Top 10 Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới

Dầu khí luôn là một tài nguyên không thể thiếu đối với hoạt động của con người trong việc di chuyển, làm khí đốt, vận hành hoạt động các nhà máy, xí nghiệp trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Hãy cùng Toplist điểm mặt những ông hoàng trên thị trường dầu khí thế giới.

National Iranian Oil Co

National Iranian Oil Co: 6,4 triệu thùng


Được thành lập năm 1948, National Iranian Oil Co thuộc quyền sở hữu của chính phủ Iran. Nhiệm vụ của công ty là thám hiểm, chiết xuất, vận chuyển và xuất khẩu dầu thô cho đất nước. Hãng cũng bán khí đốt tự nhiên và khí đốt hóa lỏng. Vương quốc dầu mỏ này đang tìm cách giành lại thị phần sau khi các lệnh cấm vận quốc tế dần được gỡ bỏ trong năm nay, đồng thời quyết định không tham gia vào thỏa thuận tạm ngừng nâng sản lượng vào tháng 4/2016 với các nhà sản xuất dầu mỏ khác. Iran đã đẩy mạnh sản lượng dầu thô ở 3 cơ sở sản xuất phía Tây nhanh hơn so với dự kiến trong khi nhà sản xuất đối thủ trong OPEC Saudi Arabia kêu gọi nhóm hợp tác cắt giảm vào cuối tháng này, để giúp cân bằng lại thị trường.


Sản lượng dầu phía Tây của sông Karoun cần phải đạt một triệu thùng mỗi ngày. Đây là một mục tiêu thực tế và tập đoàn này cần đầu tư và công nghệ. Iran đã thông qua một mô hình hợp đồng dầu khí mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù các chi tiết chưa được công bố. Theo thông tin từ Mehr, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc quốc gia này có tham gia vào bất kỳ kế hoạch ngừng hoặc cắt giảm sản lượng đầu ra hay không. Giá dầu thô đã tăng hơn 5% kể từ khi OPEC tổ chức hội nghị vào tháng 8 với kết quả là thỏa thuận tạm ngừng gia tăng sản lượng.

Tập đoàn dầu khí National Iranian Oil Co của Iran
Tập đoàn dầu khí National Iranian Oil Co của Iran
Tập đoàn dầu khí National Iranian Oil Co của Iran
Tập đoàn dầu khí National Iranian Oil Co của Iran

Royal Dutch Shell

Royal Dutch Shell: 3,9 triệu thùng


Royal Dutch Shell là một công ty dầu khí đa quốc gia, liên kết giữa Anh và Hà Lan, đặt tại Hague, Hà Lan. Royal Dutch Shell hay gọi tắt là Shell được thành lập vào năm 1907 thông qua việc sáp nhập của Royal Dutch Petroleum (Hà Lan) và Shell Transport & Trading (Anh). Logo hình vỏ sò với hai màu đỏ - vàng của Shell là một trong những biểu tượng thương mại quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng toàn cầu. Cũng giống như các công ty dầu khí khác, Shell bắt đầu đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình bằng cách tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, cụ thể là năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư nhiều vào công nghệ hydro. Hiện công ty xuất hiện tại hơn 90 quốc gia trên thế giới với 44.000 điểm du lịch. Royal Dutch Shell đảm nhiệm thực hiện toàn bộ quá trình từ khai thác, chế biến, vận chuyển, buôn bán cho đến phân phối và quảng bá, tham gia đáng kể vào năng lượng tái tạo.


Ngoài ra, công ty chuyên về khai thác dầu khí, các sản phẩm dầu khí. Hiện nay công ty này đang được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, là một bộ phận của FTSE 100 Index. Năm 2009, công ty có doanh thu 246,1 tỷ đô la Mỹ, lợi nhuận ròng đạt 16,58 tỷ đô la Mỹ và sử dụng 80.300 nhân công trên toàn thế giới. Sự cố của giàn Deepwater Horizon ngày 20 tháng 4 năm 2010 đã khiến 11 người thiệt mạng, gây ra tràn dầu ở một khu vực rộng lớn trong vịnh Mesxico gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống hoang dã trong khu vực, đến ngành ngư nghiệp và du lịch các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng. Công ty cũng tham gia lĩnh vực hóa dầu, thương mại và năng lượng tái tạo. Họ đang tiến hành khoan dầu tại biển Chukchi, gần Alaska.

