Nhiều người quan niệm rằng ngôn ngữ của động vật chính là tiếng kêu của chúng với hàng trăm, hàng ngàn cung bậc khác nhau. Nhưng thực ra ngôn ngữ của động vật là một khái niệm rất phức tạp, nó bao gồm nhiều yếu tốt mà tiếng kêu chỉ là một trong số đó. Dưới đây là những loài động vật có cách giao tiếp với nhau đặc biệt nhất mà Toplist tổng hợp được, cùng theo dõi nhé!
Tiếng chép miệng - Loài khỉ
Ϲác nhà khoa học cho rằng, có thể ngôn ngữ loài người đã xuất hiện từ rất sớm trong quá trình tiến hóɑ. Theo Tecumseh Fitch, chủ nhiệm khoɑ nhận thức sinh vật học thuộc Đại học Viennɑ, dấu hiệu ngôn ngữ của loài người được đánh dấu Ƅằng những tiếng chép miệng của loài khỉ.
Phần lớn loài khỉ đều có động tác chéρ miệng khi chúng gặp nhau. Quá trình nàу mặc dù chỉ phát ra những âm thanh rất nhỏ nhưng được tạo nên nhờ hàng loạt động tác ρhức tạp phối hợp nhanh giữa môi, lưỡi, hàm và xương móng nhỏ hình chữ u. Ƭần suất của những động tác này là 5 lần/giâу.
Khỉ là loài động vật rất đáng yêu. Vì là loài thuộc Bộ Linh Trưởng, nên những hành vi, cử chỉ hàng ngày của chúng cũng có nhiều điểm giống con người. Ngay cả việc thi thoảng, khỉ cũng lẩm bẩm những giai điệu trong miệng. Mỗi khi muốn tập hợp bầy đàn, chúng lại hát vu vơ như muốn nói “Này mọi người, đã đến lúc bữa tiệc bắt đầu rồi đấy, cùng hòa vui nào!”
Kết hợp các âm điệu thành câu nói - Callicebus nigrifrons
Callicebus nigrifrons là một loài động vật có vú trong họ Pitheciidae, bộ Linh trưởng. Callicebus nigrifrons sinh sống ở Brazil và là một thành viên trong gia đình khỉ thuộc chi Callicebus. Điều khiến loài này trở nên thú vị đó là chúng có khả năng kết hợp các âm điệu khác nhau thành một câu nói hoàn chỉnh mà chỉ riêng chúng mới hiểu.
Huýt sáo - Sói đỏ
Sói đỏ (sói lửa) hay còn được biết tới với một cái tên khác là “chó hoang châu Á“. Chúng có thói quen đi lại xung quanh theo một đàn gồm khoảng 10 cá thể. Loài này rất hòa đồng và có một cách khá sáng tạo để giao tiếp với nhau – huýt sáo. Tiếng kêu này của chúng có thể vang xa tới 56km và giúp chúng có thể nhận ra nhau.
Sói xám là loài động vật có lối sống xã hội, chúng thường sống theo bầy đàn khoảng từ 5-11 con với 1-2 con đầu đàn bao gồm 1-2 con sói trưởng thành, 3-6 con sói chưa thành niên và 1-3 sói con hoặc đôi khi hai hoặc ba gia đình như vậy, với các đàn đặc biệt lớn bao gồm lên đến 42 con sói được biết đến. Trong đàn, con sói đầu đàn có quyền lực tối thượng, mọi con sói khác phải tuân theo mệnh lệnh của nó khi sinh hoạt trong đàn hay trong lúc đi săn mồi.
Sói lửa là động vật đi săn mồi theo bầy đàn tàn độc và nham hiểm, chúng rất hung tợn, với tiếng tru rợn người. Khi đã khép vòng vây là chúng giết con mồi bằng được bằng những cách tấn công rất tàn độc và kỳ quái, hàm răng của sói lửa lúc này hơn cả dao cạo, xé đứt cả da trâu, da bò. Chúng vừa chạy vừa tru lên, nhe nanh gầm ghè rất hung dữ.
