Nhảy là một khả năng thiết yếu giúp loài vật thích nghi sống còn trong môi trường hoang dã và con người luôn thua xa động vật về khoảng này. Trong giới động vật lại có những “tay” nhảy thuộc hàng cự phách về tốc độ, khoảng cách hay độ cao. Dưới đây là những loài động vật có khả năng cao, nhảy xa nhất trong tự nhiên; có loài chỉ quẩn quanh trong sân vườn nhà bạn mà thôi. Cùng Toplist tìm hiểu ngay nhé!
Châu chấu
Chúng có thể nhảy xa gấp 20 lần chiều dài cơ thể, tương tự như việc con người có thể nhảy hết chiều dài 1 sân bóng rổ nhưng điều này điều này chỉ có trong tưởng tượng mà thôi vì con người đâu có khả năng đó.
Châu chấu có các râu gần như luôn luôn ngắn hơn phần thân (đôi khi có nhiều sợi nhỏ), cũng như cơ quan đẻ trứng ngắn. Những loài nào phát ra các âm thanh dễ dàng nghe thấy thì thông thường thực hiện điều này bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng cách bật tanh tách các cánh khi bay. Các màng thính giác, nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất. Các xương đùi sau thông thường dài và to khỏe, thích hợp để nhảy. Nói chung, châu chấu có cánh, nhưng các cánh sau giống như màng trong khi các cánh trước thì dai và không phù hợp để bay. Châu chấu cái thường to hơn châu chấu đực, với cơ quan đẻ trứng ngắn.
Châu chấu cũng dễ bị nhầm lẫn với các loài muỗm trong phân bộ còn lại của Orthoptera là Ensifera (bao gồm các loài dế và muỗm), nhưng chúng khác nhau ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như số các đốt trong râu của chúng và cấu trúc của cơ quan đẻ trứng, cũng như vị trí của màng thính giác và phương thức phát ra âm thanh. Các loài dế, muỗm có các râu có ít nhất 30 đốt, còn các loài châu chấu có ít hơn. Theo quan điểm tiến hóa thì Caelifera và Ensifera tách ra không sớm hơn ranh giới giữa kỷ Permi-kỷ Trias (Zeuner 1939), nghĩa là không sớm hơn 250 triệu năm trước).
Cừu hoang vùng Himalaya
Loài động vật này chỉ tìm thấy trên dãy Himalaya và là một trong những loài vật có kỹ năng nhảy xa tốt nhất, với bộ lông xám xanh, loài cừu này còn có tên gọi blue sheep. Chúng có thể leo núi và nhảy từ các vách đá này sang vách đá khác, từ ngọn đồi này tới ngọn đồi khác để tìm kiếm thức ăn.
Cừu brahal sống ở những khu vực núi cao từ 1.200 đến 1.800 m trên dãy Hymalaya, chúng còn được người Nepal gọi Naur. Cừu brahal có một cặp sừng lớn và màu lông xám xanh giúp chúng hòa mình vào môi trường xung quanh. Đây là chiến thuật tuyệt vời giúp chúng trốn tránh các loài thú săn mồi như báo tuyết. Cừu brahal sống chủ yếu thành từng đàn khoảng 10 con, chúng thích đi lang thang trên những dãy núi cao nơi có nhiều cỏ. Đôi khi chúng còn ăn cả những thảo mộc và cây bụi trên núi cao.
Cừu hoang Hymalaya (danh pháp hai phần: Pseudois nayaur) là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Hodgson mô tả năm 1833. Chúng được tìm thấy ở dãy Himalaya cao của Nepal, Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, và Bhutan. Tên gốc của nó bao gồm bharal, barhal, bharar và bharut bằng tiếng Hindi, na hoặc sna ở Ladakh, Nabo trong tiếng Spitian, Naur ở Nepal và na hoặc gnao ở Bhutan.
Cừu hoang vùng Himalaya có sừng mọc dương lên, đường cong và sau đó hướng về phía sau, phần nào giống như ria mép ngược. Cừu hoang vùng Himalaya là trọng tâm của các đoàn thám hiểm George Schaller và đoàn thám hiểm của Peter Matthiessen tại Nepal năm 1973. Cừu hoang vùng Himalaya là thức ăn chính của báo tuyết.
