Từ xưa đến nay, sự ảnh hưởng của nền điện ảnh Trung Quốc đối với đất nước ta rất lớn, những bộ phim Trung Quốc luôn thu hút được lượng khán giả lớn tại Việt Nam. Đằng sau những bộ phim là những người đạo diễn nổi tiếng tài giỏi. Hãy cùng với toplist để tìm hiểu những người đạo diễn đã tạo ra mỗi bộ phim hay nhé !
Ngô Vũ Sâm
Ngô Vũ Sâm sinh ngày 01 tháng 05 năm 1946, ông là một nam đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Hồng Kông - Trung Quốc. Năm 1969, Ngô Vũ Sâm khi đó 23 tuổi bước vào ngành công nghiệp điện ảnh với vị trí của một người sửa kịch bản tại hãng phim Cathay Studios. Ba năm sau đó, Ngô trở thành phó đạo diễn tại hãng phim lớn nhất Hồng Kông, hãng Thiệu Thị khi đạo diễn nổi tiếng Trương Triệt chọn Ngô làm phụ tá.
5 năm sau khi bắt đầu sự nghiệp, Ngô Vũ Sâm được giao đạo diễn phim điện ảnh đầu tiên, một phim kiếm hiệp có tựa đề Thiết hán nhu tình (1974). Chỉ đạo võ thuật cho bộ phim là Thành Long lúc này cũng mới bắt đầu sự nghiệp. Đây là một tác phẩm của hãng phim Gia Hòa, nơi Ngô Vũ Sâm còn thực hiện một số phim kiếm hiệp khác, ông cũng thành công với những tác phẩm hài như Phát tiễn hàn (1977) do ngôi sao Hứa Quan Anh thủ vai chính. Ông đã có nhiều bộ phim làm nên tên tuổi như: Năm 1986 ông hợp tác với Từ Khắc sản xuất ra bộ phim Anh hùng bản sắc, Điệp huyết song hùng (1989), Lạt thủ thần thám (1992),...
Lý An
Lý An sinh ngày 23 tháng 10 năm 1954 tại Triều Châu, Bình Đông thuộc phía nam của đảo Đài Loan. Cha ông là một nhà giáo dục Đài Loan di cư từ Trung Quốc Đại lục. Em trai ông cũng là một đạo diễn. Năm 1975, ông tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan sau đó đến Mỹ theo học ngành đạo diễn sân khấu tại Đại học bang Illinois và ngành sản xuất phim tại Đại học New York. Năm 1985 ông đạt giải thưởng đầu tiên. Năm 1992 ông ra mắt bộ phim đầu tay sau nhiều năm viết kịch bản mang tên Những Bàn Tay Kiên Định, một phim hài về cộng đồng người Đài Loan tại New York.
Ông là một nhà đạo diễn tài năng, từng được nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất của Hiệp Hội Đạo diễn Hoa Kỳ đầu năm 2001. Năm 2002 bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long của ông đã trở thành một hiện tượng trong làng điện ảnh thế giới với 4 giải Oscar và số doanh thu khổng lồ 130 triệu đô la Mỹ. Năm 2006, ông đoạt Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Brokeback Mountain. Năm 2013, ông đoạt Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất cho phim Cuộc đời của Pi. Hơn thế ông còn có nhiều bộ phim nổi tiếng khác như: đàn ông song tử (2019),....
Hứa An Hoa
Hứa An Hoa sinh năm 1947 tại An Sơn, Liêu Ninh, Trung Quốc, bà là một nhà làm phim nữ của điện ảnh Hồng Kông. Bà bắt đầu tham gia điện ảnh từ năm 1979 trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch, Hứa An Hoa được coi là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu điện ảnh Làn sóng mới Hồng Kông, bà cũng là nữ đạo diễn nổi bật nhất của Hồng Kông từ thập niên 1980 cho tới nay với rất nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín bao gồm 6 Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho Phim hay nhất cùng 6 giải khác cho Đạo diễn xuất sắc nhất. Hứa An Hoa vượt qua Đỗ Kỳ Phong và Phương Dục Bình giữ kỷ lục đạo diễn thắng giải nhiều nhất. Ngoài ra, bà còn có hai phim, Nữ Nhân Tứ Thập và Đào Tỷ, đạt giải ở 5 hạng mục chính: phim, đạo diễn, kịch bản, nữ chính và nam chính.