Nhảy bằng cách gõ móng chân - Ϲhim Uraeginthus cyanocephalus
Ϲhim Uraeginthus cyanocephalus là một loài chim thuộc họ chim di, bộ chim sẻ. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áρ. Thức ăn của chúng là các loại hạt và côn trùng nhỏ.
Chim Uraeginthus cyanocephalus là “thiên tài” trong việc nhảy múa mà thậm chí đến chúng còn không biết. Bàn chân của loài này có thể di chuyển nhanh tới nỗi con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giống như một cỗ máy chạy liên hồi vậy. Những chú chim thường nhảy bằng cách gõ móng chân của mình lên cành cây thật nhanh, chúng làm vậy như một phương pháp để giao tiếp với đồng loại của mình.
Ϲhim Uraeginthus cyanocephalus dài chỉ 8,3 cm, chỉ nặng 6 g. Thức ăn của chúng là các loại hạt và côn trùng nhỏ. Chúng đẻ từ 5-10 trứng mỗi lứa.
Giao tiếp bằng đôi mắt tinh anh - Tôm tít
Đôi mắt của tôm tít được các nhà khoa học cho rằng còn giống với vệ tinh hơn cả con người. Cụ thể thì loài này có thể cảm thụ được tới 16 màu sắc khác nhau, còn con người chỉ có 3 màu. Chúng cũng có thể nhìn được tia cực tím và ánh sáng phân cực nữa. Nhờ có thị lực nhạy bén nên tôm tít cũng thường giao tiếp và ra ký hiệu cho nhau bằng mắt để tránh được sự dòm ngó của kẻ săn mồi.
Mắt của tôm tít là mắt kép, trong đó đáng chú ý là 6 hàng mắt con ở khu vực "đường giữa". 4 hàng mắt mang 16 loại thụ thể ánh sáng khác nhau với 12 loại thụ thể nhằm nhận diện màu sắc và bốn loại đảm nhận nhiệm vụ của bộ lọc màu. Thị giác của tôm tít rất tốt, chúng có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực và có được thị giác màu sắc siêu phổ.
Mắt kép của chúng nằm trên các cuống dài và mỗi cuống mắt có khả năng vận động độc lập với cuống còn lại. Chúng được đánh giá là mắt kép phức tạp nhất trong toàn bộ giới Động vật. Tôm tít có năng phân tích theo chuỗi và phân tích song song các kích thích về thị giác.
Ngửi phân của đồng loại - Tê giác
Tê giác có thị lực rất tệ. Đó là lý do tại sao chúng luôn phải “nhìn” mọi thứ bằng cái mũi của mình. Nếu như được hỏi rằng thứ mà tê giác thích ngửi nhất là gì thì có lẽ câu trả lời là….phân của đồng loại mình. Từ mùi phân mà tê giác thải ra, các cá thể khác có thể đánh hơi và lần theo đúng con đường mà chúng đã từng đi qua.
Tê giác là loài động vật có thính giác và khứu giác nhạy bén nhưng thị lực tương đối kém. Tê giác có thể tìm thấy nhau bằng cách lần theo dấu vết mùi hương mà đồng loại của mình để lại trên quãng đường đi. Một con tê giác có thể di chuyển rất nhanh khi bị kích thích. Tốc độ chạy của chúng lên tới 30 dặm một giờ (50km/h). Mặc dù đi với số lượng lớn, nhưng chúng hoạt động rất linh hoạt, có thể nhảy hoặc thay đổi hướng đi một cách nhanh chóng.
Chúng thường sống xung quanh các khu vực có nước và tiêu thụ những thực vật thủy sinh. Những con tê giác này thường đi tìm kiếm thức ăn vào khoảng thời gian có nhiệt độ mát mẻ là buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh sức sống của thời tiết ban trưa. Khi mặt trời lên cao, chúng thường đắm mình hoặc chìm trong nước.
Nhìn chằm chằm vào kẻ thù - Quạ gáy xám phương Tây
Quạ gáy xám phương Tây bảo vệ lãnh thổ bằng cách thể hiện sự khó chịu qua gương mặt của mình. Chúng thích dọa người khác bằng việc nhìn chằm chằm từ đầu tới chân của kẻ thù cho đến khi đối phương chịu rút lui và rời đi. Quạ gáy xám phương Tây cũng là giống chim duy nhất có khả năng đặc biệt này bởi vì một sự thật đó là, vị trí đồng tử mắt của quạ luôn ở chính giữa và không thể liếc đi đâu khác.
