Top 12 Phong tục đám cưới kì lạ nhất trên thế giới

Kết hôn là việc trọng đại của đời người, gắn kết hai con người lại làm một. Đây là một sự kiện ý nghĩa với mọi cặp đôi yêu nhau, nó xác lập chắc chắn mối quan hệ giữa hai bên. Và để kỉ niệm ngày quan trọng hạnh phúc này, mỗi quốc gia, vùng miền có những phong tục, tục lệ riêng để đánh dấu sự kiện này.

Khóc than thảm thiết

Đối với nhiều cô dâu, việc chuẩn bị cho ngày cưới có thể sẽ khiến cho họ cảm thấy vô cùng buồn bã. Tuy nhiên đối với những cô dâu đến từ tộc người Tujia ở Trung Quốc thì cảm xúc còn mãnh liệt hơn rất nhiều lần.


Bắt đầu từ một tháng trước khi đám cưới, mỗi ngày cô dâu sẽ khóc than trong suốt một tiếng đồng hồ. Mười ngày đầu tiên, mẹ của cô dâu sẽ khóc cùng cô.


10 ngày tiếp theo, cả bà ngoại của cô dâu cũng sẽ tham gia khóc lóc thảm thiết. Và đến 10 ngày cuối cùng là tất cả những người phụ nữ trong họ hàng bên cô dâu đều sẽ than khóc đến ngập trời.


Trong văn hóa của người Yugur, Trung Quốc, chú rể sẽ phải bắn cô dâu bằng ba mũi tên không có đầu nhọn. Sau đó chú rể sẽ nhặt lại các mũi tên này và bẻ gãy chúng.

Người dân tin rằng điều này sẽ giúp cho đôi vợ chồng yêu nhau mãi mãi. và phá vỡ chúng, do đó đảm bảo rằng họ sẽ yêu nhau mãi mãi.

Tại một số vùng hẻo lánh của đất nước này thì cô dâu sẽ buộc phải cạo trọc đầu chỉ chừa một lọn tóc nhỏ nhằm đưa ra dấu hiệu cho những người xung quanh rằng mình là một người phụ nữ đã có chồng.

Khóc than thảm thiết
Khóc than thảm thiết

Nhảy qua chổi

Nghi lễ này được tiến hành ở miền nam nước Mỹ. Cô dâu và chú rể sẽ nắm tay nhau nhảy qua cây chổi, nguyên nhân chính của tục này vì thời xưa, miền nam nước Mỹ thường xuyên chịu sự bốc lột, nô dịch, bị phân biệt đối xử thậm chí không có quyền kết hôn.


Vậy nên ý nghĩa của phong tục này vào lễ cưới nhằm xóa bỏ những định kiến cũ và những quá khứ đau khổ, cùng nhau cầu chúc cho một tương lai hạnh phúc.

Nhảy qua chổi
Nhảy qua chổi

Indonesia: Không đi vệ sinh

Trong suốt tuần trăng mật, các cặp đôi người Indonesia sẽ không được ra khỏi nhà trong suốt 3 ngày 3 đêm. Thậm chí cả việc đi vệ sinh cũng bị cấm.


Vì thế, hai vợ chồng mới cưới thường phải cố gắng nhịn ăn nhịn uống. Phong tục kì lạ này nhằm khiến cho cặp vợ chồng “tận hưởng” trọn vẹn từng phút giây của tuần trăng mật.

Indonesia: Không đi vệ sinh
Indonesia: Không đi vệ sinh

Làm bẩn cô dâu chú rể

Tục bôi bẩn cô dâu trong ngày cưới là một tập tục vô cùng kì quặc. Trước khi tổ chức lễ cưới, mọi người sẽ ném một hỗn hợp gồm đủ các thứ xúc xích, sữa hỏng, bột mỳ, đồ ăn thừa hay những thứ bốc mùi khác vào người cô dâu, chú rể.


Sau đó đôi vợ chồng mới cưới này sẽ phải đi diễu hành khắp đường phố để mọi người nhìn mình. Theo quan niệm xưa, làm như vậy để tránh các cặp vợ chồng ngoại tình trong tương lai.

Làm bẩn cô dâu chú rể
Làm bẩn cô dâu chú rể

Nga: Ăn mặc ngược giới tính

Trước khi đám cưới diễn ra, chú rể sẽ phải đến thăm gia đình của cô dâu và đưa của hồi môn. Nếu tiền hồi môn không đủ, nhà cô dâu sẽ đưa ra một cô gái khác hoặc một chàng trai mặc váy và ép chú rể mang người này về nhà.


