Top 17 Món ăn kinh dị nhất thế giới thách bạn dám thử một lần

Trên thế giới này, cứ mỗi một vùng đất, một dân tộc lại có những nét bản sắc văn hóa riêng độc đáo của nó. Và thứ mà thể hiện rõ nhất nét văn hóa đó chỉ có thể là thức ăn mà thôi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, đúng là chỉ có những món ăn mà chúng ta chỉ nên nghe và nhìn. Còn nếu bạn dám ăn, bạn thành người hùng rồi đấy!

Sannakji (Bạch tuộc sống) – Hàn Quốc

Bạn nghĩ sao nếu mình đang thưởng thức một chú bạch tuộc sống còn đang ngo ngoe những chiếc xúc tu của nó? Có thể bạn cảm thấy sợ nhưng đây lại là món ăn được rất nhiều người Hàn Quốc hoặc du khách nước ngoài ưa chuộng. Những chú bạch tuộc được tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị và phục vụ cho thực khách ngay lập tức.


  • Trong khi ăn, mọi người đều được lưu ý rằng phải nhai ngay trước khi những chiếc xúc tu dính vào vòm họng, điều này sẽ làm cổ họng người ăn bị dính và thậm chí là gây tắc thở, rất nguy hiểm đến tính mạng. Sở dĩ món ăn này được ưa chuộng như vậy chính là bởi sự thú vị của những chiếc xúc tu còn đang ngoe nguẩy, tự động bò xuống cổ họng cùng với hương vị tuyệt vời của bạch tuộc sống.
  • Khi thực khách gọi, đầu bếp mới bắt đầu chuẩn bị món ăn để đảm bảo độ tươi mới. Các tua của bạch tuộc còn ngoe nguẩy sau khi tẩm ướp với các loại gia vị đặc trưng sẽ được đem ra phục vụ ngay lập tức.Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này tại các khu chợ ẩm thực. Chợ hải sản Noryangjin là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất tại Seoul, thường được các du khách rỉ tai nhau ghé thăm khi muốn thưởng thức đặc sản này.
  • Có hai cách phổ biến nhất để thưởng thức Sannakji đó là ăn cả con còn nguyên đầu hoặc thái ra thành từng miếng nhỏ. Tuy nhiên, dù bằng cách nào, bạch tuộc cũng đều bị giết chết trước khi đến tay thực khách. Vậy do đâu mà các xúc tu bạch tuộc vẫn còn ngọ nguậy trên đĩa khiến nhiều người yếu tim phải… khiếp vía?
Sannakji (Bạch tuộc sống) – Hàn Quốc
Sannakji (Bạch tuộc sống) – Hàn Quốc
Sannakji (Bạch tuộc sống) – Hàn Quốc

Bánh quy ong vò vẽ - Nhật Bản

Đừng vội lắc đầu lè lưỡi vì nếu bạn thấy những chiếc bánh quy ong vò vẽ này thì cũng sẽ gật gù vì trông chúng cũng không đến nỗi nào đâu. Bánh quy ong vò vẽ ở Nhật thường được gọi là Jibachi Senbei. Tương tự như các loại bánh cứng khác, Jibachi Senbei thơm mùi bánh nướng, ngọt nhẹ và giòn rụm nhưng ẩn chứa “cơn ác mộng” cho những ai sợ côn trùng tuy nhiên nó lại vô cùng tốt cho sức khỏe vì ong vò vẽ rất giàu protein.


  • Việc sử dụng côn trùng làm món ăn không quá xa lạ với người Nhật. Để có được món bánh quy bắp cày chuẩn vị, người ta cất công tìm kiếm những chú ong đen nhánh trong khu rừng gần thị trấn Omachi. Để bắt được những chú ong đen nhánh, hung dữ và chứa nọc độc không hề đơn giản. Thợ săn ong phải tiến hành đặt bẫy ở gần khu vực chúng sinh sống. Nhiều trường hợp không may có thể bị chúng tấn công dẫn đến tử vong.
  • Những chú ong được làm sạch, sơ chế một lần bằng nước sôi rồi sấy khô nhằm vô hiệu hóa nọc độc trong chúng. Khi bột làm bánh đã sẵn sàng, người ta dùng ong để làm nhân rồi tiến hành nướng ở nhiệt độ cao. Trung bình mỗi chiếc bánh quy có khoảng 5 con ong. Dù vậy, màu đen nhánh của chúng vẫn dễ dàng nổi bật trên nền bánh vàng sậm.
  • Không chỉ độc đáo về nguyên liệu, bánh quy ong bắp cày còn sở hữu hương vị vô cùng hấp dẫn. Những người có cơ hội thưởng thức cho biết món ăn có vị ngọt từ bánh quy, hương vị thơm ngon giống như thịt gà. Đặc biệt, bánh quy bắp cày còn vô cùng giàu dinh dưỡng. Nếu như một miếng thịt đỏ thông thường chỉ chứa 20% protein thì loại côn trùng này chứa tới 80% lượng protein.
Bánh quy ong vò vẽ - Nhật Bản
Bánh quy ong vò vẽ - Nhật Bản
Bánh quy ong vò vẽ - Nhật Bản

Akutaq (kem Eskimo) - Alaska

Người dân bản địa ở Alaska có một loại kem đặc biệt mang tên là Akutaq, hay còn được gọi là kem Eskimo, nhưng đó không phải là là loại kem ngọt thơm mềm mượt như chúng ta đã biết. Thành phần của loại kem đặc biệt này thường là mỡ tuần lộc, mỡ hải cẩu, tuyết rơi mới, quả mọng và cá trên mặt băng. Đây là một món ăn mà người Alaska bản địa đã phải lưu giữ từ hàng ngàn năm qua. Akutaq đã trở thành món ăn truyền thống của người Eskimo trong một thời gian dài và được sử dụng như là một thực phẩm đi đường đặc biệt. Khi thợ săn đi ra ngoài để săn bắn, họ luôn mang theo Akutaq.


