Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 250 - 500 trường hợp ngộ độc thực phẩm với 7.000 - 10.000 nạn nhân - những con số khổng lồ là mối bận tâm của ngành y tế và ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm hạn chế hơn nữa những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần hiểu rõ về những loại thực phẩm nguy hiểm nhất ở nước ta. Hãy cùng Toplist tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cà chua xanh
Cà chua có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa và điều trị bệnh suy nhược, chống nhiễm trùng và cung cấp nhiều vitamin cần thiết. Cà chua có nhiều tác dụng, thế nhưng, chúng ta không nên ăn cà chua khi còn xanh, bởi chúng có chứa tomatidine và solanin với hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc cho cơ thể chúng ta.
Cà chua chưa chín sẽ gây ngộ độc khi chúng tiêu thụ chúng trực tiếp. Các dấu hiệu đầu tiên khi nhiễm độc là khó chịu dạ dày, buồn ngủ, thở nặng, tiêu chảy. Ở người trưởng thành, nếu tiêu thụ khoảng 200 miligram solanine sẽ gặp phải những trường hợp trên. Nếu tiêu thụ cao hơn mức này hệ thần kinh trung ương sẽ tổn thương, gây ra tình trạng chuột rút và tê liệt. Hoặc nếu mức tiêu thụ khoảng 400mg sẽ dẫn đến tử vong.
Hạt điều thô
Trong hạt điều thô (hạt điều sống) có chứa chất độc urushiol - một chất gây hại có trong cây thường xuân, khi ăn phải, chúng ta có thể bị tiêu chảy và ngộ độc nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, nếu lượng urushiol cao thì có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, nếu ăn phải hạt điều thô sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mỗi chúng ta. Vì vậy, để tránh bị ngộ độc hạt điều thô, bạn nên ăn hạt điều đã qua chế biến kĩ.
Hạt điều là một thực phẩm giàu magie với 82,5mg magie trong 28g hạt điều nên sẽ mang đến nhiều lợi ích như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, giữ cho xương và răng khỏe mạnh… Tuy nhiên, nếu bạn hấp thụ quá nhiều magie thì có thể gặp một số rủi ro như tương tác với một số loại thuốc.
Nấm
Nấm là một loại thực phẩm khá quý với con người, nấm thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn rất ngon miệng. Tuy nhiên, nếu ăn phải nấm có độc, nấm hoang không rõ nguồn gốc có thể gây nên những ngộ độc không tốt cho cơ thể của bạn. Nấm độc thường gây nên những triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, suy gan, suy thận trong vòng vài giờ. Để tránh tình trạng bị ngộ độc nấm, chúng ta không nên ăn các loại nấm có màu sắc sặc sỡ và nấm không rõ nguồn gốc, nấm mọc hoang dại.
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong. Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.
Sứa biển
Sứa biển vốn là nguồn lợi thủy sản có giá trị xuất khẩu của nhiều ngư dân và là món ăn ưa thích của người dân trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, nếu không được chế biến đúng cách, sứa biển sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng, bởi sứa sống có chứa nhiều độc tố hay chỉ cần chạm phải sứa cũng có thể gây dị ứng.
Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Độc tố của sứa biển thường có ở các xúc tu, khi xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra các biểu hiện: đau ngực, tím tái, nôn, khó thở hay tụt huyết áp.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây vốn là một món ăn khá quen thuộc, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, khoai tây mọc mầm lại cực kỳ độc hại các bạn nên loại bỏ. Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra do vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai.
Nếu ăn với số lượng ít, các chất solanine và alpha-chaconine có trong khoai tây sẽ gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa như: đau bụng, nôn mửa hay tiêu chảy. Bị ngộ độc nặng hơn có thể gây nên các triệu chứng nặng hơn như: mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt...
Rượu
Ngộ độc rượu là một ngộ độc tương đối nghiêm trọng và đôi khi gây chết người. Ngộ độc rượu có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc rượu ở nước ta đang ngày càng tăng cao do việc sản xuất rượu giả từ cồn, có các hợp chất độc hại là những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mỗi chúng ta.
Hầu hết rượu được xử lý (chuyển hóa) tại gan. Khi uống càng nhiều rượu, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc rượu càng cao. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ em vô tình hoặc cố ý uống các sản phẩm gia dụng có chứa cồn.
Thịt cóc
Thịt cóc vốn là món ăn quen thuộc được nhiều người ưa dùng, thế nhưng, thịt cóc cũng là một loại thực phẩm nguy hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Cóc có thể gây ngộ độc từ trứng, nòng nọc, cóc nhỏ đến cóc trưởng thành. Tuyến độc của nó bao phủ toàn bộ ở da và tuyến mang tai. Độc tố của cóc là một phức hợp gồm các amin và các dẫn xuất steroid. Ăn thịt cóc khi không được chế biến đúng cách sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện: nôn mửa, hạ huyết áp, suy hô hấp, hôn mê, đặc biệt ăn thịt cóc có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân ngộ độc thịt cóc là do ăn phải những cơ quan, bộ phận cóc có độc tố như gan, ruột, trứng, da, chất nhầy (nhựa cóc), mắt và hạch thần kinh dọc hai sống lưng cóc. Hoặc sử dụng thịt cóc không được chế biến đúng cách, làm lây nhiễm độc tố cóc bufotoxin vào trong thịt cóc.
Khoai mì
Khoai mì vốn là nguồn thực phẩm quý báu của chúng ta trong những năm chiến tranh, tuy nhiên, khoai mì lại là một trong những loại thực phẩm nguy hiểm nhất ở nước ta. Trong vỏ củ khoai mì có một loại chất heterozit khi bị thủy phân trong nước sẽ tạo thành acid xyanhydric - một chất độc khá nguy hiểm. Chất độc này gây nên các biểu hiện: rối loạn tiêu hóa, co giật, chóng mặt, ngạt thở, suy hô hấp, cũng có thể tử vong. Vì vậy, để tránh bị ngộ độc, chúng ta nên hạn chế nấu và ăn khoai mì.
Ngộ độc khoai mì thường gặp ở trẻ, do các em tự ý đào củ đem nướng ăn hoặc do người lớn luộc cho, nhưng tất cả đều ăn nhiều vào lúc đói. Khi độc tố vào cơ thể, nó làm tế bào không hấp thụ được ôxy, gây ngạt tế bào khiến bệnh nhân khó thở. Bệnh có thể gây tử vong nếu nạn nhân không được can thiệp đúng cách và kịp thời.
Sò huyết
Sò huyết là món hải sản bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn phải sò huyết không được chế biến đúng cách có thể gây nên những vấn đề xấu cho cơ thể cho bạn, như: viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Đặc biệt nếu mức độ retinol quá cao trong sò huyết còn có thể dẫn đến bị dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ sò huyết bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e. coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc... Bởi vậy, khi dùng sò huyết, bạn cần sử dụng sò huyết chín và được chế biến đúng cách để tránh những tai nạn không mong muốn.
Cá nóc
Cá nóc là một loại thực phẩm nguy hiểm bậc nhất ở nước ta. Độc tố có trong cá nóc chủ yếu là thành phần Tetrodotoxin - đây là độc tố thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể gây ngứa, gây tê liệt cảm giác, gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.
Độc tố này là hợp chất có tính bền với nhiệt, không dễ bị phân hủy trong quá trình nấu chín. Đặc biệt khi mà hiện tại vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu nào cho trường hợp bị ngộ độc cá nóc, vì vậy, chúng ta không nên sử dụng cá nóc như một món ăn chúng ta sử dụng.