Top 9 Nhà thờ nổi tiếng Châu Á

Châu Á là quê hương của các tôn giáo phương Đông, xứ sở của những ngôi đền. Tuy đạo Cơ đốc không phải là tôn giáo chính ở khu vực này, nhưng tại đây luôn tồn tại những nhà thờ lộng lẫy và đẹp nhất trên thế giới. Thậm chí chúng còn gây kinh ngạc hơn các nhà thờ ở Châu Âu.

Nhà thờ Myeongdong - Hàn Quốc

Nhà thờ Myeongdong, nằm ở trung tâm thành phố Seoul, vừa là Nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Seoul, vừa là biểu tượng của Giáo hội Công giáo Hàn Quốc.

Đây là nhà thờ Gothic, được xây dựng năm 1892, dưới sự cai trị của Hoàng đế Gojong nhưng được tài trợ bởi Hiệp hội truyền giáo nước ngoài Paris với chi phí 60.000 USD và được cung hiến với Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm bổn mạng. Cơ đốc giáo du nhập vào Hàn Quốc thế kỷ 17, những người theo đạo đã trải qua một thời kỳ rất khó khăn cho đến triều đại Joseon vì Phật giáo là tôn giáo chính của Hàn Quốc thời điểm đó. Nhiều người Công giáo cũng như nhà truyền giáo nước ngoài đã bị giết. Hiện nay 25% đất nước theo đạo Thiên chúa, so với 15% theo đạo Phật. Năm 1900, di tích của các vị tử đạo sau cuộc đàn áp năm 1839 và 1866 đã được chuyển từ chủng viện Yong-San đến Nhà thờ Myeongdong.


Năm 1942, cha xứ người Hàn Quốc Frist, Fr. Rhee Ki-Jun, được bổ nhiệm làm mục sư tại Myeongdong, cùng Giám mục người Hàn Quốc đầu tiên Rho Ki-Nam được nâng lên hàng Giám mục ở đó.Những năm 1970 - 1980, nhà thờ Myeongdong trở thành tâm điểm cho phong trào dân chủ Hàn Quốc, đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng nhân quyền. Điều thú vị nhà thờ Myeongdong là nơi đầu tiên được xây bằng gạch ở Hàn Quốc. Đó là ví dụ hiếm hoi về kiến trúc theo phong cách Gothic tại châu Á. Ở đây, ta sẽ tìm thấy gian giữa hẹp với trần hình vòm cao. Nội thất gồm cửa sổ kính màu hấp dẫn, có các bức tranh ở hai bên gian giữa gần phía trước nhà thờ cũng như hình ảnh của các môn phái phía sau bàn thờ.


Bên ngoài của nó là một thiết kế tinh tế từ các vật liệu gạch khác nhau, mang đến diện mạo đơn giản và khiêm tốn, khác với những nhà thờ được trang trí công phu hơn ở Châu Âu. Hiện nay, nhà thờ Myeongdong vẫn tiếp tục vươn ra cộng đồng toàn cầu bằng công việc cầu nguyện lẫn truyền giáo.

Nhà thờ Myeongdong - Hàn Quốc
Nhà thờ Myeongdong - Hàn Quốc
Nhà thờ Myeongdong - Hàn Quốc
Nhà thờ Myeongdong - Hàn Quốc

Di tích Thánh Paul - Trung Quốc

Di tích Thánh Paul (còn được gọi là Sam Ba Sing Tzik) nằm liền kề với pháo đài Núi nổi tiếng và bảo tàng Ma Cao. Mặt tiền phía trước cùng cầu thang đá lớn là phần còn lại duy nhất của nhà thờ vĩ đại này.