Bà đã có rất nhiều bộ phim thành công và nổi tiếng như: Năm 1978 bà thực hiện bộ phim ngắn đầu tiên có tựa đề Lai khách, năm 1981 Hứa An Hoa thực hiện phần thứ hai của bộ ba phim Việt Nam với tựa đề Câu chuyện Hồ Việt, năm 1990 Hứa An Hoa đạo diễn bộ phim mang nhiều chất tự sự Khách đồ thu hận,...
Vương Tiểu Soái
Vương Tiểu Soái sinh ngày 22 tháng 5 năm. Ông là một đạo diễn phim độc lập của Trung Quốc, một người gốc Thượng Hải, bởi Knight Pháp của Dòng văn học và nghệ thuật, được phân loại là thế hệ thứ sáu của đạo diễn Trung Quốc. Làm việc với các bộ phim nghệ thuật dựa nhưng tiếc là hầu hết các tác phẩm thất bại trong việc phát hành ở Trung Quốc. Ông luôn luôn tuân thủ các quay theo đuổi của mình, chỉ để có một quan điểm khác nhau, không phải từ cuộc sống của những người bình thường. Vương Tiểu Soái, tôi nhấn mạnh đến trách nhiệm và chức năng của bộ phim về nghệ thuật và văn hóa trên một phần của đạo diễn phim chỉ trích che kín mặt thương mại.
Năm 1981, Vương Tiểu Soái đã được kết nạp vào Bắc Kinh Trung Academy of Fine Arts High School. Những năm 1980 đầu năm, Trung Quốc đã bắt đầu quay một hồi phục hoàn toàn. Trong nghệ thuật nghiên cứu, ông dần dần đã trở thành quan tâm đến bộ phim, vì vậy vào năm 1985, sau khi tốt nghiệp trung học nhận vào đạo Bắc Kinh Học viện Điện ảnh. Năm 1990, Vương Tiểu Soái sau khi tốt nghiệp đã được giao cho Hãng phim Phúc Kiến. Tiếp theo là bộ phim năm 2000 Bắc Kinh xe đạp.
Điền Tráng Tráng
Điền Tráng Tráng sinh năm 1952 tại Bắc Kinh trong một gia đình giàu truyền thống điện ảnh, bố mẹ ông đều là diễn viên có tiếng ở Trung Quốc và sau đó trở thành lãnh đạo của Xưởng phim Bắc Kinh và Xưởng phim Thiếu nhi Bắc Kinh. Năm 1968, Điền Tráng Tráng gia nhập Giải phóng quân Trung Quốc và phục vụ trong vòng 3 năm trước khi giải ngũ. Chính trong thời gian quân ngũ, Điền Tráng Tráng bắt đầu làm quen với nghề chụp ảnh và sau đó là quay phim, sau khi giải ngũ ông xin vào làm tại Xưởng phim Nông nghiệp Bắc Kinh trong vai trò trợ lý quay phim. Năm 1978 sau 3 năm ở xưởng phim, Điền Tráng Tráng xin học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và được chấp thuận.
Tuy quá trình học của ông có trải qua nhiều khó khăn vì quá tuổi nhưng ông cũng làm ra được những bộ phim hoàn hảo như : bộ phim thiếu nhi Hồng tượng (1982), Năm 1984 Điền Tráng Tráng đạo diễn bộ phim điện ảnh thực sự đầu tiên, Cửu nguyệt, Điền Tráng Tráng cho ra đời liên tiếp hai bộ phim thuộc dòng điện ảnh thể nghiệm, đó là Liệp tràng trác táp (1985) và Kẻ trộm ngựa (1986). Hai tác phẩm nói về những người dân tộc thiểu số ở Trung Quốc này đã gây tiếng vang lớn ở tầm quốc tế trong đó Martin Scorsese đánh giá Kẻ trộm ngựa là một trong những phim ông yêu thích nhất thập niên 1990 (bộ phim chỉ được phát hành ở Hoa Kỳ vào thập niên này.
