Top 11 Quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới

Rất nhiều quốc gia trên thế giới lấy giáo dục làm trọng tâm trong chính sách phát triển của mình. Các quốc gia sau đây được đánh giá là có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới, theo phân tích dữ liệu của diễn đàn kinh tế thế giới. Hãy cùng toplist điểm qua các quốc gia đó nhé.

Anh Quốc

Chất lượng giáo dục của Vương quốc Anh luôn được đảm bảo bởi những tiêu chuẩn cao và chặt chẽ của chính phủ với những giáo trình tốt nhất, phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất. Nền giáo dục nước nhà đã giúp người Anh đạt 78 giải Nobel cùng với hàng nghìn phát minh quan trọng khác. Sự hợp lí trong chi phí học tập cũng là một điểm hấp dẫn rất lớn của nền giáo dục Anh. Các chương trình tại đây thường có thời gian đào tạo ngắn hơn các nước khác giúp tổng chi phí học tập của sinh viên giảm đi đáng kể. Cụ thể, khoá học cao đẳng ở Anh chỉ kéo dài 2 năm, cử nhân 3 năm và thạc sĩ chỉ trong một năm. Như vậy, chi phí để theo học tại Anh không hề đắt như mọi người vẫn nghĩ. Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, Vương quốc Anh là quốc gia có chi phí học tập rẻ hơn Hoa Kỳ, Australia và Singapore. Được xem là cái nôi của nhiều nền giáo dục hàng đầu thế giới, bắt nguồn từ quá trình lịch sử hình thành và phát triển gần 800 năm. Có thể nói, phương pháp giáo dục của Anh quốc có ảnh hưởng lớn đến hệ thống giáo dục trên toàn thế giới.

Việc đi học cũng là bắt buộc tại Anh, với độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi. “Dạy cho học sinh phương pháp suy nghĩ chứ không phải dạy cho họ nghĩ cái gì”: nền giáo dục Anh Quốc luôn chú trọng phát triển khả năng làm việc độc lập và khả năng tự sáng tạo của mỗi học sinh. Phương pháp học tập tại đây không chỉ là quá trình thu nhận thông tin một chiều mà bạn luôn được khuyến khích đọc nhiều tài liệu, tự đào sâu nghiên cứu và đặt ra những câu hỏi đối với vấn đề được học. Theo khảo sát của Tổ chức nghề nghiệp quốc tế, những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Anh Quốc có khả năng tìm được việc làm gần như tuyệt đối. Lí do khiến các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao bằng cấp giáo dục Anh Quốc bởi Vương Quốc Anh đứng thứ nhì trên thế giới về tỷ lệ hợp tác giữa trường đại học và các doanh nghiệp. Rất nhiều khoá học tại Anh được thiết kế bởi các trường đại học và các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực và được giảng dạy bởi chính những chuyên gia đó. Vì vậy, các bạn sinh viên được tiếp thu nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế.

Chất lượng giáo dục của Vương quốc Anh luôn được đảm bảo
Chất lượng giáo dục của Vương quốc Anh luôn được đảm bảo
Tấm bằng Anh Quốc có khả năng tìm được việc làm gần như tuyệt đối
Tấm bằng Anh Quốc có khả năng tìm được việc làm gần như tuyệt đối

Hà Lan

Theo một nghiên cứu của UNICEF năm 2013, trẻ em của Hà Lan là nhóm trẻ em hạnh phúc nhất khi được đến trường. Học sinh thường không phải làm bài tập về nhà cho tới khi học cấp hai. Các trường học được chính phủ phân chia hợp lí, như trường tôn giáo, trường công lập không phân theo tôn giáo, và hạn chế trường tư. Đối với bậc đại học, chính phủ giảm học phí học bổng lên tới 75% cho các học sinh xuất sắc không chỉ ở Hà Lan mà còn nhiều quốc gia khác nhau. Hà Lan đặt sinh viên làm trọng tâm, áp dụng phương pháp đào tạo dựa trên vấn đề đặt ra, khuyến khích sinh viên nêu quan điểm, thuyết trình và làm việc nhóm.