Xây dựng lần đầu tiên năm 1580, nó đã bị hỏa hoạn vào năm 1595 và 1601. Tuy nhiên, công việc tái thiết cũng bắt đầu ngay sau đó. Hoàn thành trở lại năm 1637, nó chính thức là thờ Công giáo lớn nhất Đông Á lúc bấy giờ. Thật không may, một cơn bão dữ dội tấn công Ma Cao năm 1835, kết quả là nhà thờ tiếp tục bốc cháy lần thứ ba. Được làm từ đá granit, mặt tiền kiểu baroque phong phú về trang trí nhưng mang đặc điểm cổ điển của phương Đông. Từ dưới lên, cấu trúc gồm năm tầng. Tầng đầu tiên bao gồm 10 cột Ionic với 3 lối vào. Lối vào ở giữa có khắc chữ “MATER DEI”. Tầng thứ hai thì gồm 10 cột Corinthian với 3 cửa sổ. Ba tầng còn lại được trang trí nhiều nhất, có tượng Đức Maria đứng giữa bậc ba, trong khi tượng Chúa Jesus đứng ở bậc bốn. Các bức tường bao phủ bởi những bức phù điêu cùng nhiều hoa văn khác nhau như quỷ dữ, thiên thần, thập tự giá, một con tàu buồm của Bồ Đào Nha,...


Những con sư tử đá ở hai bên của tầng thứ ba và thứ tư trong Di tích Thánh Paul chính là điểm đặc trưng của Trung Quốc. Ngoài ra còn có các bức phù điêu trong thiết kế hoa cúc, hoa anh đào, cũng như các dòng chữ Trung Quốc. Mặt tiền còn sót lại từ lâu là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông. Di tích Thánh Paul được khôi phục trong các năm 1990, 1995. Bảo tàng Nghệ thuật Thánh cũng được xây dựng vào thời điểm đó.


Ngày nay, tất cả những gì còn lại chỉ là một mặt tiền duy nhất. Hình bóng thấp thoáng vẫn giữ được các yếu tố điêu khắc và đồ đá ban đầu. Điều thú vị nằm ở việc những người theo đạo Cơ đốc lưu vong tại Nhật Bản đã chịu trách nhiệm về những bức chạm khắc pha trộn giữa hình ảnh của Dòng Tên và phương Đông. Hầm mộ nhà thờ là nơi chứa một bộ sưu tập nhỏ các di vật cũng như tác phẩm nghệ thuật tôn giáo.

Di tích Thánh Paul - Trung Quốc
Di tích Thánh Paul - Trung Quốc
Di tích Thánh Paul - Trung Quốc
Di tích Thánh Paul - Trung Quốc

Nhà Thờ Holy Rosary Parish - Philippines

Nhà thờ Holy Rosary Parish là một trong những địa danh lịch sử được ghé thăm nhiều nhất tại Philippines. Nằm ngay trung tâm thành phố Angeles ở Pampanga. Nhà thờ giáo xứ 141 tuổi này còn có tên gọi là “Pisambang Maragul” hay “thành phố lớn”. Nó được Bảo tàng Quốc gia tuyên bố là một trong những tài sản văn hóa quan trọng nhất của đất nước và Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia công nhận là Di tích Lịch sử.


Hình thành trong thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha từ năm 1877 đến năm 1896. Người Philippines chủ yếu xây dựng nhà thờ thông qua hệ thống lao động "polo y servicio" của chính quyền, buộc công nhân phải lao động miễn phí. Nửa đầu của nó hoàn thành ngày 14 tháng 4 năm 1896, trong khi nửa sau bao gồm mái vòm đặc biệt hoàn thành ngày 17 tháng 9 năm 1891.


Sau khi tháp chuông bị phá hủy trong thế chiến thứ hai, chính phủ Philippines đã khôi phục lại cấu trúc với sự giúp đỡ của quân đội Mỹ. Sử dụng các vật liệu có chất lượng cao nhất, mặt ngoài nhà thờ xây dựng từ đá Bedford, còn bên trong làm từ đá vôi Texas. Bàn thờ chính gồm một tán nhung xanh trang trí bằng sa tanh, chân nến từ bạch dương phủ một lớp vàng lá. Chiếc xe ngựa phía trên lối vào chính là hình ảnh chạm khắc phù điêu mô tả Đức Mẹ Mân Côi. Gian giữa được ngăn bằng bức bình phong gỗ và kính lốm đốm. Ngoài việc tham dự thánh lễ và chiêm ngưỡng kiến trúc, ta cũng có thể đi bộ trên những con đường lát đá cuội đã được phục hồi, là nhân chứng cho lịch sử lâu đời tại nơi đây.