  • Akutaq cũng có thể được làm bằng thịt và mỡ nai sừng tấm, mỡ tuần lộc, cá, mỡ hải cẩu, quả mọng và những nguyên liệu vùng Alaska khác. Những người phụ nữ thường làm kem Eskimo sau khi bắt được một con gấu Bắc cực hoặc hải cẩu. Người phụ nữ (bà nội hoặc mẹ của thợ săn) sẽ chuẩn bị món Akutaq và chia sẻ nó với các thành viên trong cộng đồng vào các buổi lễ đặc biệt.
  • Theo truyền thống, món ăn này luôn được xuất hiện trong các đám tang, lễ kỷ niệm của cuộc săn đầu tiên từ một cậu bé hoặc hầu như bất kỳ dịp lễ đặc biệt nào khác. Nó được ăn như một món tráng miệng trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, hay để phết bánh mì.
  • Ngày nay, kem Eskimo thường được làm bằng shortening, thêm đường và nho khô thay vì sử dụng mỡ động vật như trước kia. Khu vực người Alaska sinh sống thường quyết định loại quả mọng nào sẽ được sử dụng và mỗi gia đình thường có công thức Akutaq yêu thích của họ. Một điều thú vị trong xã hội người Eskimo là sự lựa chọn loại quả mọng được sử dụng trong việc làm Akutaq sẽ là một quyết định theo suốt đời. Bạn vẫn có thể ăn kem Eskimo được làm với loại quả khác nhưng nếu bạn bị bắt gặp thì bạn sẽ mất đi địa vị xã hội của mình.
Akutaq (kem Eskimo) - Alaska
Akutaq (kem Eskimo) - Alaska
Akutaq (kem Eskimo) - Alaska

Shiokara – Nhật Bản

Ruột cá và nội tạng lên men Shiokara là một món ăn của người Nhật Bản với nguyên liệu chính là toàn bộ phần nội tạng của các loại cá, bao gồm cả ruột. Chúng được trộn chung với 30% bột gạo và 10% muối rồi sau đó ủ kín trong trong trong vòng 1 tháng.Hiện nay, có rất nhiều người cảm thấy e ngại với ruột cá hoặc cảm thấy khó ăn, cho nên món Shiokara đã thay thế ruột cá bằng các nguyên liệu khác dễ ăn như mực nang, cá sống…


  • Shiokara (Ika no shiokara) là một món ăn được làm từ những miếng hải sản nhỏ, thường là mực ống cắt nhỏ rồi ngâm trong nội tạng của chính nó. Sau đó, người ta sẽ cho thêm muối cùng các thành phần gia vị vào trộn cùng như shichimi (hỗn hợp ớt), wasabi (mù tạt) và một chút bột gạo. Món ăn này sau khi được trộn ướp cùng gia vị xong sẽ cất trong một hũ thủy tinh kín để lên men khoảng 1 tháng là có thể mang ra ăn được. Tuy nhiên, món Shiokara ngon nhất phải là loại được ủ trong khoảng thời gian là 6 tháng.
  • Trong suốt quá trình ủ lên men thì Shiokara sẽ dần dần hòa quyện với các nguyên liệu và thành phẩm sau cùng là một món ăn có màu nâu sền sệt, vừa nhớt, vừa dính. Nhiều người cho rằng, chính vì mùi tanh của mực và cộng thêm cả mùi chua lên men của gia vị trộn cùng khiến cho món ăn này rất "khó ngửi".
  • Khi lấy Shiokara trong hũ ra, người ta sẽ thường bày trong những chiếc bát nhỏ, phục vụ kèm cùng cơm trắng và rượu sake. Ngoài cái mùi tanh nồng đặc trưng thì hương vị của Shiokara lại thiên về vị mặn và hơi cay một chút. Mặc dù thoáng nhìn qua thì nhiều người sẽ cảm thấy món ăn này chẳng có chút gì hấp dẫn. Thế nhưng, khi trộn cùng cơm trắng thì Shiokara lại lan tỏa ra một hương vị rất hấp dẫn.
  • Ngày nay, người Nhật đã coi Shiokara như là một món ăn dinh dưỡng thường được dùng với cơm trắng. Món ăn này trở thành một phần truyền thống không thể thiếu mỗi khi nhắc đến các biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Shiokara – Nhật Bản
Shiokara – Nhật Bản
Shiokara – Nhật Bản

Hákarl (cá mập lên men) – Iceland

Hákarl là một món ăn của Iceland – bị mọi người kinh sợ vì sự kỳ quặc và mùi khai do amoniac gây ra. Sự kinh hãi của mọi người với món ăn này được gây ra bởi nhiều lý do:


  • Đầu tiên là do nguồn gốc của món ăn. Món ăn này được người Iceland chế biến từ thịt cá mập Greenland - một loài cá mập mà thịt của nó rất độc. Trong thịt loài cá này có chứa chất độc oxit trimethylamine, loại chất độc này khi được tiêu hóa có thể phá vỡ thành trimethylamine và gây ra hiện tượng say rượu cực cao.
  • Ngoài nguồn gốc món ăn này còn kinh dị ở các chế biến. Vì thịt cá mập Greenland chứa chất độc nên để loại trừ chất độ người dân Iceland có rất nhiều cách để xử lý như luộc đi luộc lại nhiều lần, sấy khô và một cách được người dân Iceland sử dụng là chôn xuống sỏi hay ngâm vào các thùng có lỗ. Trong thời gian này thịt cá mập bắt đầu thối rữa và các chất độc cũng bị cuốn theo. Thịt cá mập sẽ được treo trong nhà kho tránh ánh sáng mặt trời từ 2 đến 4 tháng và gió sẽ cuốn đi mùi thối của thịt.
  • Món ăn này còn mang lại sự ám ảnh cho người ăn ở mùi vị của nó. Tuy đã được gió thổi bay mùi thối của quá trình thối giữa nhưng trong thịt vẫn có mùi amoniac lồng lặc sẽ xộc lên và làm bỏng mũi bạn khi bạn ngửi. Ngoài món thịt cá mập lên men Iceland còn có một món ăn rất kì lạ khác là Sursadir Hrutspungar -Tinh hoàn cừu ngâm. Món ăn này được chế biến bằng cách lấy tinh hoàn của cừu rồi đóng thành cục rồi ngâm trong axit.
Hákarl (cá mập lên men) – Iceland
Hákarl (cá mập lên men) – Iceland
Hákarl (cá mập lên men) – Iceland

Rết nướng - Trung Quốc

Trung Quốc vốn nổi tiếng với những các món ăn kinh dị như chuột bao tử, trứng nước tiểu, nhện độc, sâu bọ, sao biển chiên…Và một trong số đó phải kể đến món ăn chỉ cần nhìn thôi cũng đủ khiến du khách chạy mất dép. Đó chính là rết nướng.


  • Những con rết còn sống được ngâm trong nước đá để cho chúng bị tê liệt, sau đó để ráo rồi được xiên qua những thanh tre nhỏ, chúng thường xếp chồng chất bên cạnh những bếp than nóng hoặc trải trải trên khay để cho người mua có thể dễ dàng lựa chọn. Khi có người cần mua, người bán sẽ nhanh tay lấy những xiên rết này phết dầu rồi đem nướng hoặc chiên.
  • Thịt rết có vị cay nồng, ăn kèm với chút muối tiêu rắc bên trên. Nó được xem là một món ăn vặt thông thường, có rất nhiều ngưởi mua chỉ vì tò mò không biết mùi vị của thịt rết là như thế nào.
  • Rết nướng là một món ăn nổi tiếng trong các khu phố ẩm thực đêm ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nếu có dịp ghé thăm những khu chợ đêm, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những quán ăn rất độc, lạ nhưng cũng không kém phần kinh dị. Đây được xem là món ăn cực thử thách với du khách và là món khoái khẩu của không ít người dân bản địa.
Rết nướng - Trung Quốc
Rết nướng - Trung Quốc
Rết nướng - Trung Quốc

Nhện Tarantula chiên - Campuchia

Những chú nhện độc lông lá tarantula có thể khiến người đàn ông can đảm nhất cũng phải “khóc thét” khi chạm trán. Thế nhưng, tại Campuchia món ăn này lại là một trong những đặc sản mà bạn không thể bỏ qua. Bắt nguồn từ những năm chiến tranh đói kém và người dân buộc phải tìm kiếm nguồn dinh dưỡng từ những anh bạn lông lá đáng sợ này. Ngày nay, dù rằng đời sống đã có phần khá hơn nhưng món ăn này lại trở thành một đặc sản hiếm có của vùng đất Campuchia.


  • Nhện tarantula được người dân địa phương săn bắt từ các vùng hoang dã, sau đó cho vào hỗn hợp gia vị tẩm ướp gồm bột, đường, muối và nước. Sau khi thấm đều, người ta cho nhện vào một chảo dầu lớn và đảo đều. “Thành quả” đạt được là những chú nhện vàng rộm và giòn giòn.
  • Để “thưởng thức” những chú nhện này bạn sẽ bắt đầu từ phần thân béo mập trước khi thử sức với phần chân lông lá. Hoặc nếu không đủ can đảm để chậm rãi nhấm nháp từng phần, bạn có thể cho nguyên con vào miệng.
  • Một mẹo khác là đừng nhìn vào chú nhện mà bạn sắp ăn (tương tự như khi ăn hột vịt lộn hay bò cạp). Độ giòn và ngọt tự nhiên của thịt nhện sẽ nhanh chóng xua đi cảm giác sợ hãi của bạn.
  • Ngày nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chú nhện độc này như một món ăn đường phố nổi tiếng tại các thành phố du lịch của Campuchia. Hoặc bạn cũng có thể vào các nhà hàng đặc sản của xứ sở này, nơi những chú nhện được chế biến theo nhiều cách hơn và bày biện rực rỡ.
Nhện Tarantula chiên - Campuchia
Nhện Tarantula chiên - Campuchia
Nhện Tarantula chiên - Campuchia

Món sinh tố ếch tươi sống – Peru

Từ nhiều năm nay, người dân tại vùng núi Arequipa, Peru vẫn luôn giữ cho mình thói quen sử dụng sinh tố ếch tươi để duy trì sức khỏe của mình, thậm chí là họ không cần dùng đến các loại thuốc hiện đại. Người dân tại đây tin rằng, cơ thể họ sẽ có sức đề kháng với mọi loại bệnh tật nếu như ăn thịt ếch tươi mặc dù khoa học vẫn chưa chứng minh chính xác điều này.


