng ngừa và sàng lọc bổ sung.
Đóng góp của bà có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, chính vì vậy, nó đáng được công nhận bằng các giải thưởng uy tín để chứng nhận về những thành tựu quan trọng đó. Điều này sẽ cho thấy sự tôn trọng và tôn vinh đối với những người có thành tựu đặc biệt và giúp cho các nhà khoa học khác cảm hứng để tiếp tục tìm kiếm những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực y học.
Marilyn Hughes Gaston
Marilyn Hughes Gaston sinh năm 1939, tại Cincinnati, Ohio, là một bác sĩ và nhà nghiên cứu, nổi tiếng với các nghiên cứu về bệnh hồng cầu hình liềm (SCD). SCD là một tình trạng di truyền trong cơ thể không thể sản xuất hemoglobin bình thường. Điều này dẫn đến tổn thương mô, gây suy yếu và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em.
Năm 1986, bà Gaston đã công bố kết quả nghiên cứu đột phá của mình, chứng minh tính hiệu quả của việc điều trị bằng penicillin trong thời gian dài cho trẻ em mắc bệnh SCD. Kết quả nghiên cứu này đã giúp cho các trẻ em mới sinh được sàng lọc để phát hiện bệnh hồng cầu hình liềm sớm và điều trị nhành chóng, từ đó, góp phần đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử xong do bệnh hồng cầu hình liềm.
Bà Gaston đã tiên tiến trong lĩnh vực y tế và có đóng góp lớn cho việc phát hiện và điều trị SCD. Nhờ nghiên cứu của bà, nhiều trẻ em đã được cứu và có được một cuộc sống tốt hơn. Với những đóng góp này, bà cũng là một trong nhũng người xúng đáng đạt giải Nobel về Y học. Giải thưởng là một trong những động lực giúp bà và các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những thành tựu mới.
Jocelyn Bell Burnell
Một nhà khoa học khác là Jocelyn Bell Burnell (15/7/1943). Bà là một nhà vật lý thiên văn Bắc Ireland đã từng phát hiện ra các sao xung đầu tiên trong lịch sử. Bà đã tốt nghiệp về vật lý tại Đại học Glasgow và sau đó, bà đã tiếp tục học tập tại Đại học Cambridge, đồng thời đóng góp cho nghiên cứu về tìm kiếm các sao xung.
Năm 1967, khi đang là một sinh viên sau đại học, bà đã phát hiện ra tín hiệu vô tuyến từ sao xung (pulsar) đầu tiên. Điều này là một sự phát hiện tốt hơn so với mọi thứ mà nhà vật lý đã biết trước đó về vũ trụ, được ghi nhận là "một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX". Tuy nhiên, phát hiện này sau đó được trao giải Nobel cho người hướng dẫn của bà Antony Hewish vào năm 1974. Bà đã không được trao giải cùng, mặc dù là người đầu tiên phát hiện, quan sát và phân tích chính xác các sao xung.
Mặc dù vậy, sự phát hiện của bà đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích về tồn tại của sao xung và các quản trù đen. Sao xung đã trở thành một trong những đối tượng quan tâm nhất trong vật lý.