Học sinh Hà Lan dưới 10 tuổi nhận được rất ít bài tập về nhà, thay vào đó nhà trường tạo cho các em thời gian tập thể dục hàng ngày. Mức phí phải trả cho giáo dục ở Hà Lan là khá phải chăng. Hà Lan miễn học phí cho các trường tiểu học và trung học; Cha mẹ chỉ cần chi trả học phí hàng năm chỉ sau khi con của họ lên đến 16 tuổi, hơn nữa các gia đình có thu nhập thấp có thể xin trợ cấp và cho vay. Đối với sinh viên đại học, chi phí học phí trung bình chỉ khoảng 2000 đô la Mỹ một năm trong khi ở Hoa Kỳ gần 10.000 đô la. Giáo dục ở Hà Lan kết hợp việc học một ngôn ngữ thứ hai, một số trường tiểu học ở Hà Lan dạy tiếng Anh từ rất sớm ngay khi học sinh bắt đầu học nhóm 1, tương đương với mẫu giáo của Mỹ. Tất cả học sinh người Hà Lan bắt buộc học tiếng Anh. Tuy nhiên một số trường yêu cầu học sinh học thêm một ngôn ngữ bổ sung. Thậm chí có cả hai trường học song ngữ cho mọi trình độ học vấn, tại đây một số lớp học được giảng dạy bằng tiếng Anh và những lớp còn lại được dạy bằng tiếng Hà Lan.

Học sinh, sinh viên Việt Nam dần lựa chọn Hà Lan làm điểm đến học tập nhiều hơn
Học sinh, sinh viên Việt Nam dần lựa chọn Hà Lan làm điểm đến học tập nhiều hơn
Trẻ em của Hà Lan là nhóm trẻ em hạnh phúc nhất
Trẻ em của Hà Lan là nhóm trẻ em hạnh phúc nhất

Canada

Canada là quốc gia đứng đầu về trình độ dân trí cao trên toàn thế giới. Tại đây, bậc giáo dục tiểu học và trung học được chính phủ tài trợ hoàn toàn miễn phí cho người dân, và bắt buộc toàn công dân đều phải theo học. Mặc dù không có quy định chung về quy chế giáo dục tại quốc gia này, nhưng cho đến nay mỗi tỉnh bang đều hoàn thành tốt vai trò giáo dục của mình. Học sinh Canada thường đạt điểm số cao hơn mức trung bình trong các đánh giá sinh viên quốc tế của OECD. Chỉ riêng tại Quebec, tỉnh lớn nhất Canada, sinh viên được yêu cầu hoàn thành hai năm học tại trường nghề trước khi vào đại học. Đại học McGill và Đại học Toronto là 2 trường tốt nhất tại Canada. Đất nước của lá phong đỏ cũng có 3 trường lọt vào top 50 trường đại học tốt nhất thế giới.


Không phải tự nhiên Canada được xếp hạng là đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Để làm được điều đó, các trường đại học ở Canada đã xây dựng môi trường học tập cùng với các phương pháp giảng dạy độc đáo, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên tư duy và phát triển. Thay vì áp đặt điểm số phải đạt điểm 9 điểm 10 mới là giỏi thì ở các trường học Canada luôn ưu tiên hỗ trợ cho học sinh tư duy phát triển và khám phá sáng tạo ra những điều mới mẻ. Do đó, tiêu chuẩn học bổng không chỉ dành cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc mà còn thêm các yếu tố về hoạt động xã hội, công trình nghiên cứu,…. Nền giáo dục của Canada không có hệ thống sách giáo khoa hay chương trình học cụ thể. Học sinh sinh viên không bắt buộc phải theo học một giáo trình nào cả mà được hướng dẫn theo chương trình học do giáo viên, giảng viên tự chuẩn bị. Tuy nhiên, những giáo án mà giáo viên giảng viên soạn thảo vẫn bám sát nội dung cần giảng dạy do nhà trường và chính quyền tỉnh bang đề ra. Song song với bài giảng lý thuyết trên lớp, học sinh sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa và các chương trình thực tập có hưởng lương do nhà trường liên kết với công ty doanh nghiệp tại Canada tổ chức. Những chương trình này nhằm nâng cao các kỹ năng sinh tồn và kinh nghiệm làm việc thực tế cho học sinh sinh viên.

