Top 6 Lý do tại sao càng uống cà phê càng khiến bạn buồn ngủ trầm trọng

Hầu hết chúng ta không thể đối mặt với một ngày mà không có cà phê buổi sáng, nhưng hóa ra một tách cà phê nóng có thể giúp bạn ngủ ngon nhất. Caffeine là một chất kích thích được cho là giúp bạn tỉnh táo, nhưng nếu bạn cảm thấy uống cà phê khiến bạn muốn chợp mắt thì bạn không cần phải lo lắng. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng cà phê có thể giúp bạn ngủ ngon hơn đấy. Hôm nay, Toplist quyết định chia sẻ những lí do tại sao uống cà phê sẽ khiến bạn buồn ngủ hơn.

Nấm mốc trong cà phê có thể gây mệt mỏi

Nghe có vẻ thô thiển nhưng khi bạn uống phải tách cà phê bị nấm mốc thì rất có khả năng bạn sẽ bị mệt mỏi và buồn ngủ ngay lập tức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các hạt cà phê đều bị nhiễm nấm mốc và độc tố trong chúng có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi. Vậy nên kiểm tra cẩn thận chất lượng cà phê khi uống, để đảm bảo sức khỏe ở mức tối đa nhất.

Nấm mốc trong cà phê có thể gây mệt mỏi
Nấm mốc trong cà phê có thể gây mệt mỏi
Nấm mốc trong cà phê có thể gây mệt mỏi
Nấm mốc trong cà phê có thể gây mệt mỏi

Cà phê của bạn có thể có quá nhiều đường

Một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Neuroscience & Biobehavioral Reviews cho thấy rằng, ăn đồ ăn nhẹ có đường có thể gây mệt mỏi trong vòng chưa đầy một giờ. Nếu bạn uống cà phê được làm ngọt với kem, mật ong, xi-rô hoặc đường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.


Khi cơ thể bạn ăn nhiều đường hơn bình thường, insulin sẽ được sản xuất để bù đắp lượng đường đó. Tuy nhiên, insulin cũng làm giảm đường huyết. Vì vậy, khi lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ cảm thấy thiếu năng lượng và trở nên mệt mỏi. Bạn cũng có thể cảm thấy đói, cáu kỉnh, lo lắng, đổ mồ hôi, chóng mặt hoặc buồn nôn khi đường huyết gặp sự cố.

Cà phê của bạn có thể có quá nhiều đường
Cà phê của bạn có thể có quá nhiều đường

Cà phê làm giảm nồng độ đường huyết của bạn

Nếu bạn thích uống cà phê ngọt với nhiều đường và kem, bạn có thể gặp tình trạng "sugar crash" - mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbonhydrate. Khi cơ thể bạn ăn các loại đường đã qua xử lý, nồng độ đường trong máu của bạn bắt đầu giảm xuống. Kết quả là bạn có thể cảm thấy thiếu năng lượng và mệt mỏi.

Cà phê làm giảm nồng độ đường huyết của bạn
Cà phê làm giảm nồng độ đường huyết của bạn

Đó là bởi vì cà phê là chất lợi tiểu

Cà phê là một chất lợi tiểu nên nó khiến tiểu nhiều gây mất nước. Do đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ trầm trọng khi uống nhiều cafe.


Khi cơ thể mất nước, lượng nước trong máu giảm gây ảnh hưởng đến việc duy trì huyết áp và lưu thông máu, kéo theo ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Bên cạnh đó, các tế bào trong cơ thể mất lượng chất lỏng, ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của chúng, dẫn đến uể oải, chậm chạp. Nếu bạn uống thêm 1 cốc cà phê để chống lại sự uể oải này, nhưng chu kỳ trên lại tiếp tục lặp lại một lần nữa và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.

Đó là bởi vì cà phê là chất lợi tiểu
Đó là bởi vì cà phê là chất lợi tiểu

Bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng khi thức dậy

Uống một tách cà phê trước khi đi ngủ có thể làm tăng mức năng lượng của bạn. Khi bạn cảm thấy buồn ngủ, cơ thể của bạn sản xuất ra adenosine, một chất hóa học giúp thúc đẩy giấc ngủ. Có thể bạn chwua biết, caffeine ngăn không cho não tiếp nhận adenosine. Đó là lý do tại sao uống cà phê trước khi ngủ trưa có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng khi thức dậy

Bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng khi thức dậy
Bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng khi thức dậy

Cơ thể khó tiêu hóa caffeine

Nếu bạn ngủ đủ giấc nhưng uống cà phê vẫn khiến bạn buồn ngủ thì nguyên nhân có thể là do gen trong chính cơ thể bạn. Có, rõ ràng là có những gen đặc biệt quy định mức độ nhạy cảm của hệ thần kinh của bạn với caffeine.


Gen này đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới. Một trong số đó là của Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern ở Mỹ. Các gen được mã hóa CYP1A2, AHR, POR, ABCG2 và CYP2A6 là các gen chịu trách nhiệm tiêu hóa caffeine.


Những người có sự kết hợp hoàn hảo của các gen này có thể tiêu hóa caffeine nhanh hơn. Vì vậy, tác dụng của cà phê được cảm nhận nhanh hơn. Tuy nhiên, cơ thể một số người khó tiêu hóa caffeine nên dù uống cà phê họ vẫn buồn ngủ. Nguyên nhân là do cơ thể chưa tiêu hóa hết caffeine.

Cơ thể khó tiêu hóa caffeine
Cơ thể khó tiêu hóa caffeine

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?