Nhà máy lọc dầu thuộc tập đoàn Royal Dutch Shell
Nhà máy lọc dầu thuộc tập đoàn Royal Dutch Shell
Royal Dutch Shell
Royal Dutch Shell

Kuwait Prtroleum Corp

Kuwait Petroleum Corp (KPC): 3,2 triệu thùng

Kuwait Petroleum Corp được hợp thành từ British Petroleum và Chevron vào năm 1934. Các hoạt động của tập đoàn tập trung vào việc thăm dò dầu khí, sản xuất, hóa dầu, lọc dầu, tiếp thị, và giao thông vận tải. Với sản lượng chiếm 7% tổng sản lượng thế giới giúp tập đoàn này thu về 251,94 tỷ USD. Tuy nhiên, sau hơn 40 năm hoạt động, chính phủ Kuwait đã tiếp quản KOC vào năm 1975. Đến năm 1980, chính phủ nước này đã làm chủ hoàn toàn và điều hành công ty dưới tên mới KPO. Ngày nay KPO vẫn không ngừng mở rộng khả năng sản xuất để duy trì sức cạnh tranh với các công ty dầu khí khác trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới..

Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc tế Kuwait (Kuwait Petroleum International - KPI), ông Bakheet a -Rashidi, Kuwait hiện có khả năng sản xuất 3,15 triệu thùng/ ngày và kế hoạch trước mắt là tăng công suất lên 4 triệu thùng/ ngày vào năm 2020, duy trì công suất đó cho đến năm 2030. Tập đoàn mẹ của KPI là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait (Kuwait Petroleum Corp) đang cân nhắc tăng công suất lên 4,75 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2040. Để tăng sản lượng dầu thô, KPI đã và đang tìm cách bổ sung hoặc mở rộng các nhà máy chế biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Indonesia. KPI cũng dự kiến sẽ có khả năng lọc 800.000 thùng dầu thô mỗi ngày bên ngoài Kuwait trong vòng 5 năm bao gồm cả tại một nhà máy đang được xây dựng tại Việt Nam.

Kuwait Petroleum Corp hiện đại
Kuwait Petroleum Corp hiện đại
Kuwait Petroleum Corp hiện đại
Kuwait Petroleum Corp hiện đại

Pemex

Pemex: 3,6 triệu thùng


Petroleos Mexicanos- dịch là Dầu khí Mexico, nhưng được đăng ký nhãn hiệu và được biết đến với cái tên Pemex (phát âm tiếng Tây Ban Nha. Là công ty dầu khí quốc doanh Mexico, được thành lập vào năm 1938 bằng cách quốc hữu hóa hoặc tước quyền sở hữu các công ty dầu khí tại thời điểm đó. Pemex có tổng tài sản trị giá 415,75 tỷ USD và là công ty niêm yết không công khai lớn thứ hai thế giới tính theo tổng giá trị thị trường và doanh nghiệp lớn thứ hai của Mỹ Latinh theo doanh thu hàng năm tính đến năm 2009, chỉ vượt qua Petrobras (Công ty Dầu khí Quốc gia Brazil). Phần lớn cổ phần của nó không được niêm yết công khai và nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Mexico, với giá trị cổ phiếu niêm yết công khai của nó với tổng trị giá 202 tỷ đô la trong năm 2010, chiếm khoảng một phần tư tổng giá trị ròng của công ty. Doanh thu của nó đạt 415,75 tỷ đô la Mỹ, lớn thứ 2 Mỹ Latinh.