  • Để làm được một cốc sinh tố ếch tươi đảm bảo đúng chuẩn, những chú ếch phải được bắt từ hồ Titicaca rồi nuôi trong bể kính thật tốt đến khi có khách hàng đến và lựa chọn dùng con nào. Sau khi đã chọn được con ếch ưng ý, người chế biến sẽ lột da chúng, rồi trộn với nhiều loại nguyên liệu khác nhau và cho chúng vào trong máy xay. Các nguyên liệu được họ sử dụng để giảm bớt mùi tanh, giúp cốc sinh tố dễ uống hơn như: rễ cây Aldean, rượu, mật ong và lô hội.
  • Người dân từ vùng núi Andes tin rằng hỗn hợp nước ép từ những con ếch ở hồ Titicaca có khả năng chữa được nhiều căn bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh nó thật sự có tác dụng tốt đối với sức khỏe, thế nhưng người dân nơi đây vẫn có niềm tin mãnh liệt vào những con ếch này.
  • Tại thủ đô Lima, loại sinh tố kinh dị này chỉ bán giới hạn trong một số quán nước giải khát. Người ta sẽ lấy một con ếch trong tủ kính, sau đó đập chết, lột da rồi cho vào máy xay sinh tố. Để không có mùi tanh, người ta đã cho cà rốt, rễ cây macca và mật ong rồi xay nhuyễn. Hỗn hợp sẽ có màu xanh và được uống ngay sau đó. “Sinh tố ếch này rất tốt cho người bị thiếu máu, viêm phế quản, tốt cho xương, não, giảm căng thẳng mệt mỏi, với người lớn nó sẽ hỗ trợ về hô hấp và đôi khi là bệnh lao”. Một khách hàng thường xuyên mua món này cho hay.
  • Những con ếch này thuộc loài Telmatobius, người dân địa phương gọi là ếch nước Titicaca. Loài ếch này được Hội bảo tồn thiên nhiên Thế giới đưa vào danh sách nguy cấp do người ta đánh bắt chúng ngày càng nhiều.
Món sinh tố ếch tươi sống – Peru
Món sinh tố ếch tươi sống – Peru
Món sinh tố ếch tươi sống – Peru

Escargots (Ốc sên nấu chín) - Pháp

Nước Pháp từ lâu đã rất nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới với văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng, ngon miệng và đẹp mắt. Thế nhưng, bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng một trong những món ăn sang chảnh đó lại được làm từ ốc sên - một thực phẩm đồng quê, dân dã ở Việt Nam. Ốc sên Escargot đã xuất hiện cách đây khá lâu trong lịch sử nước Pháp. Khởi nguồn từ vùng Burgundy, hiện nay món ốc sên này hiện diện gần như khắp mọi nơi trên đất Pháp.


  • Con người đã ăn ốc cạn cả nghìn năm. Chúng có ưu điểm là béo, nhiều nước, giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. Ốc cạn từng rất phổ biến trong ẩm thực La Mã cổ, bên cạnh rượu và thịt. Người La Mã đem món này tới các nước như Pháp, Anh và dạy cho dân bản địa cách nuôi ốc, làm mưa nhân tạo cho chúng lớn nhanh.
  • Sau khi thu hoạch từ trại, ốc được chuyển tới các đầu bếp. Họ "rửa ruột" ốc bằng cách cho chúng ăn những loại thảo dược đặc biệt, đồng thời chỉ được uống nước. Công đoạn sơ chế gồm rửa và luộc. Những bước này có thể kéo dài vài ngày để đảm bảo món ăn an toàn khi đến với thực khách. Vỏ ốc cũng được rửa kỹ vì đây là công cụ trang trí món escargot bắt mắt.
  • Ốc sên trông khá ghê trong mắt nhiều người nhưng lại là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời theo đánh giá của các nhà khoa học. Các nghiên cứu đã chỉ ra ốc sên chứa 15% protein và nhưng lượng chất béo vỏn vẹn 2,4%. Ăn ốc sên giúp chữa nhiều bệnh như đau khớp, lưng.
  • Công thức làm escargot còn phụ thuộc vào tay nghề các đầu bếp. Cách cơ bản nhất là nấu với thảo mộc kèm bơ tỏi. Đầu tiên, bạn phải thực hiện đủ các công đoạn tẩy ruột và nấu chín ốc. Bơ thảo mộc là nguyên liệu tối quan trọng, làm từ tỏi, hẹ, rau mùi tây và bơ mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Những con ốc sau đó được nhét lại vào vỏ, nấu cùng bơ thảo mộc trong khoảng 10 phút với nhiệt độ cỡ 160 độ C. Đây là công thức cơ bản của món escargot.
  • Tại các nhà hàng ở Pháp, bạn có thể bắt gặp những biến tấu độc lạ như ốc sên nướng bơ tỏi, spaghetti ốc sên, pizza ốc sên hay ốc sên xào, nấu súp... Escargot thường được dùng làm món khai vị.
Escargots (Ốc sên nấu chín) - Pháp
Escargots (Ốc sên nấu chín) - Pháp
Escargots (Ốc sên nấu chín) - Pháp

Chuột bao tử – Trung Quốc

Đúng như tên gọi của nó, chuột bao tử, những chú chuột con vừa mới lôi ra khỏi bụng mẹ sẽ được thả vào trong một nồi nước nêm sẵn gia vị và nấu lên. Sau đó, mọi người chỉ việc thưởng thức chúng mà thôi. Nghe thì có vẻ hơi đáng sợ, nhưng đây lại là món ăn được người Trung Quốc cũng như rất nhiều du khách ưa chuộng, vì có tin đồn rằng, món ăn này sẽ giúp cải thiện được phong độ giường chiếu của đàn ông.


