Giới động vật có rất nhiều loài thú lớn kỳ lạ sở hữu những kỹ năng phi thường mà chưa từng gặp ở con người. Khả năng tuyệt vời của chúng để tiến hóa và quyết định sự tồn tại của chúng trên trái đất. Các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu những siêu năng lực của các loài động vật để tìm hiểu cách khả năng đó hoạt động, ứng dụng một cách hữu ích có lợi cho con người. Cùng Toplist tìm hiểu thêm những loài động vật sở hữu khả năng đặc biệt đáng kinh ngạc nhất.
Bọ gấu nước - Bất tử
Loài bọ với chiều dài cơ thể không quá 1mm này có khả năng thích nghi cực kỳ mạnh mẽ, chúng có thể phát triển ở rất nhiều loại môi trường khắc nghiệt khác nhau. Bọ gấu nước có thể sống sót trong điều kiện chân không trong 10 ngày liên tiếp và sau đó chỉ cần xúc tác 1 chút là lại khỏe mạnh bình thường. Nhiệt độ âm cũng chỉ là chuyện đơn giản với bọ gấu nước. Chúng vẫn sống trong khi hầu hết các loài động vật khác đã ngừng trao đổi chất và giảm sự thoát hơi nước qua da xuống mức thấp nhất.
Gấu nước (hay tiếng Anh: moss piglets hoặc waterbears) là tên gọi phổ biến của ngành động vật Tardigrada, các sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có tám chân. Gấu nước thuộc về ngành Tardigrada, một phần của siêu ngành Ecdysozoa. Một nhóm cổ xưa, với hóa thạch được tìm thấy cách đây 530 triệu năm trước, vào kỷ Cambri.
Gấu nước còn được gọi là một extremophile, những sinh vật có thể phát triển trong các môi trường khắc nghiệt có thể gây tổn thương cho sự sống khác. Nó có thể chịu được từ nhiệt độ gần độ không tuyệt đối đến trên nhiệt độ sôi của nước, áp lực gấp sáu lần tại điểm sâu nhất của đáy biển, phóng xạ ion hóa gấp hàng trăm lần mức chết người và chân không trong không gian. Nó có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, cả khi cơ thể chỉ còn 3% nước hay ít hơn. Do những khả năng không tưởng trên nên gấu nước được tìm thấy trên toàn thế giới, từ dãy Himalaya (trên 6.000 m), tới đáy biển sâu (dưới 4.000 m), từ vùng cực tới xích đạo.
Mặc dù vài loài sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều phổ biến, cả hai đều có một tuyến sinh dục đơn trên ruột. Gấu nước đẻ trứng, và thường thì thụ tinh ngoài. Số ít loài thụ tinh trong, trong hầu hết trường hợp trứng được để lại để tự phát triển. Trứng nở sau không hơn 14 ngày, với con non đã có đầy đủ số tế bào của con trưởng thành. Sự lớn lên vì vậy là nhờ sự lớn lên của tế bào hơn là phân chia tế bào.
Cá hồi - Có khả năng cảm nhận từ trường của Trái đất
Có khả năng cảm nhận từ trường của Trái đất. Khả năng này giúp loài vật có được bản đồ định hướng hoàn hảo, được ví như sự thay thế hoàn hảo cho định vị GPS ở đại dương tối tăm. Cả cá hồi cũng phải nhờ đến từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư.
Cá hồi là tên chung cho nhiều loài cá thuộc họ Salmonidae. Nhiều loại cá khác cùng họ được gọi là trout (cá hồi); sự khác biệt thường được cho là cá hồi salmon di cư còn cá hồi trout không di cư, nhưng sự phân biệt này không hoàn toàn chính xác. Cá hồi sống dọc các bờ biển tại cả Bắc Đại Tây Dương (các họ di cư Salmo salar) và Thái Bình Dương (khoảng sáu họ của giống Oncorhynchus), và cũng đã từng được đưa tới Hồ lớn ở Bắc Mỹ. Cá hồi được sản xuất nhiều trong ngành nuôi trồng thủy sản ở nhiều nơi trên thế giới.
Về đặc trưng, cá hồi là cá ngược sông để sinh sản: chúng sinh ra tại khu vực nước ngọt, di cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Tuy nhiên, có nhiều con thuộc nhiều loài sống cả đời tại vùng nước ngọt. Truyền thống dân gian cho rằng loài cá này trở về đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng; những cuộc nghiên cứu đã cho thấy điều này là chính xác, và hành động quay lại nơi ra đời này đã được thể hiện phụ thuộc vào ký ức khứu giác.