Nhà Thờ Holy Rosary Parish - Philippines
Nhà Thờ Holy Rosary Parish - Philippines
Nhà Thờ Holy Rosary Parish - Philippines
Nhà Thờ Holy Rosary Parish - Philippines

Nhà thờ Mộ Thánh - Israel

Nhà thờ Mộ Thánh ở thành phố cổ Jerusalem là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất nơi đây. Tại một thành phố tràn ngập các thánh địa, đối với những người theo đạo Thiên chúa nó chính là nơi linh thiêng vì được cho là chỗ diễn ra cuộc đóng đinh, chôn cất và phục sinh của Chúa Jesus Kito.


Ban đầu nó được xây dựng theo chỉ thị của Hoàng đế La Mã Constantine I - người đã chuyển đổi sang Cơ đốc giáo, đồng thời quyết định xây dựng nhà thờ trên đền thần Vệ nữ. Trong quá trình phá dỡ, một ngôi mộ được tìm thấy, người ta tin rằng đây là mộ của Chúa Jesus. Theo truyền thuyết, một vài năm sau đó, mẹ của Constantine phát hiện ra di tích Thập giá thật. Suốt nhiều năm, Thập giá thật đã bị đánh cắp, sau đó được trả lại. Nhà thờ này chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo, cuối cùng thì bị hư hại do hỏa hoạn. Vào năm 1009, nó bị phá hủy hoàn toàn theo lệnh của Fatimid caliph Al-Hakim bi-Amr Allah. Thế nên, một nhà thờ mới hoàn thành sau đó năm 1048.


Kể từ ấy, nó trở thành địa điểm hành hương quan trọng đối với những người theo đạo Thiên Chúa. Nằm trong một khu đất nhỏ tại phố Cơ đốc của Jerusalem, nhà thờ Mộ Thánh được sử dụng cùng một số cộng đồng Cơ đốc giáo: Công giáo La Mã, Chính thống giáo Hy Lạp, Coptic, Chính thống Syria và Armenia. Nhìn từ bên ngoài, nó có vẻ rất khiêm tốn. Tuy nhiên, ngay khi bước vào ta có thể cảm nhận được ngay sự linh thiêng cũng như ý nghĩa tôn giáo sâu sắc.


Bên trong nhà thờ, điều đầu tiên ở trước mắt là Hòn đá Xức dầu - nơi thi hài Chúa Jesus từng được đặt lên chuẩn bị để chôn cất. Các bậc thang bên phải sẽ dẫn ta đến đồi Canve với sự trang hoàng lộng lẫy - nơi Chúa bị đóng đinh. Ngày nay, nhà thờ Mộ Thánh đã là một địa điểm hành hương nổi tiếng. Nó được những người theo đạo Thiên Chúa và kể cả những người không theo đạo Thiên Chúa từ khắp nơi trên thế giới đến thăm.

Nhà thờ Mộ Thánh - Israel
Nhà thờ Mộ Thánh - Israel
Nhà thờ Mộ Thánh - Israel
Nhà thờ Mộ Thánh - Israel

Vương cung Thánh đường Santa Cruz - Ấn Độ

Một trong những nhà thờ đầu tiên được thành lập ở Ấn Độ bởi người Bồ Đào Nha chính là Vương cung Thánh đường Santa Cruz ở Fort Kochi.

Nằm gần Nhà thờ Thánh Phanxico nổi tiếng, nó đã trở thành nhà thờ chính tòa của Giáo phận Cochin - Giáo phận lâu đời thứ hai ở Ấn Độ. Lịch sử của Vương cung Thánh đường Santa Cruz có từ thế kỷ XVI, bắt đầu với sự xuất hiện của các nhà truyền giáo năm 1500. Công việc xây dựng được tiến hành khi Phó vương người Bồ Đào Nha đầu tiên Dom Francisco de Almeida được Cochin Raja cho phép xây dựng một nhà thờ. Viên đá nền đặt vào ngày 3 tháng 5 năm 1505 (ngày lễ “Phát minh ra Thánh giá”) do đó nó có tên là Santa Cruz. Năm 1558, nhà thờ được nâng lên thành nhà thờ lớn. Khi người Hà Lan lật đổ người Bồ Đào Nha năm 1663, họ đã san bằng tất cả các nhà thờ Công giáo, chỉ để lại nhà thờ Santa Cruz và nhà thờ Thánh Phanxico. Người Hà Lan chuyển đổi nhà thờ để chứa vũ khí, đạn dược của họ. Với sự xuất hiện của người Anh, nhà thờ đã bị phá bỏ. Sau khi trải qua một số cuộc phá dỡ nghiêm trọng và tái xây dựng. Công trình kiến trúc ngày nay đã được thánh hiến ngày 19 tháng 11 năm 1905.