Sau nhiều thập kỷ căng thẳng giữa chính phủ và các công ty dầu mỏ nước ngoài, vào năm 1938 Tổng thống Mexico lúc đó là Lázaro Cásdenas đã loại bỏ mọi quyền lợi khai thác dầu mỏ của các công ty nước ngoài và quốc hữu hóa ngành dầu khí bằng cách thành lập Pemex. Ngày nay, Pemex cung cấp cho chính phủ Mexico khoảng một phần ba tổng doanh thu thông qua thuế. Có thời kì tập đoàn trải qua suy thoái khi công ty lớn nhất của Pemex - Cantarell lao dốc từ mức 2 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 600.000 thùng. Công ty đã phải làm việc gấp đôi thời gian để bù vào phần thiếu hụt đó bằng việc tăng sản xuất các mỏ dầu khác (thậm chí là thám hiểm thêm mỏ mới) và nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài và đến này đã dần ổn định trở lại.

Hình ảnh giàn khoan của Pemex
Hình ảnh giàn khoan của Pemex
Petroleos Mexicanos
Petroleos Mexicanos

Saudi Aramco

Saudi Aramco: 12,5 triệu thùng


Ả Rập Xê Út có nền kinh tế dựa trên dầu khí, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ về kinh tế và Saudi Aramco là một tập đoàn thuộc nhà nước. Năm 2003, OPEC đã ghi nhận tập đoàn này có lượng dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới cho đến tận ngày nay, với trữ lượng chiếm 24% trữ lượng dầu toàn cầu, là công ty khỏe nhất thế giới. Mỏ dầu lớn nhất của họ, Hgawar có thể sản xuất 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Dầu khí có vai trò quan trọng chiếm gần 70% thu nhập, 40% GDP, 90% nguồn thu từ xuất khẩu. Không những thế, tập đoàn này còn không ngừng phát triển tìm ra nhiều mỏ dầu mới làm thu nhập bình quân đầu người của nước này tăng cao. Gần đây, Thủ tướng Malaysia mới tuyên bố sẽ đầu tư cho Saudi Aramco khoảng 7 tỷ USD trong một dự án nhà máy lọc dầu và hóa chất tại Bang Johor phía Nam của Malaysia. Được lên kế hoạch từ năm 2016, thương vụ IPO của Saudi Aramco được kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên mới về phát triển kinh tế của Ả rập Xê út, quốc gia có sản lượng khai thác dầu thô lớn nhất khối OPEC.


Số tiền thu về từ vụ IPO này sẽ được sử dụng cho chiến lược mang tên Tầm nhìn 2030 của Thái tử Mohammed bin Salman. Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của kinh tế Ả rập Xê út vào dầu thô, đồng thời ra tín hiệu cho thấy Ả rập Xê út vẫn mở cửa hoạt động kinh doanh cho các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ có sản lượng dầu sản xuất mỗi ngày dẫn đầu các công ty dầu khí toàn cầu với doanh thu trên 1 tỉ USD/ ngày, Saudi Aramco còn được biết đến vì có kho trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Lịch sử của Saudi Aramco bắt nguồn từ những năm 1930 khi chính phủ Ả Rập Xê Út trao quyền thăm dò dầu mỏ cho một công ty Mỹ có tên Standard Oil of California. Sau nhiều lần tìm dầu thất bại, Arabian - American Oil Company (Aramco) cũng đã được thành lập trước năm 1944. Tuy nhiên, sự kiểm soát công ty lúc này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về chính phủ quốc gia vùng Vịnh. Mãi cho đến năm những năm 1980, Ả Rập Xê Út mới nắm quyền toàn bộ công ty, đồng thời đổi tên thành Saudi Aramco. Hiện tại công ty có trụ sở tại Dhahran và hoạt động đa dạng ở các lĩnh vực khai thác, sản xuất, lọc dầu, hóa chất, phân phối dầu khí.

Tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới Saudi Aramco
Tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới Saudi Aramco
Nhà máy lọc dầu của Saudi Aramco.
Nhà máy lọc dầu của Saudi Aramco.