Ở Tây bắc Thái Bình Dương và Alaska, cá hồi là loài quan trọng, hỗ trợ các dạng sống hoang dã từ chim tới gấu và rái cá. Cơ thể cá hồi đại diện cho sự chuyển tiếp các chất dinh dưỡng từ biển, giàu nitơ, sulfur, carbon và phosphorus, về hệ sinh thái rừng. Gấu xám Bắc Mỹ hoạt động như những kỹ sư sinh thái, bắt cá hồi và mang chúng tới các vùng cây lân cận. Tại đó chúng thải nước tiểu và phân giàu dinh dưỡng và xác bị ăn dở. Đã có ước tính rằng những con gấu để lại tới nửa số cá hồi chúng bắt được trên nền rừng với mật độ có thể lên đến 4,000 kilograms trên 1 hectare, cung cấp tới 24% tổng lượng nitơ có được cho các khu rừng ven sông. Những cây vân sam lên tới 500 m từ một dòng suối nơi gấu xám Bắc Mỹ bắt cá hồi đã được phát hiện có chứa nitơ có nguồn gốc từ cá hồi bị bắt.
Chim Ruồi (Hummingbrids) – Siêu bay lượn
Với một quá trình trao đổi chất vô địch trong các loài động vật trên thế giới, Chim Ruồi có khả năng vỗ cánh lên đến 80 lần/giây, bay tại một thời điểm theo bất kỳ hướng nào, thậm chí có thể lộn ngược. Tim của Chim Ruồi đập 1.260 lần/giây và thậm chí chúng ăn thức ăn với tốc dộ đáng kinh ngạc là 13 lần liếm/giây. Chúng là loài động vật duy nhất có khả năng lơ lửng tại chỗ, điều mà chúng đạt được bằng cách vỗ cánh siêu tốc độ. Chim Ruồi có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 17m/s trong một lần bay để ve vãn và có tốc độ 11m/s trong khi bay thông thường. Khi nghỉ ngơi, Chim Ruồi thở 250 lần/phút.
Ngoài ra, Chim ruồi, một loài chim kỳ lạ, giữ nhiều kỷ lục trong thế giới loài chim như có tốc độ bay nhanh nhất, loài chim duy nhất có thể bay lùi, loài chim nhỏ nhất. Dưới đây là 19 điều thú vị về chim ruồi, mời các bạn khám phá. Chim ruồi là loài chim duy nhất có thể bay lùi do cánh của chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai. Cấu tạo đặc biệt này còn cho phép chim ruồi có thể bay đứng yên một chỗ và giữ cho đầu chim cố định. Chim ruồi nổi tiếng với khả năng vỗ cánh cực kì nhanh với tần suất 70-80 lần/giây. Với chiều dài khoảng 8cm, nặng từ 2 - 20gram, chim ruồi là loài chim nhỏ nhất trên Trái Đất.
Theo các chuyên gia về chim ruồi, loài chim nhỏ bé này có thị giác rất tốt giúp chúng có thể nhìn thấy thức ăn cách xa khoảng 1,3km. Tổ chim ruồi rất nhỏ, có kích thước bằng một quả óc chó Anh. Chim ruồi có khoảng 400 loài, chúng sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, gần đường xích đạo. Não bộ của chim ruồi chỉ to bằng hạt gạo nhưng chúng có trí nhớ siêu hạng khi cần tìm kiếm thức ăn. Chim ruồi có thể nhớ được bông hoa nào chúng đã từng hút mật và thời gian cần thiết để một bông hoa tái tạo lại mật hoa.
Chim ruồi họng đỏ dài khoảng 7-9 cm, nặng khoảng 2,83 gram và có thể di cư hơn 600 dặm (khoảng 965km). Chỉ có chim ruồi họng đỏ đực mới có họng màu đỏ. Khi trưởng thành chim ruồi họng đỏ đực có kích thước nhỏ hơn so với con cái. Chim ruồi cái làm tất cả mọi việc mà không có sự giúp đỡ từ con đực, từ xây tổ, đẻ trứng cho đến chăm con non.
Cá thùng - Loài cá sở hữu tầm nhìn gần như không có điểm mù
Loài cá Macropinna microstomahay còn gọi là cá thùng sở hữu cho mình một chiếc đầu trong suốt “độc nhất vô nhị”. Nhờ có kết cấu đặc biệt này mà đôi mắt, vốn nằm sâu trong hộp sọ của chúng, có một góc nhìn cực kỳ rộng. Khả năng đặc biệt này giúp cá thùng có thể giảm thiểu được tối đa các điểm mù và dễ dàng phát hiện ra mối nguy hiểm cũng như con mồi đang ở gần chúng. Loài cá kỳ lạ này thường sống ở độ sâu 600 - 800m nên rất ít khi được bắt gặp.