Hầu hết con em của người dân Canada đến trường vào bậc giáo dục tiểu học và trung học được miễn học phí
Hầu hết con em của người dân Canada đến trường vào bậc giáo dục tiểu học và trung học được miễn học phí
Canada đã xây dựng môi trường học tập cùng với các phương pháp giảng dạy độc đáo
Canada đã xây dựng môi trường học tập cùng với các phương pháp giảng dạy độc đáo

Bỉ

Bỉ phân ra bốn loại trường trung học, bao gồm trường phổ thông, trường kĩ thuật, trường dạy nghề và trường nghệ thuật. Các học sinh có thể lựa chọn theo mong muốn công việc sau này, và định hướng nghề nghiệp ngay tại nhà trường. Giáo dục tại Bỉ luôn chiếm thị phần lớn trong ngân sách hàng năm của chính phủ. Giáo dục công lập và tư thục có sẵn cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi, chi phí yêu cầu rất ít hoặc miễn phí. Giáo dục đại học ở Bỉ đặc trưng bởi chất lượng cao và rất đa dạng về ngành học. Bỉ có một vài trường đại học nằm trong số các trường đại học lâu đời nhất trên thế giới.

Có rất nhiều lợi thế khi học tập tại Bỉ
: các cơ sở đào tạo của Bỉ có danh tiếng trên thế giới thông qua các chương trình học tập quy củ và có chất lượng với mức học phí vừa phải. Các sinh viên nước ngoài đánh giá cao chất lượng sống tại Bỉ, các trường thường nằm tại trung tâm của các thành phố lịch sử của đất nước. Sống tại Bỉ sẽ đưa bạn đến với phần còn lại của châu Âu, cho phép bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng ngày càng gia tăng và đa chiều của Liên minh châu Âu. Tại Bỉ, giáo dục thuộc thẩm quyền của các Cộng đồng nói tiếng Fla-măng, Cộng đồng nói tiếng Pháp và Cộng đồng nói tiếng Đức. Các Cộng đồng độc lập chịu trách nhiệm về giáo dục trong vùng.

Bỉ phân chia các trường học rõ ràng nhằm định hướng cho học sinh
Bỉ phân chia các trường học rõ ràng nhằm định hướng cho học sinh
Có rất nhiều lợi thế khi học tập tại Bỉ
Có rất nhiều lợi thế khi học tập tại Bỉ

Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là đất nước đứng đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, khách sạn và du lịch, nơi đây cũng là cái nôi đào tạo những nhà quản lý hàng đầu thế giới. Nhờ vậy Thụy Sĩ được trở thành một đất nước trung lập có nền giáo dục đạt chuẩn cao và được công nhận trên toàn thế giới. Thế mạnh của Thụy Sĩ là chuyên đào tạo về ngành quản trị du lịch khách sạn và ngành tài chính ngân hàng. Là đất nước nhỏ bé với tổng trên dưới 8 triệu dân, Thụy Sĩ sở hữu tới 2 trường Đại học trong Top 20 trường hàng đầu (QS Ranking) và đứng thứ 7 trong top 200 Thế giới (QS ranking lẫn THE ranking). Điều này minh chứng Thụy Sĩ là đất nước có trình độ đào tạo tốt hơn rất nhiều những nước lớn hơn có nền kinh tế phát triển, có hệ thống đào tạo bậc nhất ở Châu Âu. Ở Thụy Sĩ, mỗi bang đều chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục của bang mình nên sẽ có sự khác biệt rõ rệt về phương diện giáo dục giữa các bang.