  • Được tương truyền là bài thuốc quý cho sinh lực nam giới, những con chuột sơ sinh đỏ hỏn còn ấm nóng hơi thở là đặc sản kinh dị xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm ăn món này, có người đã khóc thét lên khi nhìn thấy, cũng có người ngất xỉu bên mâm cơm.
  • Món chuột bao tử sống hay còn gọi là San Zhi Er của Trung Quốc được đánh giá là món ăn kinh dị và tàn bạo nhất thế giới. San Zhi Er còn được biết đến với cái tên "3 tiếng thét". Cái tên nghe vô cùng đáng sợ xuất phát từ nguyên liệu cũng hãi hùng không kém: Những chú chuột con mới sinh. Những con chuột non này trước đó được cho ăn mật ong để thịt chúng trở nên ngọt, sau đó để sống nguyên ngoe nguẩy trên đĩa.
  • Ngoài thứ nguyên liệu chính này còn có các gia vị khác như rau thơm đi kèm nhưng cái quyết định vẫn là nước xốt được chế biến đặc biệt để nhúng những chú chuột trước khi thưởng thức.Sở dĩ món ăn này có tên là "3 tiếng thét" bởi vì người ta cho rằng khi dùng đũa chạm vào những con chuột để gắp chúng lên, chúng sẽ vì hoảng sợ và "thét" lên tiếng thứ nhất. Khi bị nhúng vào bát nước xốt, chúng sẽ "thét" lên tiếng thứ 2. Và tiếng "thét" cuối cùng, thể hiện sự hoảng sợ tột cùng của chú chuột non vừa mới chào đời là khi chúng được đặt vào miệng người ăn.
Chuột bao tử – Trung Quốc
Chuột bao tử – Trung Quốc
Chuột bao tử – Trung Quốc

Mắt cá ngừ - Nhật Bản

Cá ngừ là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và được chế biến ra khá nhiều món ăn phong phú. Tuy nhiên, đối với các loại cá nhỏ thì phần mắt cá trông cũng bình thường và không có gì đáng sợ. Còn đối với con cá ngừ đại dương nặng 40 - 50kg hoặc hơn thì phần mắt khá to, tương đương với quả bóng tennis và thường nặng khoảng 100 - 200gr nên khi mang chế biến món ăn sẽ khiến không ít người "khiếp vía" và buông đũa ngay.


  • Thế nhưng, những con mắt to đen đáng sợ này lại được thế giới công nhận là có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt chúng giàu DHA và Omega 3 - hai loại chất cực kỳ tốt cho não bộ. Do đó, tuy nhìn ghê rợn nhưng nhiều người vẫn lấy can đảm ăn thử để hưởng được nguồn dinh dưỡng quý giá này.
  • Trước những năm 1990 thì người Nhật Bản chưa có thói quen ăn mắt cá ngừ và nó thường được vứt đi như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, kể từ khi người Nhật phát hiện ra mắt cá ngừ có thể giúp trí não thông minh hơn thì họ bắt đầu quan tâm đến món ăn này. Hiện nay ở Nhật Bản, mắt cá ngừ được bày bán khá phổ biến, thậm chí còn được bán đại trà trong các siêu thị lớn nhỏ.
  • Món mắt cá ngừ phổ biến nhất ở Nhật Bản là mắt được đun sôi trong nước có cho gia vị như đường, nước tương, một ít rượu sake. Ngoài ra, đôi khi người Nhật còn chiên, hầm, luộc mắt cá ngừ để thưởng thức.
Mắt cá ngừ - Nhật Bản
Mắt cá ngừ - Nhật Bản
Mắt cá ngừ - Nhật Bản

Surströmming (cá trích lên men) – Thụy Điển

Món ăn này có sức hấp dẫn đến lạ kỳ nếu như bạn đã được thưởng thức 1 miếng, nhưng mùi hương của loại thức ăn này lại vô cùng khó chịu, không phải ai cũng chịu được nếu như bạn không phải là người Thụy Điển chính gốc. Món ăn truyền thống này của người Thụy Điển được làm ra từ cá trích lên lên men ở trong thùng 1 hoặc vài tháng rồi đóng hộp và lại ủ tiếp trong khoảng 1 năm. Để hạn chế mùi hương của nó, đa phần mọi người sẽ ăn món này ở ngoài trời để tránh bị ám mùi trong phòng. Thậm chí, món ăn này còn có một bảo tàng riêng tại đất nước Thụy Điển.