Năm 1984, Giáo hoàng John Paul II chính thức nâng địa vị của Nhà thờ Santa Cruz lên hàng Vương cung Thánh đường vì sự cổ kính, phẩm giá nghệ thuật và tầm quan trọng lịch sử của nó. Lấy cảm hứng từ thiết kế Gothic Ấn-Âu, hiện nay nhà thờ nổi bật với những bức tường quét vôi trắng cùng ngọn tháp cao, những bức tranh bích họa lớn của nghệ sĩ người Ý tên là Fra. Antonia Moscheni mô tả cuộc khổ nạn của Chúa Jesus Kito. Nội thất gây ấn tượng cùng những mái vòm choáng ngợp, bàn thờ uy nghiêm. Bàn thờ chính được trang trí bởi họa sĩ nổi tiếng Cha Antonio Moscheni và đệ tử của ông là De Gama ở Mangalore.


Sự đóng góp của họ vẫn còn sống động trong các cột trang trí bằng các bức bích họa cũng như tranh tường. Bảy bức tranh canvas lớn bao gồm bản tái hiện tuyệt đẹp “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci là một bữa tiệc thực sự cho đôi mắt. Trần nhà trang trí bằng những bức tranh mô tả cảnh từ Via Crucis of Christ. Với vẻ đẹp và sự hùng vĩ không thể bắt chước, Vương cung Thánh đường Santa Cruz đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua ở Pháo đài Kochi.

Vương cung Thánh đường Santa Cruz - Ấn Độ
Vương cung Thánh đường Santa Cruz - Ấn Độ
Vương cung Thánh đường Santa Cruz - Ấn Độ
Vương cung Thánh đường Santa Cruz - Ấn Độ

Nhà thờ Vank - Iran

Nhà thờ Vank là một kiệt tác kiến trúc. Nó bắt đầu vào thời Shah Abbas thứ hai. Kết hợp giữa kiến trúc Iran và Armenia, vì vậy đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng bằng vật liệu bản địa như đất sét, gạch. Đồng thời cũng là một cách để thể hiện nền văn hóa hỗn hợp đã tồn tại trong hơn 400 trăm năm ở Jolfa.


Nằm ở Kelisa Alley-Nazar-e Sharqi, con phố này thuộc về một phần quận Isfahan, Jolfa - Armenia. Năm 1606, nó từng là một phòng cầu nguyện. Sau đó, vào năm 1655 được cải tạo thành Nhà thờ Vank với mái vòm hai lớp cao. Trong khuôn viên còn có một bảo tàng nhỏ trưng bày các đồ tạo tác tôn giáo, bao gồm quyển sách đầu tiên được in ở Iran chứa tài liệu nổi bật về cuộc diệt chủng Armenia mà Đế chế Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) đã tiến hành trong những năm cuối cùng. Các bức bích họa mạ vàng mô tả Cựu ước, Tân ước cùng các vị Thánh trên tường được trang trí công phu. Nhìn kỹ hơn một chút ta sẽ tìm thấy họa tiết hoa Ba Tư ở các đường viền. Nội thất bao phủ bởi những bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ những tác phẩm của các nghệ sĩ người Ý.


Một trong những điểm nổi bật nhất của nhà thờ này là bức tranh tường Thiên đường và Địa ngục. Cả quần thể bao gồm tháp chuông xây dựng năm 1702, nhà in ấn do Tổng giám mục Khachatour Kesaratsi thành lập năm 1636, thư viện chứa 25.000 quyển sách thành lập năm 1884 và một bảo tàng mở cửa năm 1905. Sân nhà thờ tồn tại một tấm bia tưởng niệm được dựng lên để tưởng nhớ 1,5 triệu người Armenia bị thảm sát năm 1915. Một số người Armenia nổi tiếng, Tổng giám mục cũng như các sứ thần châu Âu qua đời ở Isfahan đã an nghỉ trong sân của nhà thờ. Sự kết hợp giữa kiến trúc Thiên chúa giáo Ba Tư và Armenia chính là nét độc đáo của khu vực này trên thế giới.

