Đi chùa vào các dịp lễ, nhất là vào dịp đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống gắn liền với người Việt ta. Chính vì vậy, thời gian này mọi người thường có những chuyến du xuân đến với chùa, đền, phủ để gửi gắm những ước nguyện để cầu mong những điều may mắn và bình ăn trong cuộc sống.
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc chính là địa điểm đã từng được lựa chọn để làm nơi đăng cai Đại lễ Phật giáo Thế giới Vesak 2019. Theo kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm thì bạn nên đi vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Điện Tam thế (điện Tam Bảo), Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời), Cây cầu huyền thoại là những điểm đặc sắc, nổi bật mà bạn nên dừng chân khi đi lễ chùa Tam Chúc
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Khoảng cách từ Hà Nội: khoảng 60km
- Giờ mở cửa: từ 7 giờ sáng đến tối
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Chùa Tây Thiên)
Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện Tây Thiên thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng. Nơi đây đã hút hồn du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra khi thu lại, chảy quanh co...
Lễ hội Tây Thiên được khai mạc vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội với các hoạt động chính là lễ rước, lễ tế, lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên và nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
- Khoảng cách từ Hà Nội: khoảng 85 km về phía Tây
- Giờ mở cửa: 03:00 – 22:00
Chùa Bái Đính
Đến chùa Bái Đính bạn sẽ được chiêm ngưỡng: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, Hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam,… Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh thoáng mát, nơi lý tưởng cho những chư tôn tăng ni phật tử đến chiêm bái và tụ tập. Nhiều người coi Bái Đính là một địa điểm tâm linh, thắp hương, bái Phật cầu bình an, phát tài.
Lưu ý khi đi chùa Bái Đính, bạn tránh không được dâng lễ mặn, các loại tiền âm phủ, vàng mã lên chánh điện thờ Phật, các loại tiền thật nên quyên góp vào thùng công đức của chùa, không nên để lên bàn thờ Tam Bảo.
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km
- Khoảng cách từ Hà Nội: 95 km
- Giờ mở cửa: 7:00 – 21:00 (ngày thường). Ngày lễ, Tết mở cửa 24/24
- Giá vé: Người lớn 120k/ người; Trẻ em 60k/ người.
Chùa Ba Vàng
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Một số lưu ý khi bạn đi chùa Ba Vàng: khi đến dâng hương ở chùa thì chỉ sắm lễ chay (hương, hoa tươi, trái cây, oản phẩm, xôi chè), không sắm lễ mặn (trâu, dê, lợn, gà, giò, chả,…).
Khi sắm lễ, bạn sắm tiền âm phủ hay vàng mã để lễ Phật tại chùa. Nếu có sắm sửa lễ này thì người hành lễ chỉ đặt ở ban thờ thánh Mẫu, Đức Ông chứ tuyệt đối không đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Không riêng gì tiền âm phủ, ngay cả tiền thật thì Phật tử chỉ nên đặt ở hòm công đức của chùa.
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
- Khoảng cách từ Hà Nội: khoảng 130km
- Giờ mở cửa: 05:00 – 19:00 (ngày thường). Chủ nhật và ngày lễ, Tết mở cửa đến 21h
- Giá vé: Miễn phí
Chùa Hương
Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương đặc biệt là khoảng thời gian là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đây là thời điểm rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương. Khi đi lễ chùa Hương, đồ cúng lễ nên gọn gàng và bạn nên chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
- Giờ mở cửa: mở 24/24
- Giá vé: 130.000 vnđ/người
- Khoảng cách từ Hà Nội: 55 - 65 km
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Đến đây, bạn có thể tham quan các công trình chính của Thiền viện: Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường…Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một thiền phái Phật giáo thuần Việt, do các thiền sơ Việt Nam đã chọn lọc và “Việt Nam hóa” được những tư tưởng cao đẹp từ Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. Thời gian thích hợp nhất đi Thiền viện lễ bái và vãn cảnh là khoảng tháng Giêng hàng năm. Vì đó là mùa lễ hội đầu xuân không khí tươi mới, cảnh vật tràn đầy sức sống, người dân nô nức đi trẩy hội.
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
- Khoảng cách từ Hà Nội: 125km
- Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00
Chùa Phật Tích Bắc Ninh
Trong chùa có bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Đây là điểm nhấn độc đáo mà ai cũng nhớ đến khi nói về chùa Phật Tích. Bạn nên đi vào dịp Lễ hội chùa Phật tích từ mùng 3 đến mùng 5 Tết âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là mùng 4. Từ ngày khai hội, rất đông du khách đã kéo về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an. Chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.
Thông tin tham khảo:
- Địa chỉ: xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
- Khoảng cách từ Hà Nội: 20km về phía Đông
- Giờ mở cửa: 24/24