Quạ gáy xám phương Tây còn được gọi là quạ gáy xám châu Âu, quạ gáy xám Á - Âu hay đơn giản là quạ gáy xám là một loài chim thuộc chi Coloeus, trước đây được coi là một phần của chi Quạ. Được tìm thấy ở hầu khắp châu Âu, phía đông châu Á và bắc châu Phi, loài chim này là loài hầu như không di trú mặc dù những con chim thuộc loài này sống ở phương bắc và phương đông sẽ di cư xuống phương nam vào mùa đông.
Bầu cử / Bỏ phiếu cho các cá thể khác - Bò rừng Bison
Bò rừng Bison là loài động vật cực kỳ dân chủ. Khi phải đối mặt với những quyết định “lớn” trong đời, chẳng hạn như… hôm nay ăn gì? Các cá thể bò rừng sẽ di chuyển theo bất kỳ hướng nào mà mình thích và cứ khăng khăng đi con đường đó cho đến khi các “thành viên” khác trong đàn chấp thuận và nghe theo.
Bò bison là một là một loài động vật lớn, sống hoang dã và là loài động vật có vú thuộc họ móng guốc chẵn, có kích thước lớn nhất trong các họ trâu bò. Với tên khoa học là Bison, loài vật này từng là linh cữu của Hoa Kỳ. Mang dáng dấp ngoại hình của những gã điên khổng lồ, khi kích thước của chúng khá to và trở nên bành trướng về ngoại cỡ, với chiều cao khoảng 1 mét nhưng chiều dài lên đến 3 mét, cân nặng của những gã khổng lồ này có thể đạt tới 1 tấn và có thể hơn tùy con.
Đặt tên cho nhau - Cá voi
Cá voi là loài động vật sống theo đàn. Vì vậy, chúng phải có những cái “tên” để có thể gọi nhau khi cần thiết. Tuy theo nơi sống mà giọng điệu và cách phát âm của cá voi cũng khác nhau.
Ngoài ra, cá voi được biết đến là loài cá có tiếng kêu to để tụ tập bầy đàn, cá voi đực cũng phát ra những âm vang lớn để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản. Chính vì vậy, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra một hình thức liên lạc "bí mật" giữa cá voi mẹ và cá voi con.
Khi nhận thấy nguy hiểm chúng sẽ "thì thầm" đủ nhỏ để chỉ hai mẹ con biết vì nếu phát tín hiệu quá to chúng sẽ bị kẻ thù phát hiện. Cặp mẹ con cá voi có thể nghe thấy tín hiệu của nhau trong khoảng cách chưa đến 100 mét, đặc biệt trong môi trường nhiều mối nguy hiểm thiếu ánh sáng
Siêu âm - Tarsier
Tarsier hay vượn mắt kính là những loài linh trưởng mũi khô thuộc họ Tarsiidae, họ còn sinh tồn duy nhất trong phân thứ bộ Tarsiiformes. Tất cả các loài của nó còn sống ngày nay đều chỉ được tìm thấy ở các đảo ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei.
Tarsiidae là những sinh vật nhỏ có kích thước tối đa chỉ khoảng 13 cm. Bên cạnh đó, chúng cũng là loài có một đặc tính vô cùng hiếm trong thế giới động vật đó là: Dù thời thế có ra sao thì trong vòng 45 triệu năm qua, Tarsiidae vẫn chưa từng có một lần tiến hóa hay thay đổi một chút nào.
Những cá thể này có thói quen ngồi “tán gẫu” và chúng làm điều này với nhau bằng cách sử dụng sóng âm. Rõ ràng hơn thì loài này có thể phát ra siêu âm trong tần số 70 kHz và có thể lên tới 90 kHz. Mỗi khi bị tách khỏi mẹ, các con non đều phát ra âm thanh chói tai này. Hoặc vào mùa giao phối, Tarsiidae đực cũng kêu tương tự như vậy để gọi bạn tình.