Thụy Sĩ có cả hệ thống trường công và trường tư, nhưng học sinh phần lớn học tại các trường công. Trường công bao gồm nhà trẻ, trường tiểu học, trung học, đại học. Hầu hết các bang đều có 1 trường trung học. Tương tự như các quốc gia khác, hệ thống trường tại Thụy Sỹ chia làm 2 loại: Trường công lập và tư thục. Đối với hệ thống các trường công lập, học phí tương đối thấp nhưng yêu cầu đầu vào rất cao. Sinh viên sẽ được đào tạo các ngành như Quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, công nghệ thông tin, môi trường… và được đào tạo bằng tiếng Pháp, Đức và Ý. Các trường đại học tư thục tại Thụy Sỹ độc lập với chính phủ, có mức học phí cao, chất lượng đào tạo tốt và yêu cầu đầu vào giữa các trường là khác nhau. Là một đất nước tiếp xúc với nhiều luồng ngôn ngữ khác nhau, Thụy Sĩ có nhiều chương trình học theo các tiếng Đức, Pháp, Italia theo khu vực. Các em học sinh được tiếp xúc với các loại ngôn ngữ ngay từ bé. Nhà nước phát triển các trường học công lập để kiểm soát chương trình dạy tốt hơn, nhờ đó chỉ 5% học sinh Thụy Sĩ học trường tư. Từ cấp hai trở đi, học sinh được phân trường học phù hợp với trình độ và khả năng, để các em phát triển theo khả năng và sở trường.

Thụy Sĩ phát triển hệ thống trường công lập
Thụy Sĩ phát triển hệ thống trường công lập
Thụy Sĩ có nhiều chương trình học theo các tiếng Đức, Pháp, Italia
Thụy Sĩ có nhiều chương trình học theo các tiếng Đức, Pháp, Italia

New Zealand

New Zealand cung cấp giáo dục tiểu học và trung học từ 5 đến 19 tuổi, trong đó độ tuổi bắt buộc tham gia học tập là 6 đến 16 tuổi. Có ba loại trường trung học tại New Zealand là: trường công lập chiếm 85% học sinh, trường bán công chiếm 12% và trường tư chiếm 3%. Hệ thống giáo dục của New Zealand có ba bậc học - Mầm non, Trung học và Đại học. Học sinh - sinh viên được phát triển toàn diện với nhiều chương trình học linh hoạt, được hỗ trợ bởi các cơ sở giáo dục cung cấp nhiều khóa học và chương trình đa dạng. Đại học là mức cao nhất của giáo dục và trình độ chuyên môn được quản lý chặt chẽ để đảm bảo sinh viên đạt được một trình độ chuyên môn phù hợp. Sinh viên học bậc đại học để có bằng cử nhân hoặc theo học các khóa học sau đại học (bao gồm chứng chỉ, văn bằng sau đại học, các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ). Các khóa học nghề tập trung vào kỹ năng thực hành và đào tạo công nghiệp.

Là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới, New Zealand có chương trình phổ thông chuẩn quốc tế, 8 trường đại học công lập được đầu tư bài bản cùng hệ thống trường nghề chất lượng cao. Là người có nhiều năm làm việc, tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục của xứ sở Kiwi, ông Ben Burrowes, Giám đốc Marketing và quan hệ chiến lược khu vực Đông Nam Á - Tổ chức Giáo dục New Zealand cho biết, nước này đã có quá trình xây dựng và cải cách chiến lược toàn bộ nền giáo dục. Nhờ vậy, New Zealand có tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 99% và trên một nửa dân số từ 15 đến 29 tuổi có trình độ đại học, cao đẳng. Còn chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD xếp hạng hệ thống giáo dục nước này tốt thứ 7 trên thế giới.