Đôi mắt của cá mắt thùng có thể nhìn xuyên qua phần trán trong suốt để quan sát phía trên và tìm kiếm con mồi. Đôi mắt khắc thường này giúp chúng có thể tìm kiếm thức ăn trong bóng tối. Một nghiên cứu công bố năm 2009 cho thấy mắt của loài cá này có thể xoay bên trong màng chắn trong suốt cho phép chúng nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn lên phía trên để quan sát mọi thứ trên đỉnh đầu. Đặc điểm độc đáo này giúp cá mắt thùng có thể theo dõi những thứ đang chui vào trong chiếc miệng nhỏ.
Khi phát hiện ra “con mồi”, đôi mắt của cá mắt thùng sẽ phát ra ánh sáng màu xanh lục, đồng thời đảo lên và bơi đến mục tiêu để bắt.
Các chuyên gia tại MBARI phát hiện, loài cá kỳ lạ này ăn sứa và hai chỗ lõm nhỏ trên mặt chúng thực chất là cơ quan khứu giác, có thể coi là lỗ mũi. Cá mắt thùng có chiều dài tối đa là 15cm. Cá mắt thùng được đánh giá là một trong những loài cá kỳ lạ nhất thế giới. Cho tới ngày nay vẫn còn nhiều điều “bí ẩn” về loài cá dưới biển sâu này chưa được khám phá hết.
Chim Cầm điểu (Lyrebird) – Giả giọng siêu việt
Siêu năng lực của chim Cầm điểu là khả năng bắt chước tuyệt vời một dải âm thanh nào mà nó đã nghe, điều này được sử dụng như một cơ chế tự vệ để đe dọa và trốn khỏi các kẻ thù của mình. Điểm đáng chú ý của loài chim này là nó có thể bắt chước giọng của khoảng 20 loài tại cùng một thời điểm và hót một cách liên tục những bài hát của riêng mình và những giai điệu khác trong một nỗ lực để giữ an toàn. Chim Cẩm điểu là loài bản địa của Australia, được tìm thấy ở dãy Great Dividing Range và những khu rừng nhiệt đới gần biên giới của bang Queensland và New South Wales.
Nhờ hệ thống thanh quản đặc biệt mà chúng có thể bắt chước tiếng kêu của tất cả các loài động vật, kể cả máy cưa, máy chụp hình và tiếng người. Không chỉ có khả năng nhại giọng, loài chim này còn có cách “cua gái” cực đỉnh. Thông thường khi gặp nguy hiểm chúng sẽ kêu rất to – một dạng tín hiệu cảnh báo. Nhưng thực chất đây cũng là cách mà Cầm Điểu đực sử dụng để cưa cẩm con cái. Chúng phát đi tín hiệu giả rồi bay xung quanh để lừa lũ chim cái, bắt chúng tin rằng nơi an toàn nhất lúc đó phải là ở bên chim đực.
Nhà điểu học Anastasia Dalziell từ ĐH Cornell (Mỹ), cho biết việc mô phỏng lại âm thanh báo động này là một phần khá quan trọng để chim đực giao phối được với con cái.Trong giai đoạn tháng 6 – 8/2020, mùa sinh sản của loài vật này, tiếng chim báo động phát ra với mật độ và tần suất nhiều hơn – lên tới 4h mỗi ngày. Thậm chí, âm thanh ấy còn phát ra khi chim đực đang thực hiện điệu nhảy thu hút con cái để giao phối. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tin rằng ngoài việc tán tỉnh và lừa con cái bước vào cuộc yêu, hành vi tạo âm thanh giả của con đực còn giúp quá trình ái ân kéo dài lâu hơn, qua đó làm tăng tỉ lệ thụ thai thành công.
Chim Cầm Điểu có vẻ ngoài nổi bật và gây ấn tượng mạnh bởi chiếc đuôi đẹp và lớn của con trống khi tán tỉnh bạn tình. Chim mái có chiều dài khoảng 74 – 84 cm và chim trống dài khoảng 80 – 98 cm. Chim Cầm Điểu thường làm tổ trong các bụi cây rậm rạp, ăn côn trùng, nhện, giun đất và đôi khi là hạt giống.