Trần Khải Ca
Trần Khải Ca tên thật là Trần Ngai Cát, ông sinh ra tại Bắc Kinh trong một gia đình có truyền thống điện ảnh, bố là Trần Hoài Ngai, một đạo diễn có tiếng. Ông sinh ngày 12 tháng 8 năm 1952 là một nam diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Trung Quốc. Ông được coi là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thế hệ nhà làm phim thứ năm của điện ảnh Trung Quốc. Những bộ phim của ông thường được đánh giá rất cao về mặt hình ảnh và cách kể chuyện, trong đó đáng chú ý nhất phải kể tới Bá Vương biệt cơ, bộ phim đầu tiên của Trung Quốc được trao giải Cành Cọ Vàng.
Năm 1984 Trần Khải Ca đã thực hiện bộ phim đầu tay Hoàng thổ địa, một trong những tác phẩm quan trọng nhất của thế hệ đạo diễn thứ 5. Với phần quay phim do Trương Nghệ Mưu đảm nhận, Hoàng thổ địa đã được đánh giá rất cao về những đột phá trong nội dung và hình ảnh đồng thời tạo ra bước ngoặt về mặt nghệ thuật cho cả nền điện ảnh Trung Quốc giai đoạn đầu mở cửa. Năm 2005 tại lễ trao Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông, tác phẩm này đã được bình chọn là bộ phim xuất sắc thứ 4 trong lịch sử điện ảnh tiếng Hoa. Sau thành công đầu tay, Trần Khải Ca tiếp tục cho ra đời các bộ phim có chất lượng cao như Đại duyệt binh (1986), do Trương Nghệ Mưu quay, và Hài tử vương (1987), Biên tẩu biên xướng (1991) do Cố Trường Vệ quay.
Giả Chương Kha
Giả Chương Kha sinh ngày 24 năm 1970. Ông sinh ra ở Phần Dương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ông bắt đầu quan tâm đến điện ảnh vào đầu những năm 1990 sau khi gợi được cảm hứng làm phim nhờ tác phẩm Hoàng thổ địa của đạo diễn Trần Khải Ca. Năm 1993 ông gia nhập Học viện Điện ảnh Bắc Kinh chuyên ngành lý thuyết điện ảnh.
Cũng như hầu hết người cùng thời, Giả Chương Kha được đào tạo từ cái nôi của nền nghệ thuật Trung Quốc – Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Nhưng thay vì sản xuất phim cho chính phủ Trung Quốc, ông đã tự mình thực hiện ba bộ phim đầu tiên và đạt được thành công vang dội trong thế giới ngầm. Bắt đầu từ năm 2004, với bộ phim Thế Giới, Giả Chương Kha có được sự chấp thuận chính thức từ chính phủ, nhưng tính hợp pháp này không thể xóa nhòa những phê phán và định kiến đối với ông. Tác phẩm của ông thường đề cập đến những chủ đề bức bối của xã hội Trung Quốc bấy giờ, đặc biệt những người trẻ bị áp bức ở tận cùng xã hội.