Chevron

Chevron: 3,5 triệu thùng


Chevron Corporation (thường được gọi là Chevron) là một tập đoàn năng lượng đa quốc gia có trụ sở tại San Ramon, California và hoạt động tại hơn 180 quốc gia. Hoạt động của Chevron bao gồm: Thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu thô và khí tự nhiên, lọc dầu, tiếp thị và phân phối nhiên liệu cho giao thông vận tải và các sản phẩm năng lượng khác. Tập đoàn chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hóa dầu, sản xuất điện năng và năng lượng địa nhiệt, cung cấp các giải pháp tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng cho tương lai như khí vi sinh và các dạng năng lượng tái sinh khác. Các sản phẩm của Chevron được cung cấp dưới 3 thương hiệu là Chevron, Texaco và Caltex.


Chervon hoạt động trên mọi lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và năng lượng điện nhiệt. Sau khi mua lại Atlas Petroleum với giá 4,3 tỉ USD vào năm 2010, Chervon lại tiếp tục mở rộng sự lớn mạnh của mình bằng cách mua thêm Texaco vào năm 2011. Chevron được coi là một trong 6 công ty dầu khí hiện đại, siêu khủng cùng với những cái tên như Royal Dutch Shell, BP, Exxon Mobil, Total và Conocophillips Company. Đây là công ty đại chúng lớn thứ 3 của Mỹ và thứ 16 trên toàn thế giới. Năm 2010, hãng này mua lại Atlas Petroleum để tiếp cận các mỏ đá phiến tại Marcellus và Utica.

Tập đoàn dầu khí Chevron
Tập đoàn dầu khí Chevron
Tập đoàn dầu khí Chevron
Tập đoàn dầu khí Chevron

Exxon Mobil Corporation

Exxon Mobil Corporation: 5.4 triệu thùng


ExxonMobil là công ty dầu khí đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Irving, bang Texas. Tiền thân của ExxonMobil là công ty Standard Oil của tỉ phú John D. Rockefeller. Vào năm 1911, vì luật chống độc quyền Rockefeller đã buộc phải tách Standard Oil ra thành hai công ty là Standard Oil New Jersey và Standard Oil of New York. Trong những năm sau đó hai công ty này đã đổi thành Exxon và Mobil. Năm 1999, Exxon và Mobil chính thức sáp nhập để tạo thành công ty dầu khí lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Ngân sách của Exxon Mobil dành cho việc khai thác và sản xuất dầu khí sẽ đạt mức kỷ lục 20 tỷ đô la Mỹ trong năm 2009. Một nửa trong số đó sẽ dành cho các giếng dầu hiện có và các dự án dự kiến đi vào hoạt động trong các năm tiếp theo.


Exxon Mobil Corporation là một tập đoàn đa quốc gia ở Hoa Kì, có tổng doanh thu lớn nhất thế giới với 404,5 tỷ USD năm 2007, lợi nhuận năm đạt 40,6 tỷ, thị trường vốn tư bản cũng lớn nhất lên đến 517,92 tỷ USD. Exxon Mobil được sáp nhập từ Exxon và Mobil năm 1999 với 106 nghìn công nhân. Sở hữu 37 nhà máy lọc dầu tại 21 quốc gia, công ty đứng đầu ngành dầu mỏ thế giới về doanh thu. Hiện tại, Exxon Mobil đang đầu tư thuê giàn tự nâng Noble để đóng và thu dọn giếng khoan ngoài khơi Canada. Dự báo tập đoàn này sẽ có tiềm năng tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm sắp tới.