Cá cung thủ (Archerfish) – Mũi tên xanh của biển
Loại cá này là một tay bắn tỉa có khả năng bắt giữ mục tiêu cách vài chục cm phía với bề mặt bằng luồng nước phun trí mạng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Cá cung thủ đã tiến hóa miệng theo cách chuyên hóa cao, chúng có thể tạo ra sức mạnh đủ để phun ra luồng nước mạnh tới mức giết được con mồi của chúng. Luồng nước phun của Cá cung thủ chính xác đến mức nó có thể thay đổi tia nước để tối ưu hóa các lực phát ra dựa trên khoảng cách mục tiêu của nó.
Cá cung thủ hay còn được gọi là cá măng rổ, tên khoa học là Toxotidae. Cá măng rổ có kích thước không lớn, chiều dài cơ thể trung bình khoảng 18cm. Loài cá này có đầu nhọn, miệng rộng, thân thon dài và dẹt. Cơ thể của chúng không cân đối với chiếc bụng khá bệ vệ và bộ xương hàm dưới nhô ra phía trước.
Cá cung thủ sống được ở cả môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Tại Việt Nam, cá cung thủ sống ở hạ lưu các con sông lớn đồng bằng Nam Bộ. Cá cung thủ có cấu tạo miệng rất đặc biệt. Những cơ bắp ở xương hàm dưới rất khỏe và hoạt động theo cơ chế giống như cơ bắp ở cánh tay con người khi muốn ném một vật ra xa. Chính cấu tạo này giúp chúng có thể tạo ra những áp lực lớn để bắn “viên đạn nước” về phía con mồi ở cách xa 2m.
Cá cung thủ có thể bắn “viên đạn nước” đi với vận tốc khoảng 3.01m/s. Đặc biệt, vận tốc này chuyển động tăng dần theo thời gian và khi chạm tới mục tiêu thì “viên đạn” đã đạt đến vận tốc 3,27m/s. Vận tốc này đủ để hạ gục các loài côn trùng nhỏ bé, khiến một số loài chim choáng váng và gây cho da người cảm giác đau nhói như bị đâm kim.
Phương pháp săn mồi của cá cung thủ rất tinh vinh. Do ánh sáng bị bẻ cong khi đi từ ngoài không khí xuống nước nên hình ảnh con mồi mà cá cung thủ nhìn thấy từ dưới nước chỉ là ảnh ảo. Loài cá cung thủ biết được điều đó, chúng vẫn xác định chính xác được mục tiêu nhờ khả năng tính toán chính xác khoảng không gian chênh lệch giữa ảnh ảo và vị trí thực của con mồi.
Tôm búa - Nắm đấm thép
Với chiếc càng cứng, to và khả năng ra đòn chớp nhoáng, tôm búa là những sát thủ đáng sợ trong đại dương. Được mệnh danh là "sát thủ đại dương", loài tôm tít nhỏ bé mang tên Peacock Mantis Shrimp (Tôm bọ ngựa) sở hữu một "vũ khí " có khả năng đập nát con mồi một cách thần tốc với lực lớn hơn 1000 lần trọng lượng của chính nó.
Tôm búa (Stomatopoda) - hay tôm tít, tôm tích, tôm thuyền - là nhóm động vật giáp xác bao gồm hơn 400 loài thuộc bộ Tôm chân miệng. Người ta còn gọi chúng là tôm bọ ngựa vì chúng giống tôm và có cặp càng như bọ ngựa. Chúng phân bố tại các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên khắp hành tinh. Chiều dài cơ thể của tôm búa có thể đạt tới 30cm.
Càng là vũ khí lợi hại của tôm búa. Hình dạng của càng giống như chùy. Chúng tấn công mồi bằng cách bung càng thật nhanh và mạnh. Với cua, ốc, hàu, sò và những con mồi có vỏ cứng, chúng dùng càng để đập vỡ vỏ. Con mồi có thể mất mạng ngay sau khi hứng đòn tấn công của tôm búa, song khi chống trả đồng loại, cú giáng của chúng lại không gây tử vong.
Tôm búa vung càng với tốc độ cực nhanh (lên tới 23m/giây) và tạo ra lực 1.500 Newton lực cho mỗi cú đấm. Các nhà khoa học khẳng định, khi tôm búa bung càng, gia tốc của càng tương đương với gia tốc của viên đạn. Tôm búa có một lớp phủ hạt nano đặc biệt chống va đập cho phép hấp thụ và tiêu tán năng lượng.Vì bung càng quá nhanh, tôm búa tạo ra những bong bóng khí trong khoảng không gian giữa càng và mục tiêu. Khi các bong bóng vỡ, chúng tạo nên một lực khá mạnh. Lực này hỗ trợ lực bung của càng khiến cho khả năng diệt mồi tăng đáng kể. Nếu càng không trúng mục tiêu, con mồi vẫn có thể chết bởi lực mà các bong bóng tạo ra khi chúng vỡ.