Nhà thờ Vank - Iran
Nhà thờ Vank - Iran
Nhà thờ Vank - Iran
Nhà thờ Vank - Iran

Nhà Thờ Đức Bà - Việt Nam

Nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn hoặc Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là một biểu tượng lớn và là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở nơi đây.

Nhà thờ lâu đời này không chỉ thu hút các tín đồ Công giáo mà còn cả du khách cũng như người dân địa phương theo những tôn giáo khác bởi không khí linh thiêng cùng vẻ đẹp kiến trúc tráng lệ. Được thiết kế vào những năm 1870 bởi kiến trúc sư người Pháp J.Bourad. Trước đó, nó từng đứng trên một địa điểm khác, đã bị mối mọt làm hư hại nghiêm trọng và những người theo chủ nghĩa Thực dân Pháp thời điểm ấy rõ ràng muốn phải thay thế vào một thứ gì đó thật đặc biệt. Tất cả các vật liệu xây dựng nhà thờ đều có nguồn gốc từ Pháp, bao gồm gạch đỏ tươi từ Marseille vẫn giữ được màu sắc rực rỡ cho đến ngày nay. Viên đá đầu tiên được đặt vào năm 1877, phải mất gần ba năm để xây dựng.


Lễ ban phước và hoàn thành tổ chức vào chủ nhật Phục sinh tháng 4 năm 1880. Vì kinh phí xây dựng của người Pháp nên ban đầu nó có tên là Nhà thờ Chính tòa. Tháp chuông nổi bật cao đến 58 mét đã không được thêm vào cho đến năm 1895. Những cây thánh giá trên đỉnh cao thêm 3,5m và nặng khoảng 600kg. Đây chính là công trình kiến trúc cao nhất ở trung tâm thành phố lúc bấy giờ.


May mắn thay, nền móng của nhà thờ thực sự được thiết kế để có thể chứa được trọng lượng gấp 10 lần cấu trúc. Ngay phía trước là một quảng trường với bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình (Regina Pacis) uy nghiêm đặt giữa những luống vườn được chăm sóc cẩn thận. Bức tượng làm từ đá granit ở Rome, được chuyển đi năm 1959. Sau khi vào vị trí, nhà thờ chính thức được đổi tên thành Nhà thờ Đức Bà. Năm 1962, Đức Giáo Hoàng John XXIII đã xức dầu cho nhà thờ và phong làm Vương Cung Thánh Đường. Chính thức đổi tên cho nó thành Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn.

Nhà Thờ Đức Bà - Việt Nam
Nhà Thờ Đức Bà - Việt Nam
Nhà Thờ Đức Bà - Việt Nam
Nhà Thờ Đức Bà - Việt Nam

Nhà thờ Assumption - Thái Lan

Nhà thờ Assumption là nhà thờ Công giáo La Mã chính của Thái Lan. Nó nằm ở quận Bang Rak tại Bangkok cùng với ngôi trường cùng tên - Cao đẳng Assumption. Từng được Giáo hoàng John Paul II viếng thăm trong chuyến công du đến Thái Lan năm 1984.


Việc xây dựng nhà thờ Assumption được khởi xướng bởi Phái bộ Siam, do Giám mục Florens lãnh đạo năm 1820. Mảnh đất của nó mua từ tiền quyên góp đề xuất xây dựng nhà thờ để tôn vinh Đức Maria. Một nhà thờ kiểu Thái truyền thống chính thức hoàn thành một năm sau đó và đã phục vụ cộng đồng Công giáo trong khu vực.


Năm 1909, Nhà thờ Assumption trải qua một cuộc đại tái thiết để phù hợp với cộng đồng Công giáo lớn hơn. Phiên bản mới của nó được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp, xây dựng bằng các vật liệu địa phương, trong khi đá cẩm thạch cùng kính màu được đặt hàng từ Ý và Pháp để trang trí nội thất. Công trình phải mất 9 năm để hoàn thành. Nhà thờ mới thánh hiến ngày 15 tháng 8 năm 1919 bởi Giám mục Rene Perros. Chiến tranh thế giới thứ hai khiến nó bị hư hại nặng, các cửa sổ kính màu ban đầu xung quanh đều bị phá hủy.