  • Khi không thể tránh được việc cá lên men, bốc mùi người dân địa phương có ý tưởng lấy cá thối làm món ăn và biến nó thành đặc sản nổi tiếng. Surströmming là minh chứng rõ ràng cho thành ngữ là "món ngon của người này là thuốc độc của người kia".
  • Cá trích thường được đánh bắt từ tháng 5, 6, sau đó đem ngâm vào nước muối khoảng một ngày và cắt bỏ phần đầu, rửa sạch. Bước tiếp theo, họ xếp cá vào thùng, rồi đem ra phơi nắng mùa hè và để nguyên tới 24 giờ tiếp thì quá trình lên men sẽ bắt đầu. Các hộp cá để trống từ 2 đến 4 cm ở miệng thùng nhằm tránh tích tụ khí ga bên trong có thể gây nổ.
  • Sau khi phơi, các thùng cá được đem vào phòng chứa lạnh, tốc độ lên men sẽ giảm đi. Trong quá trình này mùi vị ngày càng tăng mạnh và chỉ người có khứu giác nhạy mới có thể xác định thời điểm cá sẵn sàng đóng hộp.
  • Nhiều người ưa thích món cá trích thối và tin rằng cá đóng hộp có thể để được cả năm ở điều kiện 20 độ C. Thực sự, giai đoạn bảo quản món ăn này đã được cải thiện, khi hộp cá phồng lên thì phải được mở ra một cách thận trọng như mở chai champagne.
  • Người Thụy Điển ăn cá trích thối với bánh mì cứng mỏng, khoai tây luộc, hành, cà chua, bơ và sốt. Họ thường ăn kèm món này với bia, hoặc sữa. Một số người Thụy Điển thưởng thức ngay mà không nghĩ tới mùi vị của nó, số khác lại lấy cá ra và nhúng qua soda trước khi ăn. Nên mở lon cá và thưởng thức nó ở ngoài trời do mùi khó chịu mà nó gây ra.
Surströmming (cá trích lên men) – Thụy Điển
Surströmming (cá trích lên men) – Thụy Điển
Surströmming (cá trích lên men) – Thụy Điển

Boodog – Mông Cổ

Một món ăn khác có phần kỳ lạ và hơi kinh dị nữa phải nhắc đến đó chính là món Boodog của đất nước Mông Cổ. Món ăn này mang đến cho du khách những hình ảnh về một quá trình chế biến được coi là rùng rợn nhất trên thế giới. Để làm ra món ăn này, họ sẽ rút xương và ruột của một chú cừu hoặc một con bò thông qua đường cổ họng. Món ăn truyền thống nổi tiếng nhưng lại chứa đựng hình ảnh thật thương cảm và xót xa cho bất cứ du khách nào nhìn thấy chúng.


  • Mặc dù có tên boodog nhưng món ăn không liên quan tới chó ("dog" nghĩa là chó) mà được làm từ dê hoặc marmot - một loài gặm nhấm. Mất khá nhiều thời gian làm boodog, từ khi giết con dê tới lúc mổ ra ăn có thể tới 5 tiếng. Quá trình nấu tốn hơn 2 tiếng nhưng khâu chuẩn bị cũng quan trọng và tốn công.
  • Bước đầu tiên làm món boodog là đập đầu con dê bằng búa đến chết rồi treo nó lên để cắt mở cổ họng nhưng cẩn thận không làm đứt đầu. Sau đó lột da, thịt của con vật từ vết cắt quanh cổ, rút các khớp xương qua đường cổ họng bằng những thao tác rất khéo léo. Đối với chân, các xương ở phần dưới bị tháo khớp và cắt đứt, các lỗ da tại bốn đầu chân được buộc lại bằng dây kim loại. Nội tạng được lấy hết ra và chỉ giữ lại gan, cật để làm sạch.
  • Lớp da thịt của dê sẽ được nhồi thêm muối, ớt bột, tiêu, vài củ hành, khoai tây, gan, cật và đá đã nung nóng trong một tiếng. Đá phải sạch, bề mặt nhẵn và tròn. Những viên đá nhỏ được cho vào phần chân trước, còn các viên lớn đặt vào khoang bụng. Cuối cùng cổ dê được buộc kín bằng dây kim loại rồi đến lớp da thịt được bọc lại như cũ, cả lớp lông ngoài cùng.
  • Khâu kế tiếp người nấu cần đốt lửa lớn để thui hết bộ lông bên ngoài, cạo sạch lớp da. Trong khi đó, phần thịt sẽ chín dần từ bên trong. Do đá nung nóng tạo áp suất và hơi nước bên trong làm thịt chín mềm, nên người nấu phải cắt một lỗ nhỏ trên da để tránh nổ. Thịt sẽ chín khi lỗ thủng nhỏ đó nổi mỡ béo. Khi mổ ra phần nước được đổ ra bát riêng, vì nước chảy từ chất bép của con vật mà thực khách có thể uống. Ngoại trừ những viên đá thì mọi thứ khác đều ăn được.
  • Boodog là món đặc sản của người Mông Cổ, thường được thưởng thức vào mùa đông. Món này rất béo nên đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Mông Cổ, giúp họ chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.
Boodog – Mông Cổ
Boodog – Mông Cổ
Boodog – Mông Cổ

Kiviaq – Greenland

Hải cẩu thối rữa nhồi chim chết Kiviaq là một món ăn đặc trưng của người Inuit sống tại vùng bắc Greenland xa xôi, hẻo lánh. Để làm ra được món ăn này, người ta sẽ đi bắt và giết chết những con hải cẩu và chim biển Kiviaq, người ta sẽ nhét vào trong bụng con hải cẩu khoảng 500 con chim rồi sau đó khâu kín lại và chôn sâu dưới lòng đất khoảng 18 tháng. Sau khoảng thời gian đó, người ta lấy chúng lên, mổ bụng hải cẩu và lấy những chú chim ra và ăn ngay sau khi nhổ bớt lông, thậm chí là xương cũng không cần phải bỏ.