Nghiên cứu cho thấy sự sắp xếp hình xoắn ốc của các sợi α‐chitin kết hợp với cấu trúc xương cá, có thể làm lệch hướng và thay đổi sự lan truyền vết nứt.
Thằn lằn Green Basilisk - Chạy trên nước
Phân bố chủ yếu ở Trung Mỹ, Green Basilisk Lizard - còn được biết đến như loài thằn lằn có lông vũ hoặc có hai mào – tiến hóa để có thể chạy trên mặt nước mà không bị chìm. Khả năng đáng kinh ngạc này đã làm cho loài động vật này có biệt danh là “The Jesus Christ Lizard” (thằn lằn chúa Jesus). Các nhà khoa học chỉ ra rằng chân của loài đặc biệt, các ngón chân dài và nếp gấp da nhỏ làm tăng diện tích vùng tiếp xúc bề mặt của bước. Điều này cho phép chúng chạy trên nước cho khoảng 5m, giúp chúng trốn thoát khỏi kẻ thù.
Chúng được tìm thấy từ các khu rừng nhiệt đới ở Trung Mỹ khu vực từ miền nam Mexico đến Panama đây thuộc khu vực có mưa nhiều. Chúng sống chủ yếu trên cây và rất ít khi xuống nước nhưng khi gặp mối đe dọa chúng phi từ trên cây xuống nước để chạy trốn, chúng có thể đứng thẳng và sử dụng 2 chân sau để chạy.
Một trong những loài vật có thể đi lại trên nước là thằn lằn Basilisk (hay thằn lằn Chúa). Đây là loài vật sinh sống ở rừng Amazon Trung Mỹ Chúng có khả năng vô cùng đáng kinh ngạc đó là… chạy như bay trên mặt nước. Khi bị kẻ thù truy đuổi, học muốn nhanh chóng di chuyển tới nơi yêu thích, chúng có thể chạy phăng phăng trên mặt nước một cách dễ dàng. Theo các nhà nghiên cứu, vận tốc tối đa của loài thằn lằn này có thể đạt được tới 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h trên mặt nước.
Cơ thể chúng có màu xanh lá cây, đôi mắt màu vàng và những đốm nhỏ màu xanh là cây dọc theo sườn lưng. Chúng có 3 hàng mào ở đỉnh đầu, lưng và đuôi. Con cái ở đầu có mào nhỏ hơn, đây là loài thằn lằn có bản tính hiền lành, nhút nhát.
Chúng là loài thằn lằn không có nọc độc, màu sắc của loài này thay đổi theo môi trường sáng và tối. Khi mới sinh sẽ không có mào (buồm) trên lưng. Ngoài ra đuôi chúng sẽ phát triển từ giời tời 8 tháng tuổi để hình thành nên 2 phần này.
Sứa bất tử
Loài sứa có tên khoa học là Turritopsis Nutricula có thể sống thọ hơn bất kì loại động vật nào khác với tuổi thọ kéo dài đến vô cực. Thật vậy, loài sứa bất tử này có khả năng quay ngược vòng đời của nó từ thời kì đa bào trở lại thành sinh vật đơn bào qua quá trình chuyển dịch hóa. Khi đã có khả năng sinh sản, nếu con sứa trưởng thành cảm thấy chán nản nó có thể kích hoạt quá trình “cãi lão hoàn đồng” để trở lại làm một con sứa nhỏ bé. Tuy nhiên, với kích thước chỉ một vài milimet, những con sứa bất tử thường chết vì trở thành thức ăn cho loài khác hay bị săn bắn.
Sứa bất tử là loài thuỷ tước giống sứa, thuộc ngành Cnidaria, thường được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải hoặc vùng biển Nhật Bản. Nó có hình dạng giống như chuông, với đường kính khoảng 4,5mm. Bức màng của loài sứa này khá mỏng, ngoài trừ một ít phần dày ở trên đỉnh. Dạ dày của chúng tương đối lớn, có màu đỏ tươi. Sứa non có đường kính 1mm và chỉ có 8 xúc tu mọc đều nhau dọc theo mép, trong khi các cá thể trưởng thành có 80-90 xúc tu. Sứa bất tử có thể đảo ngược vòng đời khi bị thương hoặc sắp chết đói. Điều này đồng nghĩa, về mặt lý thuyết, chúng có thể tồn tại mãi mãi.