Hiện nay, các cửa sổ kính màu mới đều được thay thế và nhà thờ cũng đã được cải tạo. Nằm “ẩn mình” trong sân trường Đại học Assumption, với lối vào nhà thờ chính quay về hướng Tây theo hướng sông Chao Phraya. Nó được thiết kế theo kiến trúc Romanesque. Các đặc điểm bao gồm trụ cột, mái vòm hình bán nguyệt, trụ cầu và cột, tất cả sự kết hợp này tạo nên cảm giác yên bình. Hầu hết mọi người đều không biết có một hầm mộ nằm bên dưới khu bảo tồn, lưu giữ hài cốt của các Giám mục cũng như các nhà truyền giáo.


Nhà thờ Assumption được coi là nhà thờ công giáo lớn nhất, trang nhã nhất ở Thái Lan. Mặc dù người theo đạo Công giáo ở đất nước này chỉ chiếm 2% tổng dân số, nhưng nhà thờ vẫn thường xuyên tổ chức các thánh lễ, sự kiện tôn giáo quan trọng hàng năm như lễ Giáng Sinh, lễ Phục sinh.

Nhà thờ Assumption - Thái Lan
Nhà thờ Assumption - Thái Lan
Nhà thờ Assumption - Thái Lan
Nhà thờ Assumption - Thái Lan

Nhà thờ tưởng niệm Thánh Moses - Jordan

Núi Nebo được biết đến là một trong những địa điểm nổi tiếng hàng đầu trong Kinh Thánh - nơi có nhà thờ tưởng niệm Thánh Moses.


Nằm cách thủ đô Amman 40km về phía nam, nơi đây được mô tả như một bức tranh toàn cảnh về Thánh địa. Nhà thờ xây dựng như một đài tưởng niệm, vì người ta tin rằng Moses đã đứng tại chỗ này cùng với dân Israel, chỉ tay về miền đất hứa. Truyền thống Cơ đốc giáo cũng nói về việc ông đã được chôn cất tại đây, mặc dù nó chưa bao giờ được ghi lại rõ ràng. Ta có thể tìm thấy tác phẩm điêu khắc chữ thập ngoằn ngoèo mô tả cây gậy của Moses - một tượng đài trong Kinh thánh, kỷ niệm chuyến thăm của Giáo hoàng John Paul II vào năm 2000.


Bên trong nhà thờ, các bức tranh khảm từ thế kỷ thứ 5 vẫn còn tồn tại trên tầng. Những người hành hương đổ xô đến núi Nebo thời đó, đã để lại tường thuật sống động về chuyến đi, vì vậy giúp các nhà khảo cổ xác định khu bảo tồn này. Mùa hè năm 1933, các cuộc khai quật tại Syagha - một trong những đỉnh cao nhất ở đây triển khai dưới sự chỉ đạo của các Giáo phụ Dòng Phanxico Jerusalem. Họ bắt đầu từ trên núi với sự giúp đỡ của người dân địa phương, đó là những gì còn lại của nhà thờ đã có từ trước cùng những tấm gạch khảm. Mô tả trên gạch chính là hình ảnh của cuộc sống hàng ngày, động vật, săn bắn, cây ô liu, lá nho cũng như cây sự sống. Ba chiến dịch khảo cổ dài trước đây dẫn đến việc phát hiện ra Vương cung Thánh đường cùng một tu viện lớn, tiếp tục mở rộng qua thế kỷ thứ 6.


Nhà thờ đầu tiên trên núi Nebo được xây dựng vào nửa sau thế kỷ thứ 4 để tưởng nhớ nơi qua đời của Moses. Người ta đã tìm thấy 6 ngôi mộ khoét rỗng từ đá tự nhiên bên dưới sàn nhà thờ. Trong khu vực hiện tại, ta có thể thấy tàn tích của sàn khảm từ các thời kỳ khác nhau.

Nhà thờ tưởng niệm Thánh Moses trên núi Nebo - Jordan
Nhà thờ tưởng niệm Thánh Moses trên núi Nebo - Jordan
Nhà thờ tưởng niệm Thánh Moses - Jordan
Nhà thờ tưởng niệm Thánh Moses - Jordan

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?