Các trường học ở New Zealand luôn rộng mở đối với các du học sinh nước khác
Các trường học ở New Zealand luôn rộng mở đối với các du học sinh nước khác
New Zealand có tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 99%
New Zealand có tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 99%

Mỹ

Mỹ là nơi quy tụ 8/10 trường đại học thuộc top đầu thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia hùng mạnh này luôn nằm trong danh sách những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Hệ thống giáo dục tại Mỹ, chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa phương Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc. Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở khoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18. Càng ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, điểm trừ cho hệ thống giáo dục tại đây chính là chi phí học tập không hề rẻ (đứng thứ 2 trên thế giới về chi phí học tập bình quân đầu người).


Nước Mỹ nổi tiếng là một đất nước tự do, nền giáo dục Mỹ cũng vậy, luôn hướng đến tự do dành cho con người. Điều này giúp học sinh dễ thích nghi với cuộc sống thay đổi hàng ngày, bó buộc tư duy theo khuôn khổ sẽ làm mất đi tính sáng tạo – đây là điều giáo dục Việt Nam rất thiếu. Các chương trình học đều mang tính trải nghiệm cao, kích thích phát hiện cái mới, phát triển tư duy, khuyến khích người học đưa ra ý kiến, nhận định của mình. Giáo viên Mỹ luôn nhắc học sinh rằng mình có quyền lựa chọn nhưng không có quyền bắt ép người khác đứng về phía mình hay nghe theo lựa chọn của mình. Không có sự phân biệt giữa học sinh nhà giàu hay học sinh nhà nghèo trong lớp học, mọi người đối xử bình đẳng với nhau, giáo viên quan tâm đến các học sinh đều như nhau, không thiên vị. Đồng thời giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh được giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc học, cùng giúp nhau tiến bộ. Nước Mỹ là đất nước đa sắc tộc. Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học do đó không có gì lạ nếu trong một lớp học bạn sẽ thấy nhiều học sinh có màu da khác nhau, quốc tịch khác nhau.

Chính phủ Mỹ luôn cố gắng duy trì khoản ngân sách lớn cho giáo dục
Chính phủ Mỹ luôn cố gắng duy trì khoản ngân sách lớn cho giáo dục
Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học
Giáo dục Mỹ cũng khuyến khích các sinh viên quốc tế đến theo học

Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng giáo dục. Đây là quốc gia đứng top đầu về trình độ học vấn, bao gồm toán và khoa học, theo đánh giá của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Học sinh Nhật sẽ phải trải qua giai đoạn 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông trước khi vào đại học. Các học sinh Nhật được dạy rất kĩ về tác phong, nề nếp, cách đối nhân xử thế để phát triển cả trí tuệ và tâm hồn. Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế gần như bằng không và 74.1% (năm 2010) số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Trong khi các trường trên toàn thế giới thường bắt đầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì trẻ em Nhật Bản tới trường vào tháng 4. Thời gian cho năm học mới cũng trùng với thời điểm hoa anh đào nở rộ trên khắp nước Nhật Bản. Đó chính là lý do người Nhật chọn thời điểm đó để bắt đầu một năm học mới, một bước tiến mới trong cuộc đời của học sinh. Tại các trường học Nhật Bản, học sinh phải tự mình dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả toilet. Trong khi làm, các em được chia thành các nhóm nhỏ và luân phiên trực nhật trong năm. Đây là cách để giúp các em rèn luyện khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, những công việc tưởng chừng như bẩn thỉu, đổ mồ hôi vất vả đó sẽ giúp các em biết tôn trọng công việc của người khác và thành quả lao động của bản thân. Nền giáo dục Nhật Bản luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo trẻ em được ăn uống khỏe mạnh và có các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Tại các trường công, bữa ăn luôn được chế biến theo những quy chuẩn về dinh dưỡng bởi các đầu bếp và chuyên gia dinh dưỡng. Học sinh sẽ ăn cùng nhau và với giáo viên. Nhờ vậy, khả năng gắn kết các học sinh trong lớp sẽ cao hơn nhiều.