Khi bị tổn thương về mặt thể chất hoặc gặp căng thẳng vì đói, sứa bất tử trưởng thành sẽ biến chuyển các mô tế bào và hệ tuần hoàn trong cơ thể về lại trạng thái polyp. Vì mất xúc tu và khả năng bơi, polyp lại lắng xuống đáy biển. Trong 24 - 36 giờ tiếp theo, polyp này sẽ phát triển thành một polyp mới, nằm ở giai đoạn đầu của sứa non. Rồi dần dần, polyp này sẽ nở ra thành sứa non. Hiện tượng này được so sánh với vòng đời của một con bướm. Thay vì chết đi, bướm có thể chuyển mình trở lại làm sâu bướm rồi từ trong kén, nó sẽ tung cánh một lần nữa. Quá trình đằng sau việc “cải tử hoàn sinh” của sứa bất tử là quá trình biến đổi phân biệt, cực kỳ hiếm gặp ở các loài động vật.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tế bào trong sứa trưởng thành và tế bào trong polyp là khác nhau. Quá trình sứa trưởng thành co lại thành polyp cho phép nó tự hình thành một cơ thể mới, khác với hình thái ban đầu. Nhưng sứa trưởng thành mới và sứa cũ giống hết nhau về mặt di truyền. Việc đảo ngược vòng đời có thể lặp đi lặp lại. Trong điều kiện môi trường sống hoàn hảo, sứa bất tử sẽ không bao giờ chết vì già yếu.
Mực nang (Cuttlefish) – Kỹ năng thôi miên
Mực nang là một dạng thợ săn đặc biệt vì chúng phát triển một siêu năng lực rất đặc biệt cho phép chúng tạo ra một màn trình diễn ánh sáng để thôi miên con mồi của nó, thường là các loài cá nhỏ, các loài giáp xác. Khi con mồi của Mực nang bị mất kiểm soát, nhìn chằm chằm vào màn trình diễn ánh sáng, thợ săn đợi cho đến khi rút ngắn được khoảng cách với con mồi, chúng sẽ phóng ra hai xúc tu dài để tóm con mồi.
Mực nang có một lớp vỏ bên lớn, con ngươi hình chữ W, tám vòi và 2 xúc tu có các miệng hút có răng cưa để giữ chặt con mồi của chúng. Mực nang có kích thước từ 15 cm (5.9 inch) đến 25 cm (9,8 inch), với loài lớn nhất, Sepia apama, có áo đạt chiều dài 50 cm (20 inch) và nặng hơn 10,5 kg.
Mực nang ăn động vật thân mềm nhỏ, cua, tôm, cá, bạch tuộc, giun và mực nang khác. Động vật ăn thịt mực nang bao gồm cá heo, cá mập, cá, hải cẩu, chim biển và mực nang khác. Tuổi thọ của chúng là khoảng 1-2 năm. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mực nang là một trong những động vật không xương sống thông minh nhất. Mực nang cũng có tỷ lệ kích thước não so với cơ thể thuộc dạng lớn nhất trong số tất cả các động vật không xương sống.
Mực nang là động vật thân mềm thuộc lớp Cephalopoda - cùng lớp với bạch tuộc, mực ống và ốc anh vũ. Đây là loài động vật không xương sống được đánh giá thông minh nhất nhờ sở hữu não có kích thước lớn - như theo các nghiên cứu gần đây cho thấy. Mực nang có 8 cái vòi cùng với 2 xúc tu có nhiều miệng hút hình răng cưa để giúp giữ chặt con mồi được tốt hơn. Con ngươi của mực nang có hình chữ W, còn thân mực nang có hình bầu dục nhưng trông hơi tròn với chiều dài trung bình từ 15 - 25cm. Thịt mực nang dày và trắng.
Bọ hung – Siêu sức mạnh
Chẳng đâu xa lạ, thực ra loài bọ mà chúng ta sắp tìm hiểu sau đây là bọ phân, chúng được biết đến nhờ khả năng đánh hơi “bất khả chiến bại” của mình và có thể xác định phương hướng nhờ quan sát các ngôi sao trong dãy ngân hà.
Ngoài ra, chúng còn có thể ve phân thành những viên bi tròn như mắt mèo. Loài bọ này có một sức mạnh phi thường là có thể nâng được những viên phân nặng gấp 10 lần trọng lượng cơ thể. Đó là đối với những con bọ bình thường, còn con bọ Onthophagus Taurus di chuyển được vật nặng lên đến 1000 lần khối lượng cơ thể. Điều này tương tự như việc con người có thể dễ dàng kéo một chiếc xe tăng Leopard 2A7 67,5 tấn. Chính vì khả năng siêu sức mạnh đã biến loài bọ phân trở thành một trong những động vật mạnh nhất hành tinh xét về tương quan cơ thể.