  • Người chế biến phải có một con hải cẩu đã được lọc hết thịt ra tới khi lớp mỡ dày còn lại dưới da. Nó sẽ được khâu lại như một cái túi để nhồi bên trong khoảng 300 - 500 con chim Auk nhỏ. Khi chiếc "túi" đầy, nó lại được khâu lại và những đường khâu được bôi kín mỡ để tránh ruồi bâu. Con hải cẩu nhồi chim chết này được chôn dưới các lớp đất đá từ 3 đến 18 tháng.
  • Vào mùa đông khắc nghiệt, vì băng giá và sự tối tăm, đi săn để lấy thịt tươi là việc gần như không thực hiện được. Trong khoảng thời gian này, những chiếc "túi" đựng thịt lên men được đào lên, mở ra và chim chết bên trong có thể ăn luôn.
  • Nhờ lớp mỡ béo của hải cẩu mà thịt chim được bảo quản kỹ và mềm hơn. Trừ phần lông thì tất cả bộ phận khác của con chim đều có thể ăn được, kể cả xương. Món ăn làm từ các loài chim biển lên men này không phải là đồ ăn dễ tiêu hóa với những người không quen. Kiviaq được xem như một món đặc sản, thường có mặt trong các lễ kỷ niệm như sinh nhật, đám cưới hay lễ hội. Món ăn này là điển hình cho một phương thức bảo quản thực phẩm, giúp con người sống sót trong giai đoạn khó khăn.
  • Dù có dư vị khá ngon, điểm trừ và cũng là điểm đặc biệt khiến nhiều người biết đến Kiviaq là mùi hôi thối nồng nặc. Chỉ những thực khách can đảm mới có thể thưởng thức được món ăn này, còn với người chưa quen thì sẽ buồn nôn ngay khi ngửi thấy mùi của nó.
Kiviaq – Greenland
Kiviaq – Greenland
Kiviaq – Greenland

Pho mát giòi – Ý

Không chỉ nổi tiếng với những ly capuchino đẹp mắt, ngon miệng, đất nước Ý còn làm cho du khách không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng bởi món: pho mát giòi. Đây chính là một món ăn truyền thống của người dân vùng Sardinia, nếu bạn là người yếu tim thì không nên nhìn và tiếp xúc với món ăn này. Được đánh giá là một trong những món ăn đáng sợ nhất thế giới, phô mai Casu Marzu khiến ngay cả du khách can đảm nhất cũng phải rùng mình.


  • Món ăn nổi tiếng này được làm nên bởi pho mát Pecorino nổi tiếng, rồi chiếc phomat này sẽ được để cho lên men bởi loài ruồi Piophila. Khi ăn, thực khách vẫn sẽ nhìn thấy và cảm nhận được những con giòi đang bò lúc nhúc bên trong chiếc pho mát. Trông thì thật sự là ghê rợn nhưng đó lại là món ăn truyền thống của đất nước xinh đẹp này.
  • Là đặc sản của đảo Sardinia ở Italy, món ăn đặc biệt này không chỉ nguy hiểm mà còn bị cấm ở nhiều nước. Đó là Casu Marzu, một loại phô mai cứng từ sữa cừu được để ngoài trời ấm trong 3 tuần, cho tới khi phủ kín ruồi phô mai. Vỏ ngoài thường được cắt để dụ chúng chui vào trong.
  • Sau khi những con ruồi đẻ trứng vào, bánh phô mai được cất trong kho tối và mát để trứng nở. Khi đó, acid trong hệ tiêu hóa của giòi sẽ khiến phô mai cứng trở nên mềm mịn, thậm chí còn hóa lỏng. Dịch tiêu hóa của giòi đem lại cho phô mai hương vị đặc biệt. Ấu trùng của loại ruồi này có màu trắng trong, dài khoảng 8 mm. Khi phô mai đã “chín”, mỗi bánh có khoảng vài nghìn con.
  • Khi đã lên men đủ thời gian, phô mai được cắt thành các miếng nhỏ, ăn kèm bánh mì dẹt và một loại vang đỏ Italy khá mạnh. Chúng có vị như phô mai gorgonzola, thoảng hương tiêu đen và gia vị.
  • Thực khách có thể chọn ăn phô mai với giòi sống hoặc chết bên trong. Nếu muốn thử loại còn sống, bạn cần che miếng phô mai bằng tay khi đưa vào miệng, do giòi có thể nhảy cao tới 15 cm khi bị kích động và bắn vào mắt bạn.
Pho mát giòi – Ý
Pho mát giòi – Ý
Pho mát giòi – Ý

Trứng muỗi rang - Mexico

Trong khi cả thế giới tìm cách diệt muỗi thì người Mexico lại thu lượm trứng của loài côn trùng gây hại và chế biến chúng thành những món ăn kỳ quái khiến ai cũng phải sợ hãi. Trứng muỗi không phải là một nguyên liệu để tạo thành món ăn, đối với người dân nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng tại Mexico, loại nguyên liệu kỳ lạ này lại trở thành một trong những món ăn đặc sản được ưa thích. Trứng muỗi thực sự là một loại nguyên liệu gây sốc với các tín đồ ẩm thực, bởi chỉ nghe tới tên gọi của nó thôi nhiều người đã khiếp vía chứ chưa nói đến việc thưởng thức.