Các tác phẩm tiêu biểu của Giả Chương Kha có thể kể đến là: Tiểu Vũ (1997), Trạm Đài (2000), Nhậm Tiêu Dao (Unknown Pleasures, 2002), Thế Giới (2004), Tam Hiệp Hảo Nhân (2006), Nhị Thập Tứ Thành Ký (2008), Thiên Chú Định (2013), Sơn Hà Cố Nhân (2015)…
Lâu Diệp
Lâu Diệp sinh năm 1965 là một nhà biên kịch kiêm đạo diễn người Trung Quốc, thường được xếp trong "Thế hệ đạo diễn thứ 6" của nền điện ảnh Trung Quốc. Sinh ra ở Thượng Hải, Lâu theo học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Năm 1993, ông làm bộ phim điện ảnh đầu tay mang tên Người tình cuối tuần, song hai năm sau phim mới được phát hành. Giữa lúc hoàn thành và ra mắt Người tình cuối tuần, ông đã làm và công chiếu Nguy tình thiếu nữ, một tác phẩm giật gân nói về một cô gái thấy những cơn ác mộng của mình thành hiện thực vào năm 1994. Tuy nhiên, đến bộ phim thứ ba, tác phẩm neo -noir Sông Tô Châu thì Lâu mới thu hút sự chú ý của quốc tế
Sinh ra ở Thượng Hải, Lâu Diệp đã lấy thành phố này làm bối cảnh cho nhiều bộ phim của mình như Sông Tô Châu (2000) hay bộ phim vào thời kì Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc Purple Butterfly. Các tác phẩm kinh điển của Lâu Diệp gồm: Sông Tô Châu (2000), Cung điện mùa Hè (2006), Blind Massage (2014), Thôi Nã (2014), Trông gió có đám mây tạo mưa (2018), Đại kịch viện lan tâm (2019),...
Phùng Tiểu Cương
Phùng Tiểu Cương sinh ngày 10 tháng 10 năm 1958 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ông là một đạo diễn điện ảnh người Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một nhà làm phim thương mại rất thành công ở Trung Quốc. Ông cũng là đạo diễn Trung Quốc đầu tiên được in dấu tay và dấu chân ở nhà hát TLC Chiness. Năm 1985, ông bắt đầu sự nghiệp điện ảnh của mình khi thực hiện công việc là một nhà thiết kế nghệ thuật tại Trung tâm Nghệ thuật Truyền hình Bắc Kinh. Sau đó, ông chuyển dần sang viết kịch bản cho phim.
Năm 1997 ông bắt đầu nổi tiếng với vai trò là đạo diễn bộ phim Giấc mơ nhà máy. Ông đạt được thành công khi đối mặt với sự cạnh tranh từ Hollywood trong lục địa Trung Quốc. Các bộ phim đang chiếu ở các rạp của Phùng Tiểu Cương được xem là đại diện cho một mô hình mới của rạp chiếu phim quốc gia Trung Quốc đã định vị. Phùng Tiểu Cương còn nổi tiếng khi ông thực hiện làm các phim hài. Trong những năm gần đây, ông đã chuyển sang thể loại phim bộ truyền hình. Năm 1999, ông kết hôn với nữ diễn viên Từ Phàm.
Trương Nghệ Mưu
Trương Nghệ Mưu sinh ngày 2 tháng 4 năm. Ông là một nam đạo, là một nhà sản xuất, là nhà biên kịch phim, và cũng từng là diễn viên kiêm nhà quay phim người Trung Quốc. Ông thuộc thế hệ thứ năm của các nhà làm phim Trung Quốc, ông tốt nghiệp lớp quay phim năm 1982. Tác phẩm điện ảnh đầu tay của ông chính là bộ phim Cao Lương Đỏ ra mắt năm 1987 với sự tham gia của Củng Lợi. Sau bộ phim tên tuổi của Trương Nghệ Mưu ngày càng được biết đến và được công nhận trên toàn thế giới.
Trương Nghệ Mưu đã nhiều lần “đem chuông đi đánh xứ người” và giành được hàng loạt giải thưởng điện ảnh danh giá: hai đề cử Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất”, giải Sư Tử Vàng và Sư Tử Bạc tại LHP Venice, Giải Grand Prix tại LHP Cannes, giải Gấu Vàng tại LHP Berlin… Những bộ phim của ông cũng là bệ phóng giúp Củng Lợi và Chương Tử Di trở thành những ngôi sao điện ảnh đẳng cấp thế giới. Vì đã có nhiều kinh nghiệm làm phim từ lâu đời nên ông từ trước đến nay những bộ phim của ông luôn được ưa chuộng và nổi tiếng khắp thế giới.