Giáo dục Nhật Bản rất coi trọng đến việc dạy các kĩ năng cho học sinh từ khi còn nhỏ
Giáo dục Nhật Bản rất coi trọng đến việc dạy các kĩ năng cho học sinh từ khi còn nhỏ
Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng giáo dục
Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng giáo dục

Phần Lan

Giáo dục ở Phần Lan vượt trội so với Mỹ về khoa học và toán học. Và luôn đứng đầu các cuộc khảo sát quốc tế do Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA) thực hiện từ năm 2000. Hệ thống giáo dục của Phần Lan rất hiệu quả, vì nó hoạt động xoay quanh một số nguyên tắc cốt lõi. Đầu tiên và quan trọng nhất, mọi người đều được tiếp cận nền giáo dục một cách bình đẳng, điều này được ghi trong hiến pháp. Chủ trương của nền giáo dục Phần Lan là không phân biệt đối xử vì những khiếm khuyết của trẻ em. Ngược lại quốc gia này còn quan tâm và trân trọng sự khác biệt và nhu cầu riêng của mỗi cá thể trong xã hội. Chính vì vậy nên ở Phần Lan mọi trẻ em gồm cả các bé cần chăm sóc đặc biệt đều được học chung trong một lớp. Một nguyên tắc quan trọng khác là bạn nên được phép tự chọn con đường giáo dục của mình, không gò ép. Trẻ em Phần Lan không cần phải đến trường cho đến khi 6 tuổi, khi giáo dục tiền tiểu học bắt đầu. Bạn có thể tự do dành những năm đầu chơi, dạy và gắn kết với con. Học sinh tại Phần Lan không phải trải qua quá nhiều kỳ thi chuẩn hóa áp lực như các nền giáo dục khác trên thế giới. Trong suốt quá trình học tập, chỉ có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc cho học sinh Phần Lan là Bài Thi Đại Học Quốc Gia (National Matriculation Examination) sau khi kết thúc lớp 12.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới. Các em chỉ mất nửa giờ mỗi tối là làm xong. Học sinh Phần Lan cũng không cần tới gia sư. Không phải lo lắng về điểm số, xếp hạng thi đua, học sinh có thêm nhiều điều kiện để tập trung vào nhiệm vụ thật sự của mình – học tập và lớn lên. Phần Lan thường xuyên nằm trong các bản danh sách về chất lượng giáo dục. Đất nước Phần Lan luôn cố gắng đem lại bình đẳng cho các học sinh, dù cho sức học của các em có không giống nhau, nhưng đều được dạy trong các lớp tương tự nhau. Kết quả khoảng cách giữa học sinh tốt nhất và kém nhất ở đất nước này luôn nhỏ nhất.

Chương trình dạy học ở Phần Lan luôn cố gắng mang lại sự bình đẳng cho học sinh
Chương trình dạy học ở Phần Lan luôn cố gắng mang lại sự bình đẳng cho học sinh
Giáo dục ở Phần Lan
Giáo dục ở Phần Lan

Singapore

Không bất ngờ khi đất nước Đông Nam Á này nằm trong top dẫn đầu. Singapore luôn nằm trong top đạt điểm cao nhất trong chương trình đánh giá sinh viên quốc tế PISA (mục đích đo lường và so sánh hiệu suất học tập ở các nước khác nhau). Các chương trình học của Singapore tuy vậy cũng bị cho là hơi nặng với học sinh. Trẻ em Singapore đến tuổi đi học sẽ đăng ký vào trường học chính phủ, được nhà nước hỗ trợ. Các em có quyền truy cập vào chương trình giảng dạy quốc gia, được phát triển bởi Bộ Giáo dục (MOE), nhận mức học phí tiêu chuẩn. Sau các kỳ thi đánh giá, học sinh sẽ được xếp vào các chương trình học tập. Kỳ thi đầu tiên học sinh Singapore phải thực hiện là tốt nghiệp tiểu học (PSLE). Vượt qua nó, học sinh sẽ được xếp vào hai hệ: Cấp tốc (Express) hoặc Bình thường (Normal). Hệ cấp tốc là mô hình đào tạo chuyên sâu nhất về mặt học thuật. Hệ bình thường chia ra làm hai chương trình là Học thuật (Academic) và Kỹ thuật (Technical), định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh.


