Top 11 Loại cảm xúc có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn

Cảm xúc có một mối liên hệ trực tiếp với cơ thể và có tác động lớn không chỉ đến tinh thần mà còn lên trạng thái cơ thể chúng ta. Thực tế, bạn có thể cảm nhận được cảm xúc chúng ta mạnh mẽ như thế nào và chúng có thể giúp bạn kiểm soát trạng thái tinh thần, giữ cho cơ thể khỏe mạnh như thế nào. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình có thể làm gì với quan điểm sống và tình trạng của cơ thể mình nhờ sự trợ giúp của những cảm xúc mà nhiều người cố gắng che giấu chưa? Nếu chúng ta cân nhắc đến cảm giác của mình khi chúng ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta không chỉ có thể giúp ích cho bản thân mà còn mang lại sự hài hòa cho trạng thái tinh thần và thể chất nữa. Toplist rất vui khi được chia sẻ với bạn những bí quyết để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhờ những loại cảm xúc trong cơ thể chúng ta. Hãy cùng chúng mình xem liệu những loại cảm xúc này tác động lên cơ thể như thế nào nhé.

Lo lắng và trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh gan

Ngoài nguy cơ mắc bệnh tim, lo lắng hoặc trầm cảm có thể dẫn đến bệnh gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng rối loạn tâm thần có thể dẫn đến và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngược lại, bệnh tim mạch có thể là một nguyên nhân của bệnh gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở người hay căng thẳng, áp lực có thể tiến triển thành xơ gan và suy gan. Do đó, lo lắng hoặc trầm cảm có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh gan.

Lo lắng và trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh gan
Lo lắng và trầm cảm làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh gan

Căng thẳng và áp lực

Căng thẳng và áp lực là một chứng rối loạn não bộ có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Trạng thái này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh và làm cho hệ thống miễn dịch của bạn yếu đi. Nó cũng gây ra chứng mất ngủ vì không thể có được cảm giác thoải mái hay quá nhiều suy nghĩ rắc rối. Trầm cảm, áp lực và tiếp xúc với căng thẳng sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim. Một người bị trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến trí nhớ hay việc đưa ra quyết định của mình.

Căng thẳng và áp lực
Căng thẳng và áp lực

Tức giận và lo lắng

Giận dữ có liên quan đến cảm giác bực bội, cáu kỉnh và phẫn nộ. Cảm xúc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, từ đau đầu, mất ngủ đến các vấn đề về tiêu hóa, da và đau tim hoặc thậm chí là đột quỵ. Hơn nữa, nếu bạn là người hay lo lắng, tức giận thì điều này có thể khiến sức khỏe trở nên tồi tệ hơn vì sự gia tăng của các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát. Vì vậy, để có thể kiểm soát cơn giận dữ của bạn, hãy lùi lại một chút, cố gắng ý thức được lý do tại sao bạn tức giận và trò chuyện với mọi người về những suy nghĩ của bạn. Tìm ra giải pháp cho vấn đề và từ bỏ những suy nghĩ không lành mạnh này nhé.

Tức giận và lo lắng
Tức giận và lo lắng

Yêu

Khi yêu, bạn có thể cảm nhận được nhịp tim đập nhanh và tay bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Kat Van Kirk, một nhà tình dục học lâm sàng và chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình cho biết cảm giác yêu được gây ra bởi sự kích thích của adrenaline và norepinephrine. Đồng thời, oxytocin, "hormone tình yêu", làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc, tự tin và làm giảm cơn đau khi các vùng "giảm đau" của não được kích hoạt, và trái tim của bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Người ta nói rằng những người đã kết hôn thường sống lâu hơn những người độc thân.

Yêu
Yêu

Lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đối với trạng thái cảm xúc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người tập thể dục thường xuyên sẽ có được tâm trạng tích cực và giảm tỷ lệ trầm cảm. Vấn đề là khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tiết ra chất hóa học gọi là endorphin. Những endorphin này giao nhau với các thụ thể trong não của bạn và làm giảm nhận thức của bạn về cơn đau.


Khi nói đến cảm xúc của chúng ta, endorphin đóng một vai trò lớn. Chúng được tạo ra như một phản ứng với một số tác nhân gây ra, đặc biệt là căng thẳng, sợ hãi hoặc đau đớn và được kết nối chủ yếu với các thụ thể trong các tế bào của cơ thể chúng ta được tìm thấy ở các vùng não chịu trách nhiệm ngăn chặn cơn đau và kiểm soát cảm xúc. Phần lớn cảm xúc của bạn được xử lý bởi hệ thống limbic của não bộ, bao gồm vùng dưới đồi, khu vực xử lý một loạt các chức năng, từ thở đến cảm giác đói và phản ứng cảm xúc. Ngoài ra còn có các thụ thể opioid trong hệ thống limbic. Khi endorphin tiếp cận với chúng, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và cảm giác hài lòng.