Cho đến khi chú rể mang được đủ của hồi môn đến thì cô dâu mới được nhà gái giao ra.

Nga: Ăn mặc ngược giới tính
Nga: Ăn mặc ngược giới tính

Cưa gỗ (Đức)

Đây là một truyền thống đám cưới của Đức từ xa xưa: dùng một chiếc cưa lớn có 2 tay cầm để cưa một khúc gỗ.


Ý nghĩa của hành động này là cặp vợ chồng sẽ cùng nhau ‘chung lưng đấu cật’ và vượt qua mọi trở ngại có thể xảy ra trong cuộc sống sau hôn nhân.

Cưa gỗ (Đức)
Cưa gỗ (Đức)

Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây

Phong tục của Ấn Độ cho rằng những người phụ nữ nào sinh ra vào ngày Mangliks (một ngày thiên văn đặc biệt trong lịch Ấn) thì họ sẽ bị nguyền rủa và sẽ làm cho chồng mình chết sớm.


Vì thế, những người phụ nữ xấu số này cần phải làm lễ kết hôn với một cái cây để phá vỡ lời nguyền.

Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây
Ấn Độ: Kết hôn với một cái cây

Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ

Tập tục kì lạ này bắt nguồn từ đất nước Ấn Độ. Tại Ấn Độ người ta luôn tin rằng linh hồn ma quỷ luôn luôn luôn tồn tại bên cạnh chúng ta, nhất là các cô gái xấu xí.


Để xua đuổi vận xui này, cô dâu cần kết hôn với động vật (điển hình là chó và dê) trước hôn lễ. Tuy nhiên đây chỉ là tập tục xua đuổi linh hồn trước đám cưới, sau đó các cô gái có thể tiến hành hôn lễ như bình thường với người đàn ông của đời mình.

Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ
Cô dâu kết hôn với động vật để xua đuổi ma quỷ

Đeo nhẫn cưới vào chân

Đây là một tập tục rất kì lạ khiến nhiều người khi nghe sẽ ngạc nhiên. Không giống như đeo nhẫn vào ngón áp út như thông thường, các cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình.


Chiếc nhẫn này phải được làm bằng bạc và sẽ được đeo ở bên chân trái của cô dâu, ở ngón chân cái. Ở Ấn Độ, những chiếc nhẫn đeo ở chân như vậy sẽ thay thế cho nhẫn đeo ở ngón tay. Ngoài ra, các chú rể không cần phải đeo nó. Thật thú vị phải không?

Đeo nhẫn cưới vào chân
Đeo nhẫn cưới vào chân

Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)

Khi lễ cưới của người Do Thái chấm dứt, cô dâu và chú rể sẽ dẫm chân lên một chiếc ly được bọc cẩn thân trong một túi vải để làm vỡ nó.


Hành động này có nhiều ý nghĩa, và một trong số đó là để chứng minh rằng cuộc sống hôn nhân sẽ có cả nỗi buồn cũng như niềm vui, và điều này muốn bày tỏ rằng hai người sẽ cam kết luôn kề vai sát cánh với nhau trong cuộc sống.

Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)
Dẫm vỡ chiếc ly (truyền thống của người Do Thái)

Henna, Ấn Độ

Sự kiện được gọi là Mehendi là một lễ kỷ niệm đầy màu sắc được tổ chức vào đêm trước đám cưới của những phụ nữ của gia đình cô dâu.


Một họa sĩ chuyên nghiệp hay người thân sẽ vẽ henna “hình xăm” cho bàn tay và bàn chân của cô dâu và những người phụ nữ khác trong gia đình. Những họa tiết tượng trưng cho tinh thần phấn khởi, niềm vui, vẻ đẹp và phước lành. Truyền thống này cũng phổ biến ở nhiều nước châu Á khác.

Henna, Ấn Độ
Henna, Ấn Độ

Khách trả tiền để nhảy với cô dâu

Đây là một nghi thức diễn ra tại đám cưới ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Nghi lễ này có nguồn gốc từ đất nước Ba Lan. Tại lễ cưới, sẽ có một người thân đứng bên cạnh cô dâu cầm chiếc tạp dề, những quý ông nào muốn nhảy với cô dâu đều phải đặt tiền vào chiếc tạp dề đó.


Người đầu tiên nhảy là cha của cô dâu, còn các vị khách vây thành vòng tròn xung quanh và chờ đến lượt. Cuối cùng chú rể sẽ đặt ví của mình vào tạp dề và nhảy với cô dâu. Tập tục này bắt đầu khoảng năm 1990.

Khách trả tiền để nhảy với cô dâu
Khách trả tiền để nhảy với cô dâu

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?