Ve sầu Froghopper
Chỉ dài 6mm nhưng ve sầu Froghopper có thể phóng mình xa tới 70cm vào không trung. Loài vật đứng thứ 2 trong cuốn sách ghi nhận các kỉ lục của động vật với khả năng nhảy xuất chúng trong giới côn trùng. Ve sầu Froghopper là loại côn trùng này có thể nhảy cao gấp 100 lần chiều dài của chúng và chịu đựng được trên 400 g (gia tốc trọng lực) trong quá trình nhảy. Ve sầu Froghooper được biết đến là loài nhộng hút thực vật và giấu mình vào mùa xuân, chúng hiện tại là nhà vô địch trong vương quốc côn trùng.
Cặp chân của ve sầu Froghopper chúng được cấu tạo bởi một lớp biểu bì cứng và resilin (một loại protein có tính đàn hồi như cao su) do đó 2 chân giống như một cây cung tạo lực nén đủ để đẩy vật gấp 400 lần khối lượng cơ thể chúng. Được cấu tạo từ chất cứng và chất đàn hồi nên chúng không bị tổn thương nếu chúng uốn cong chân trong một thời gian dài. Chúng có thể nhảy tức thì và ngay lập tức mà không sợ bị tổn thương hay kiệt sức.
Phần trên cơ thể phát triển thêm thành những dạng rất đặc biệt giống lá cây, hạt cây, thậm chí giống kiến. Phần phụ đặc biệt này không có ở bất kỳ nhóm côn trùng nào khác. Theo các nhà khoa học, ở thời kỳ đầu tiến hóa, mặt lưng của côn trùng được phủ bởi những phần phụ dạng vây, giúp chúng dễ dàng bơi lội trong nước. Qua 250 triệu năm tiến hóa, côn trùng mới có được hai đôi cánh như hiện nay ở đốt ngực thứ hai và thứ ba. Ở đốt ngực thứ nhất không có đôi cánh nào là do gen hox hoạt động kìm hãm sự mọc cánh. Riêng với ve sầu Froghopper, gen hox vẫn hiện diện nhưng theo các nhà khoa học, nó có thể đã biến đổi nên cánh vẫn mọc tạo nên phần phụ kỳ lạ, được cho là "đôi cánh thứ ba".
Chuột nhảy
Loài chuột này có thể nhảy xa gấp 45 lần chiều dài cơ thể chúng. Chuột nhảy cũng là loài vật nhảy xa nhất trong số những động vật có vú có kích thước tương tự chúng.
Chuột nhảy hai chân là động vật nội nhiệt với hai chân sau rất phát triển trong khi hai chân trước khá nhỏ, và đầu thì rất lớn so với thân hình. Chiều dài của đuôi lớn hơn cả chiều dài thân và đầu cộng lại. Hai bên miệng chúng có túi má là nơi có thể dùng để dự trữ thức ăn. Màu sắc của chuột khá đa dạng, từ màu nâu vàng cho tới xám đậm, tùy theo loài.[1] Kích thước cơ thể cũng khác nhau khá nhiều, với một trong những loài lớn nhất là chuột nhảy hai chân đuôi cờ có chiều dài thân hình lên tới 6 inch và chiều dài đuôi là 8 inch. Cân nặng của chuột trưởng thành chừng 70-170 g. Hiện tượng lưỡng hình giới tính tồn tại trong tất cả các loài của chi này, đại để con đực lớn hơn con cái rất nhiều.
Như cái tên "chuột nhảy hai chân" đã đề cập, chúng đi đứng bằng hai chi sau và có khả năng nhảy tốt. Chuột nhảy hai chân Merriam có thể nhảy một đoạn xa tới 7–8 foot và nhanh chóng đổi hướng khi "hạ cánh". Chuột nhảy hai chân đuôi cờ thì có khả năng chạy rất nhanh nhưng tốn ít năng lượng và giảm thiểu nguy cơ bị thiên địch săn bắt. Chúng cũng có thể chuyển sang trạng thái "hoàn toàn đứng yên" vào ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi.
Chuột nhảy hai chân nhìn chung sống đơn độc và ít khi tồn tại các tổ chức xã hội trong chúng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng tụ tập lại với nhau trong một số trường hợp kiếm ăn. Những tổ chức chuột nhảy hai chân tồn tại dưới dạng quần tụ và bầy đàn. Dường như có sự phân cấp trội diễn ra trong các bầy đàn chuột, tỉ như các con đực có khi đánh nhau để tranh giành các con cái. Chuột nhảy hai chân đực thường hung hăng hơn và tỏ ra trội hơn so với các con cái - những cá thể có xu hướng ít xung đột với nhau hơn và cũng ít hung hăng hơn trong các mối quan hệ. Chính vì vậy mà sự chồng lấp trong phạm vi sinh sống của cá thể cái ít hơn so với cá thể đực. Có vẻ như, tồn tại những mối quan hệ phân cấp trội tuyến tính giữa các con đực nhưng không rõ các mối quan hệ kiểu này có tồn tại ở các con cái hay không.[8] Những cá thể chiến thắng trong các cuộc tranh giành thường là những con hoạt động tích cực nhất.