  • Đến với Mexico điều khiến người ta ngạc nhiên không chỉ là những công trình kiến trúc độc đáo cùng nền văn hóa bản địa đậm đà bản sắc, mà ẩm thực nơi đây cũng khiến người ta ấn tượng không kém.. Một trong những trải nghiệm ẩm thực gây sock nhất với nhiều người, khi đến Mexico đó chính là ăn trứng muỗi.
  • Không giống như những nơi khác trên thế giới, chỉ coi muỗi là một loại côn trùng gây bệnh, vô cùng đáng ghét, muỗi ở Mexico mang đến một giá trị vô cùng đặc biệt đó là chúng sản sinh ra những quả trứng ngon lành như cách nghĩ của người Mexico bản địa. Ở các nhà hàng truyền thống của Mexico, trứng muỗi là món ăn không thể thiếu trong thực đơn.
  • Trứng muỗi được dùng làm nguyên liệu của rất nhiều món ăn tại Mexico, và cách chế biến những món ăn từ trứng muỗi cũng vô cùng đa dạng. Vị của trứng muỗi được người ta mô tả là ngọt ngọt, cay cay, hơi chua chua chứ không béo ngậy như trứng kiến. Mặc dù là loại nguyên liệu kỳ lạ, nhưng những món ăn có sử dụng trứng muỗi làm nguyên liệu chính lại có hương vị vô cùng bắt miệng, và được lòng không ít thực khách.
  • Món ăn từ trứng muỗi phổ biến nhất tại Mexico là trứng muỗi hoa cúc, người ta nấu trứng muỗi với hoa cúc, hành tây, bơi và tôm càng nhỏ. Mặc dù các loại nguyên liệu tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng qua bàn tay khéo léo của các đầu bếp, món ăn thành phẩm mang hương vị rất đậm đà, mùi thơm phức vô cùng kích thích. Ngoài chế biến với hoa cúc, trứng muỗi cũng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bánh kếp trứng muỗi, bánh chiên…
Trứng muỗi rang - Mexico
Trứng muỗi rang - Mexico
Trứng muỗi rang - Mexico

Sashimi ếch (ếch sống) – Nhật Bản

Để có món Sashimi ếch ngon, chất lượng cho thực khách, những chú ếch được nuôi dưỡng ngay tại các nhà hàng một cách chuẩn nhất và tốt nhất. Ngay khi có người gọi món, thì những chú ếch mới được bắt ra, lột bỏ đi những phần không ăn được như da ếch, ruột ếch. Phần tim của ếch sẽ được ăn ngay sau khi lấy ra khỏi cơ thể ếch và vẫn còn đập. Tiếp theo, phần thịt ếch sẽ được lọc ra để phục vụ thực khách, phần xương được hầm lên để làm món súp ăn kèm. Điều đặc biệt ở đây là những chú ếch được làm thịt ngay trước mắt người ăn, cho nên nhiều người vì nhìn cảnh tượng này mà ám ảnh và sợ không dám ăn món ăn này.


  • Để làm được một cốc sinh tố ếch tươi đảm bảo đúng chuẩn, những chú ếch phải được bắt từ hồ Titicaca rồi nuôi trong bể kính thật tốt đến khi có khách hàng đến và lựa chọn dùng con nào. Sau khi đã chọn được con ếch ưng ý, người chế biến sẽ lột da chúng, rồi trộn với nhiều loại nguyên liệu khác nhau và cho chúng vào trong máy xay. Các nguyên liệu được họ sử dụng để giảm bớt mùi tanh, giúp cốc sinh tố dễ uống hơn như: rễ cây Aldean, rượu, mật ong và lô hội.
  • Người dân từ vùng núi Andes tin rằng hỗn hợp nước ép từ những con ếch ở hồ Titicaca có khả năng chữa được nhiều căn bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh nó thật sự có tác dụng tốt đối với sức khỏe, thế nhưng người dân nơi đây vẫn có niềm tin mãnh liệt vào những con ếch này.
  • Tại thủ đô Lima, loại sinh tố kinh dị này chỉ bán giới hạn trong một số quán nước giải khát. Người ta sẽ lấy một con ếch trong tủ kính, sau đó đập chết, lột da rồi cho vào máy xay sinh tố. Để không có mùi tanh, người ta đã cho cà rốt, rễ cây macca và mật ong rồi xay nhuyễn. Hỗn hợp sẽ có màu xanh và được uống ngay sau đó. “Sinh tố ếch này rất tốt cho người bị thiếu máu, viêm phế quản, tốt cho xương, não, giảm căng thẳng mệt mỏi, với người lớn nó sẽ hỗ trợ về hô hấp và đôi khi là bệnh lao”. Một khách hàng thường xuyên mua món này cho hay.
  • Những con ếch này thuộc loài Telmatobius, người dân địa phương gọi là ếch nước Titicaca. Loài ếch này được Hội bảo tồn thiên nhiên Thế giới đưa vào danh sách nguy cấp do người ta đánh bắt chúng ngày càng nhiều.
Sashimi ếch (ếch sống) – Nhật Bản
Sashimi ếch (ếch sống) – Nhật Bản
Sashimi ếch (ếch sống) – Nhật Bản

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?