Cũng giống như cái loài côn trùng khác, cơ thể bọ hung chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu có cặp râu và cái sừng cứng chắc, dùng để tự vệ và phô trương trước bạn khác giới. Ngực gắn sáu cái chân và đôi cánh cứng tựa như chiếc áo chống đạn che kín cả phần trên của ngực và bụng. Thân hình con bọ hung thô thiển, đầu dạng cái mai, chân trước dạng cái xẻng và đầu nhọn hơi cong. Hình dạng thân hình đó hết sức thích hợp cho công việc của chúng và không phải dùng hết sức lực. Loài bọ hung có một sức mạnh phi thường, chúng có khả năng nâng được vật nặng gấp nhiều lần trọng lượng cơ thể của nó. Nếu chúng có kích thước như con người thì việc nâng một chiếc xe tăng chỉ là việc dễ dàng.
Chúng bay đi bay lại là trên mặt đất để tìm đống phân tươi. Khi phát hiện ra một đống phân, chúng liền hạ xuống, lấy đầu tựa như cái xẻng và chân trước xúc phân ướt và đất ướt gộp lại với nhau rồi ve thành viên bi đẩy về phía trước, viên phân càng lăn càng lớn, khi đẩy, thường thì "ông bố" ở phía trước và lấy chân sau đẩy viên phân về phía sau theo kiểu bò lùi lại; "bà mẹ" bám ở phía bên cục phân, để mặc cho "ông bố" đẩy viên phân.
Ốc Chân Giáp - Sống sót sau những đợt nham thạch phun trào
Loài ốc Chân Giáp, một sinh vật hết sức đặc biệt sống dưới đáy đại dương. Để thích nghi với môi trường sống đầy rẫy những đợt phun trào nham thạch (từ các miệng núi lửa dưới lòng đại dương), loài ốc này đã sử dụng chính nguyên tố sắt trong cơ thể mình để tạo nên bộ áo giáp thực sự ở phần chân.
Loài ốc sên chân vảy (tên khoa học: Chrysomallon squamiferum), chúng còn được biết tới với những cái tên khác như ốc sên chân giáp, ốc sên thủy nhiệt. Chúng là loài động vật duy nhất trên Trái Đất đã tiến hóa để có thể kết hợp sắt với lớp áo giáp exoskeleton bảo vệ bên ngoài cơ thể. Lớp áo giáp này của chúng có thành phần chủ yếu là canxi và sunfua sắt, khiến cho vẻ ngoài của chúng lúc nào cũng có ánh kim loại.
Những con ốc sên chân vảy thường sinh sống ở môi trường suối nước nóng dưới biển sâu với áp suất nước và nhiệt, độ axit cao và hàm lượng oxy rất thấp. Chúng lần đầu tiên được phát hiện ở một sườn núi giữa Ấn Độ Dương và sau đó liên tục được tìm thấy ở khi vực Solitaire và Longqi. Tuy chúng sinh sống ở môi trường như vậy, nhưng ngày nay loài động vật này cũng phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và đã được đưa vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa.
Kỳ giông Mexico - Khả năng tái sinh siêu việt
Kỳ giông Mexico hay khủng long sáu sừng là một loài kỳ giông lưu giữ các đặc điểm có được khi còn non đến giai đoạn trưởng thành có họ hàng với kỳ giông hổ. Biệt danh khủng long 6 sừng này, không chỉ có khả năng tái mọc các chi và đuôi, mà còn có thể tái phục hồi cả trái tim và bộ não của chúng. Loài này ban đầu được tìm thấy ở một số hồ, chẳng hạn như Hồ Xochimilco bên dưới Thành phố Mexico. Kỳ giông Mexico khác thường so với các loài lưỡng cư khác ở chỗ chúng đạt đến tuổi trưởng thành mà không trải qua quá trình biến thái. Thay vì phát triển phổi và lên cạn sống, con trưởng thành vẫn sống dưới nước và có mang.
Kỳ giông Mexico hầu như không có răng tiền đình, nếu có sẽ phát triển trong quá trình biến thái. Phương thức kiếm ăn chủ yếu là bằng cách hút, trong đó những chiếc cào của chúng khóa vào nhau để đóng các khe mang. Mang bên ngoài được sử dụng để hô hấp, mặc dù việc lên bề mặt để hớp khí cũng có thể được sử dụng để cung cấp oxy cho phổi của chúng.