Bọ chét
Dẫn dầu danh sách chính là loài bọ chét. Bọ chét được mệnh danh là “nhà vô địch nhảy cao nhất thế giới động vật” với khả năng nhảy cao gấp 200 lần chiều dài cơ thể và nhảy xa 150 lần chiều cao cơ thể. Quả là đáng kinh ngạc phải không nào!
Bọ chét hay bù chét là tên gọi thông dụng đối với các loại côn trùng nhỏ không có cánh thuộc bộ Siphonaptera (một số tài liệu khoa học lại dùng tên Aphaniptera hay Suctoria), phân lớp Côn trùng có cánh. Bọ chét là một loài ký sinh trùng sống trên da vật chủ là các loài động vật có vú và chim để hút máu.
Bọ chét là những côn trùng hút máu nhỏ, không cánh (thuộc bộ Siphonaptera) có đặc điểm chuyển động nhảy. Nó chủ yếu hút máu động vật. Những loài quan trọng nhất là bọ chét chuột, bọ chét người và bọ chét mèo. Những vết đốt của chúng dẫn đến tấy rát, khó chịu và mất máu. Bọ chét chuột là vật chủ yếu truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban. Bọ chét mèo là vật truyền sán dây.
Thân hình bọ chét dài từ 1,5-1,6 mm nhưng bọ chét khỏe phi thường. Bọ chét có thể nhảy cao 18 cm; xa 33 cm) - khoảng gấp 200 lần chiều dài thân của chúng, khiến chúng là loài vật nhảy cao và xa nhất trong số các động vật nếu tính theo tỷ lệ độ dài và độ cao chúng nhảy được so với kích thước. Bọ chét có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần. Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực. Bọ chét là tác nhân truyền bệnh dịch và bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.
Nhện nhảy
Với khả năng nhảy một quãng đường dài gấp 100 lần chiều dài cơ thể, nhện nhảy xứng đáng đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách những “vận động viên” nhảy cừ khôi nhất thế giới động vật. Việc này có thể tưởng tượng con người có thể nhảy xa với độ dài của 2 chiếc máy bay dân dụng.
Nhện nhảy thuộc họ Salticidae. Với hơn 4.000 loài đang sinh sống trên toàn cầu, phân bố nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, một số loài thậm chí có thể phát triển mạnh trên dãy Himalaya lạnh giá. Hơn 300 loài sống ở Bắc Mỹ. Loài nhện này thường có màu sắc đậm, con đực nhìn sáng hơn con cái. Nhện nhảy được biết đến với khả năng bật nhảy và phản xạ nhanh chóng của chúng. Những con nhện này có thể nhảy cao gấp 25 lần kích thước của chúng, như vậy đồng nghĩa với việc chúng là những kẻ săn mồi đáng sợ.
Nhện nhảy đặc biệt phong phú trong những đồng cỏ và môi trường thảo nguyên. Nơi chúng săn bắt sâu bướm, sâu cắt lá, sâu kéo màng, giun đất, bọ chét, ruồi và muỗi. Nhện nhảy cũng thường vào nhà do con người vô tính mang chúng vào. Chúng cùng thường xuất hiện ngoài sân, bên trong và xung quanh chuồng trại và nhà ở.
Nhện nhảy có kiểu săn mồi đa dạng. Một số loài sử dụng thuật ngụy trang để trộn lẫn vào môi trường xung quanh. Số khác thì chủ động trèo lên cao để quan sát con mồi. Nếu phát hiện nguy hiểm, chúng sẽ nhanh chóng tẩu thoát bằng khả năng bật nhảy hoăc ngụy trang.
Mặc dù nhện nhảy không phải loài chuyên sử dụng mạng nhện, nhưng chúng cũng sản xuất tơ nhện. Chúng sử dụng tơ để đánh dấu đường hoặc để bảo vệ trứng. Nhện nhảy cũng phóng tơ trong lúc nhảy để kiểm soát độ cao và các bước nhảy của nó.
Thỏ rừng châu Âu
Là một trong những loài vật chạy nhanh nhất thế giới, thỏ rừng còn có khả năng nhảy xa tuyệt vời nhờ đôi chân sau vô cùng khỏe. Khi bị săn đuổi, chúng kết hợp vừa chạy và vừa nhảy với tốc độ 72 km/h.