Nguồn: BRIGHTSIDE

Lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đối với trạng thái cảm xúc
Lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đối với trạng thái cảm xúc

Sợ hãi

Khi chúng ta sợ hãi, các mạch máu trên mặt sẽ chảy hết xuống, khiến da mặt chúng ta tái nhợt. Điều này xảy ra nhờ vào hệ thống thần kinh tự trị, hệ thống điều khiển chiến hay chạy. Khi chúng ta phải đối mặt với một điều gì đó hãi hùng, các mạch máu sẽ chèn ép dòng chảy đến mặt và tứ chi của chúng ta, gửi nhiều máu hơn đến các cơ và cơ thể của chúng ta để chúng ta sẵn sàng cho tư thế chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Sợ hãi
Sợ hãi

Xấu hổ

Trong trường hợp xấu hổ lành mạnh, một người sẽ không đánh mất lòng tự trọng và sự tự do của bản thân. Sự xấu hổ không lành mạnh thường xuất phát từ quá khứ, và theo nghĩa này, sự xấu hổ độc hại trở thành một phần của con người và là một loại căng thẳng đối với họ. Điều này gây ra các vấn đề như sản xuất quá mức cortisol, hormone căng thẳng, và điều này có thể dẫn đến tăng nhịp tim và co thắt động mạch.


Để vượt qua sự xấu hổ, hãy ngừng so sánh bản thân với người khác. Học cách tự tin và không sợ những gì mọi người nói hay nghĩ về mình. Hãy mặc kệ những gì họ làm và nhớ rằng chỉ có bạn mới hiểu chính bạn. Hãy thử thách bản thân, chiến thắng trong trận chiến và yêu bản thân nhiều hơn.

Xấu hổ
Xấu hổ

Ghen tỵ

Một số người thấy ghen tuông, ghen tỵ là điều ngọt ngào, nhưng chỉ khi nó không quá nhiều. Ghen tuông bình thường là những gì một người cảm thấy khi họ lo lắng hoặc họ sợ mất một người thân yêu. Ghen tuông không lành mạnh có thể phá hủy trái tim, các mối quan hệ và gia đình. Sự căng thẳng của sự ghen tị làm nhịp tim nhanh hơn và tăng huyết áp. Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác mà cảm xúc tiêu cực mang lại: kém ăn, giảm hoặc tăng cân đáng kể, mất ngủ, các vấn đề về dạ dày,….


Đầu tiên, chỉ cần bắt đầu tin đối phương, dù nghe có vẻ khó khăn. Ngừng so sánh bản thân với người khác và đừng nhầm lẫn giữa niềm tin với thực tế. Đây là những mẹo hiệu quả nhất để vượt qua sự ghen tuông hay ghen tỵ trong các mối quan hệ.

Ghen tỵ
Ghen tỵ

Ghê tởm

Cảm giác ghê tởm điều gì đó hoặc thậm chí tệ hơn là một trong những cảm xúc khó kiểm soát nhất đối với bất kỳ ai. Không giống như những cảm xúc khác như sợ hãi và tức giận khiến nhịp tim của bạn tăng nhanh, sự ghê tởm khiến nhịp tim của bạn chậm lại một chút. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn hoặc như thể có điều gì đó không ổn với dạ dày của mình.


Điều này xảy ra bởi vì sự phản cảm tạo ra bởi sự ghê tởm có rất nhiều yếu tố sinh lý giống nhau tạo nên hệ tiêu hóa. Để tránh điều này, hãy hít thở sâu, nhận ra rằng đó chỉ là cảm xúc của bạn đang cố gắng kiểm soát suy nghĩ của bạn và làm ngược lại những gì bạn đang cảm thấy: thay vì chế giễu hoặc làm điều gì đó, hãy cố gắng ứng xử tốt với họ.

Ghê tởm
Ghê tởm

Kiêu ngạo và tự cao

Niềm kiêu hãnh vô lý đến từ những suy nghĩ tiêu cực về người khác cùng với cảm giác rằng không ai tốt hơn mình. Mối liên hệ này có thể khiến bạn bị căng thẳng, từ đó dẫn đến các chứng ợ chua, đau bụng, huyết áp cao,… Câu nói “Kiêu căng đi trước ngã ngũ” cho thấy việc tự cao tự đại có thể dẫn đến một hệ quả là phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn.


Nếu bạn cảm thấy khó nói câu, "Tôi xin lỗi", hãy thử các mẹo sau: ngừng trở thành người cầu toàn và coi thất bại của bạn như một cơ hội để thử tốt hơn. Hãy đồng cảm hơn và cố gắng hiểu cảm xúc của người khác. Hãy chấp nhận mọi người như những gì họ vốn có, viết ra giấy xin lỗi và đừng quá coi trọng sự xấu hổ vì đây là điều chính ngăn cản chúng ta đến với thành công và tự do.

Kiêu ngạo và tự cao
Kiêu ngạo và tự cao

Hạnh phúc

Aristotle đã nói, "Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mục đích chung và kết thúc của sự tồn tại của con người." Hạnh phúc và sức khỏe tốt song hành với nhau, làm cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh hơn, hệ thống miễn dịch của chúng ta mạnh hơn và tuổi thọ của chúng ta lâu hơn. Nó cũng giúp chúng ta vượt qua căng thẳng. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015, hạnh phúc tích cực được phát hiện có tác dụng hữu ích đối với khả năng sống sót, làm giảm 18% nguy cơ tử vong ở những người khỏe mạnh và 2% ở những người có bệnh từ trước.


Hãy bắt đầu gia tăng hạnh phúc của bạn ngay bây giờ bằng cách ôm hay thể hiện tình cảm với người bạn quan tâm, ăn mặc để gây ấn tượng không chỉ với người khác mà còn với chính bạn, và đừng quên mỉm cười mỗi ngày. Ngoài ra, cũng đừng quên vận động, dành thời gian ra ngoài, nghỉ ngơi vào buổi tối hãy thiền định - ngay cả khi bạn không biết làm thế nào! Và điểm quan trọng nhất là hãy tận hưởng cuộc sống của chính bạn!

Hạnh phúc
Hạnh phúc

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?