Theo bảng xếp hạng PISA năm 2016, Singapore vượt qua các quốc gia để giành vị trí đầu bảng hai lĩnh vực Toán học và Khoa học. Ngoài ra, theo báo cáo xu hướng nghiên cứu Khoa học và Toán học quốc tế (TIMSS), Singapore chiếm vị trí hàng đầu ở hai lĩnh vực Toán học và Khoa học. Cùng với việc đẩy mạnh kết quả học tập, hệ thống giáo dục Singapore hướng tới việc xây dựng nền kinh tế thông qua việc đào tạo lao động lành nghề. Tuy nhiên, sự căng thẳng là một trong những vấn đề lớn học sinh Singapore đang phải đối mặt hàng ngày. Một chút căng thẳng để thúc đẩy sự học tập là điều nên có, nhưng khi áp lực vượt quá giới hạn cho phép, nó dẫn đến những tác động bất ổn không ngờ.

Hệ thống giáo dục phân cấp của Singapore
Hệ thống giáo dục phân cấp của Singapore
Các chương trình học của Singapore đẩy mạnh kết quả học tập của học sinh
Các chương trình học của Singapore đẩy mạnh kết quả học tập của học sinh

Úc

Theo thống kê thực tế, Úc có số du học sinh cao thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Anh và Mỹ. Úc sở hữu 7 trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới! Với hơn 22.000 khóa học trên 1.100 tổ chức, chất lược giáo dục của Úc luôn đứng ở vị trí cao so với các nước như Đức, Hà Lan và Nhật Bản. Trong các lĩnh vực như: Khoa học tự nhiên, Toán học, Khoa học Cuộc sống, Nông nghiệp, Y khoa lâm sàng và Vật lý luôn có ít nhất một trường đại học Úc nằm trong top 50 trường đại học đẳng cấp trên toàn thế giới. Nền giáo dục Úc ngày càng khẳng định vị thế của mình. Với sức mạnh của nền giáo dục hiệu quả này, không có gì ngạc nhiên khi hiện nay có hơn 2,5 triệu sinh viên quốc tế đã có những thay đổi ngoạn mục sau khi du học ở tại Úc. Úc đã đào tạo ra những người có trí tuệ tốt nhất thế giới. Trên thực tế, nền giáo dục Úc đạt được 15 giải Nobel. Đặc biệt, mỗi ngày có hơn 1 tỷ người trên thế giới có cuộc sống tốt hơn nhờ vào các khám phá và cải tiến của Úc. Bao gồm penicillin, IVF, siêu âm, Wi-Fi, Tai Bionic, vắc xin chống lại cổ tử cung và Máy bay Đen, …


Úc luôn nằm trong top những quốc gia đáng sống nhất thế giới, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục nơi đây được chính phủ đầu tư và coi trọng. Tất cả các trường ở Úc buộc phải có sự chấp nhận của chính phủ khi mở các khoá học cho sinh viên nước ngoài, điều này không những bảo đảm duy trì các tiêu chuẩn giáo dục mà còn đảm bảo cho các tiêu chuẩn này giữa các trường không quá cách biệt. Quốc gia này là nước dẫn đầu thế giới về những chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên như: Các chương trình vay vốn hỗ trợ tài chính, hỗ trợ việc làm thêm, nơi ở trong thời gian học tập đối với du học sinh quốc tế…

Úc có số du học sinh cao thứ 3 trên thế giới
Úc có số du học sinh cao thứ 3 trên thế giới
Úc đã đào tạo ra những người có trí tuệ tốt nhất thế giới.
Úc đã đào tạo ra những người có trí tuệ tốt nhất thế giới.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?