Thỏ rừng châu Âu (danh pháp hai phần: Lepus europaeus), Còn được gọi là Thỏ nâu, Thỏ rừng phương Đông và Thỏ đồng cỏ phương Đông, là một loài thỏ bản địa miền bắc, trung, và tây Âu và Tây Á. Nó là một loài động vật có vú thích nghi với khí hậu ôn đới, xứ mở. Nó có liên quan đến loài thỏ trông bề ngoài tương tự cùng họ nhưng khác chi. Nó sinh sản trên mặt đất thay vì sinh trong một cái hang và dựa vào tốc độ chạy để thoát khỏi kẻ thù. Bình thường nó là một loài nhút nhát, thỏ rừng thay đổi hành vi của chúng vào mùa xuân, ban ngày có thể nhìn thấy chúng rượt đuổi nhau quanh đồng cỏ.
Trong thời kỳ điên cuồng vào mùa xuân, chúng có thể "đấm bốc", thỏ rừng dùng bàn chân tấn công thỏ khác. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng nó là cuộc tranh đấu giữa các con đực, nhưng các quan sát gần hơn đã tiết lộ thông thường, một con thỏ cái đánh một con thỏ đực để biểu hiện thỏ cái chưa sẵn sàng để giao phối hoặc là một thử nghiệm sự quyết tâm của thỏ đực. Thỏ rừng châu Âu giảm sút ở Trung Âu do thay đổi trong tập quán canh tác. Động vật săn mồi tự nhiên săn bắt thỏ rừng châu Âu gồm có đại bàng vàng, cáo đỏ và sói xám. Thỏ rừng nhỏ hơn có nguồn gốc từ Nam Âu với trước đây xem như thỏ rừng châu Âu nhưng đã được tách ra trong những năm gần đây loài riêng biệt, Lepus castroviejoi ở miền bắc Tây Ban Nha.
Kangaroo đỏ
Đây là loài động vật nhảy nhanh nhất thế giới tự nhiên, chúng có đạt vận tốc lên tới 56 km/h.
Tất cả các loài kangaroo đều có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp. Chúng ngồi trên những đôi chân này và đuôi xù to vững chắc. Nếu kiếm ăn hoặc di chuyển ở tốc độ chậm, chúng dùng tất cả bốn chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển bằng cách nhảy vọt. Đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy. Khi có giao tranh giữa hai con đực, chúng có thể đứng trên đuôi và dùng hai chân sau để tự vệ.
Kangaroo thuộc nhóm động vật mà con của chúng được sinh ra trước khi phát triển đầy đủ, sau đó được mang trong túi. Thông thường, chúng sinh ra mỗi lứa một con. Lúc sinh, chuột con có màu đỏ, chưa có mắt và tai rất nhỏ: dài khoảng 1 inch (2,54 cm), nặng khoảng 0,8 đến 1 gam. Chúng bò đến túi của mẹ để bú rồi ở đó trong khoảng 8 tháng. Sau khi ra ngoài, chúng vẫn phải bú sữa mẹ đến 1 tuổi.
Kangaroo chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Vào những tháng mát trời, chúng có thể kiếm ăn cả ngày. Thức ăn của chúng chủ yếu là nấm, các loài cây, sâu bọ,... Con đực của một số loài trong nhóm Kangaroo có khả năng sinh trưởng liên tục trong suốt cuộc đời. Đây là một khả năng rất đặc biệt trong thế giới động vật được gọi là sinh trưởng vô hạn.
Linh dương Klipspringer
Linh dương Klipspringer (Oreotragus oreotragus) là một loài linh dương nhỏ được tìm thấy ở miền đông và miền nam Châu Phi. Loài này được nhà động vật học người Đức Zimmermann mô tả lần đầu tiên vào năm 1783. Bộ lông của nó có màu vàng xám đến nâu đỏ, hoạt động như một lớp ngụy trang hiệu quả trong môi trường sống nhiều đá của nó. Không giống như hầu hết các loài linh dương khác, linh dương Klipspringer có bộ lông dày và thô với những sợi lông rỗng và giòn. Sừng ngắn và nhọn, thường dài 7,5–9 cm.