Kỳ giông Mexico có bốn gen sắc tố; khi bị đột biến chúng tạo ra các biến thể màu sắc khác nhau. Màu bình thường của các con hoang dã là màu nâu/rám nắng với những đốm vàng và màu ô liu. Bốn màu đột biến là bạch thể (hồng nhạt với mắt đen), bạch tạng (vàng với mắt vàng), axanthic (xám với mắt đen) và melanoid (tất cả đều đen không có lốm đốm vàng hoặc tông màu ô liu). Ngoài ra, có sự khác biệt lớn về kích thước, tần suất và cường độ của đốm vàng và ít nhất một biến thể phát triển hình dạng tròn màu đen và trắng khi trưởng thành.
Do các nhà lai tạo vật nuôi thường xuyên lai tạp các màu khác nhau nên các con là đột biến lặn kép rất phổ biến trong buôn bán vật nuôi, đặc biệt là các con có màu trắng/hồng với mắt hồng là đột biến đồng hợp tử kép cho cả tính trạng bạch tạng và bạch thể. Kỳ giông Mexico cũng có một số khả năng hạn chế trong việc thay đổi màu sắc của chúng để ngụy trang tốt hơn bằng cách thay đổi kích thước và độ dày tương đối của tế bào sắc tố đen/nâu.
Quỷ Tasmania - toàn bộ lượng mỡ của mình ở phần đuôi
Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia). Vào năm 1936, chúng đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng.
Quỷ Tasmania trưởng thành có kích thước bằng một con chó nhỏ với trọng lượng trung bình khoảng 8kg và dài từ 57-65cm. Đáng chú ý, loài động vật có túi này rất hung dữ khi chúng sẵn sàng ăn thịt bất kỳ loài động vật nào mà chúng có thể săn đuổi được. Thậm chí, chúng cũng rất thích “dọn sạch” các xác thối, kể cả xương.
ược biết, thời gian mang thai của quỷ Tasmania kéo dài khoảng 21 ngày và mỗi lần sinh được từ 1-4 con. Giống như các loài động vật có túi khác, quỷ Tasmania mới sinh có trọng lượng rất nhỏ khi mỗi con chỉ nặng khoảng 0.18-0.24 gram và dài khoảng 0,2cm.
Tuy nhiên, quỷ Tasmania là một loài thú có túi phân bố chủ yếu tại Úc. Loài động vật này sở hữu một khả năng mà có lẽ tất cả các chị em phụ nữ phải khao khát! Đó chính là dự trữ gần như toàn bộ lượng mỡ của mình ở phần đuôi. Do đó, dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối.
Chuột chũi Đông Phi (Naked Mole Rat) - Miễn dịch với ung thư
Những nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra loài chuột chũi Đông Phi có thể kháng lại ung thư với quan điểm rằng họ chưa bao giờ phát hiện được một trường hợp nào bị ung thư ở bầy chuột này. Các nhà khoa học tin rằng một chất đường đặc biệt tạo ra và bài tiết là cơ chế ngăn cản ung thư. Chất này được cho là hợp chất cao phân tử Hyaluronan, và đã được phát triển bởi loài này với mục đích duy trì làn da của nó chống lại sự thô nhám khi sống dưới mặt đất.
Chuột có lớp da nhăn nhúm màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm, có xúc giác rất nhạy cảm, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù của chúng. Là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất suốt cuộc đời. Da của chúng không hề có cảm giác gì trước axit hay ớt. Đây là loài động vật có vú máu lạnh duy nhất được biết đến trên trái Đất.
Chuội dũi trụi lông có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả, đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó mà chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não. Một số nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tuổi thọ của loài chuột dũi này phải kể đến nữa là tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng rất thấp, giúp làm giảm quá trình oxy hóa (quá trình phá huỷ tế bào) Chuột tuy rất bé nhỏ nhưng có thể sống lâu tới 26 năm hoặc hơn nữa, và điều đặc biệt nhất là chúng vẫn có thể sinh sản ở tuổi rất già.
Chuột dũi không lông châu Phi có đời sống xã hội phát triển cao, thường quần cư thành từng đàn lớn trong hang nằm sâu dưới mặt đất và nằm chôn mình dưới đất. Lối sống này giống như một số loài côn trùng như ong, mối,... Đầu đàn của chúng là một chuột dũi chúa và chỉ chuột chúa mới có khả năng sinh sản. Dựa vào số lượng đông, đàn chuột dũi có thể bảo vệ tổ trước sự tấn công của những con vật khác, cho phép cả bầy đàn sống an toàn. Bình quân hằng năm, chuột dũi đầu đàn có thể cho ra đời 100 con và cứ duy trì như vậy cho đến năm nó được ít nhất 20 tuổi.