Linh dương Klipspringer sống ở vùng đồng bằng và rừng thưa mở rộng ở nhiều vùng châu Phi thuộc phía nam Sahara. Linh dương đầu bò đen có nguồn gốc từ vùng cực nam của lục địa. Phạm vi lịch sử của loài bao gồm Nam Phi, Eswatini và Lesotho, nhưng ở Eswatini và Lesotho, chúng đã bị săn đuổi đến tuyệt chủng vào thế kỷ 19. Hiện nay linh dương đầu bò đã được phục hồi lại tại những nước này và cũng được mở rộng địa bàn sống ở Namibia. Chúng sinh sống ở đồng bằng mở, đồng cỏ và vùng cây bụi Karoo ở cả vùng núi dốc và đồi nhấp nhô thấp ở độ cao từ 1.350 đến 2.150 m. Trong quá khứ, chúng sống tại đồng cỏ cao thuộc khu vực ôn đới trong mùa khô và vùng Karoo khô cằn trong mùa mưa. Tuy nhiên, do kết quả của việc săn bắn trên diện rộng, chúng không còn sống phân bố trên các khu vực là phạm vi lịch sử hay hoạt động di cư, mà hiện tại phần lớn giới hạn ở các trang trại vui chơi và khu bảo tồn.
Linh dương Klipspringer có nguồn gốc từ miền đông và miền nam châu Phi. Phạm vi của loài bao gồm Kenya, Tanzania, Botswana, Zambia, Zimbabwe, Mozambique, Nam Phi, Swaziland và Angola. Loài không còn được tìm thấy ở Malawi nhưng đã được phục hồi lại thành công ở Namibia. Linh dương Klipspringer chủ yếu được tìm thấy ở vùng đồng bằng cỏ thấp giáp với thảo nguyên savana phủ đầy bụi rậm, phát triển mạnh ở những khu vực không quá ẩm ướt cũng không quá khô. Chúng có thể được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau từ khu vực đầy bụi rậm đến rừng thưa ngập nước. Ở Đông Phi, linh dương Klipspringer là loài bị hầu hết thú săn theo đuổi nhất, cả về số lượng và sinh khối. Đó là một đặc điểm đáng chú ý của Vườn quốc gia Serengeti ở Tanzania, Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya và Công viên quốc gia đồng bằng Liuwa ở Zambia.
Ếch cây
Cũng góp mặt trong danh sách những “cao thủ” nhảy cao phải kể đến loài ếch cây. Nó có khả năng nhảy xa gấp 150 lần chiều dài cơ thể, tương đương với việc một người nhảy một quãng đường dài bằng con tàu Titanic.
Hầu hết các loài ếch cây là động vật sống đơn độc, không có các hành vi xã hội, và thường chỉ đến với nhau vào mùa giao phối. Thời điểm giao phối của loài ếch cây thì sẽ những điệp khúc kêu của chúng. Một số loài ếch làm tổ trên cây ở vùng bờ biển, giao phối trên các cành cây bên trên các ao nước hay dòng suối tĩnh lặng. Do có tứ chi rất khoẻ, giữa các ngón có màng da, màng chân lớn, nếp da bên cánh tay rộng nên ếch cây có thể dễ dàng lướt mình từ cây này sang cây khác.
Các khối trứng của chúng tạo thành khối bọt lớn trông như cái kén. Đôi khi khối bọt này khô lại dưới ánh nắng, bảo vệ độ ẩm bên trong. Khi mùa mưa đến, sau 7-9 ngày phát triển, khối bọt chảy nhỏ giọt xuống, thả những con nòng nọc nhỏ xuống dòng sông hoặc cái ao bên dưới.
Có nhiều sở thích giao phối ở loài ếch cây. Một số loài thích giao phối khi thời tiết lạnh, một số thích thời tiết ấm áp hoặc có loài lại chọn để giao phối sau khi trời mưa. Ếch cây cũng có các hệ thống sinh sản khác nhau, phổ biến nhất trong số đó là hệ thống “Lek” - con đực sẽ tranh giành sự chú ý của con cái vào ban đêm, và con cái có quyền thống trị đối với việc lựa chọn bạn tình.
Để thu hút con cái, ếch cây đực sẽ phát ra tiếng kêu mời gọi. Tiếng kêu có thể cho con cái biết được thông tin về giới tính và giống loài của con đực cất tiếng. Đồng thời, đó cũng là thông báo để các con đực khác tránh xa. Sau khi nghe tiếng kêu tán tỉnh, con cái sẽ tiếp cận con đực có lời mời gọi mà nó thích. Lúc này, con đực có thể phải chuyển sang tiếng kêu tán tỉnh dài hơi và ấn tượng hơn tiếng gọi giao phối thông thường trước đó.