Hình ảnh Exxon Mobil
Hình ảnh Exxon Mobil
Exxon Mobil Corporation
Exxon Mobil Corporation

Gazprom

Gazprom: 9,7 triệu thùng


Được thành lập vào năm 1989, phần lớn công ty thuộc quyền sở hữu của nhà nước Nga trong khi một phần nhỏ thuộc về tư nhân. Vào những năm 1990, Gazprom đã có sự tăng trưởng đáng kể phần lớn nhờ vào việc chủ tịch công ty lúc đó được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nga. Với doanh thu hằng năm vào khoảng 150 tỉ USD, Gazprom là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn cho châu Âu, đồng thời còn có vai trò đòn bẩy tài chính cũng như chính trị đáng kể ở khu vực này. Tập đoàn khí đốt Gazprom lần đầu lọt vào Top 10 công ty dầu khí lớn nhất thế giớ. Bảng xếp hạng do Energy Intelligence đánh giá dựa trên các tiêu chí: Tài sản dầu mỏ và khí đốt, khả năng khai thác, kinh doanh và năng lực lọc hóa dầu của các công ty dầu khí trên thế giới. Năm nay, bảng xếp hạng ghi nhận sự phát triển đột phá của các công ty dầu khí Nga khi hầu hết các công ty này đều tăng hạng so với năm ngoái.


Gazprom có trụ sở tại Nga và cũng là nhà sản xuất khí gas tự nhiên lớn nhất trên thế giới chiếm tới 93% sản lượng khí tự nhiên của Nga, quản lý 16% nguồn khí dự trữ trên thế giới, biến nước Nga trở thành nhà độc quyền phân phối khí đốt tại châu Âu. Chính phủ nắm giữ quyền kiểm soát chủ yếu của công ty. Gazprom đang không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm các nhà máy như LNG ở Portovaya. Hiện Gazprom cung cấp khoảng 20% nhu cầu khí đốt của châu Âu và một số công ty châu Âu thời gian qua đã đầu tư vào kế hoạch hợp tác dự án đường ống dẫn dầu “Dòng chảy phương Bắc" trên biển Baltic của Gazprom.

Tập đoàn dầu khí Gazprom
Tập đoàn dầu khí Gazprom
Tập đoàn dầu khí Gazprom
Tập đoàn dầu khí Gazprom

BP

BP: 4,1 triệu thùng


BP là một tập đoàn dầu khí đa quốc gia, có trụ sở chính tại Anh. Mới đầu, BP tập trung vào khu vực Trung Đông. Năm 1959, họ thực hiện chiến lược mở rộng và trở thành công ty đầu tiên phát hiện ra dầu tại biển Bắc vào năm 1965, với 80.300 nhân công. Doanh thu đạt 246,1 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 16,58 tỷ USD. Kể từ khi bắt đầu được thành lập vào năm 1909 cho đến nay, BP đã không ngừng mở rộng hoạt động của mình từ Trung Đông sang Alaska và biển Bắc. BP có tiền thân là Công ty Anglo - Persian Oil Company năm 1909, được thành lập như một công ty con của Công ty dầu Burmah để khai thác nguồn dầu tại Iran. Năm 1935, Anglo - Persian Oil Company đổi tên thành Anglo - Iranian Oil Company và năm 1954 thành British Petroleum.


Có những giai đoạn BP từng là công ty dầu khí lớn thứ hai trên thế giới. BP hoạt động trong mọi lĩnh vực liên quan tới ngành dầu và khí, bao gồm: Khai thác và sản xuất lọc dầu, phân phối và tiếp thị, hóa dầu. BP cũng có một số hoạt động liên quan tới lĩnh vực năng lượng tái tạo như nhiên liệu sinh học và năng lượng gió. Các sản phẩm chính của BP bao gồm xăng dầu, khí tự nhiên, nhiên liệu động cơ, nhiên liệu hàng không và hóa dầu. Tuy nhiên, sau vụ tràn dầu vào năm 2010, công ty dầu khí có trụ sở tại London đã phải bán một số tài sản để trả 4,5 tỉ USD tiền phạt và một số lệ phí pháp lý khác.

Biểu tượng của tập đoàn BP
Biểu tượng của tập đoàn BP
Biểu tượng của tập đoàn BP
Biểu tượng của tập đoàn BP

PetroChina

PetroChina: 4,4 triệu thùng


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là một tập đoàn dầu khí lớn của Trung Quốc và là một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới. Trụ sở chính đặt tại quận Đông Thành, Bắc Kinh. CNPC được xếp hạng thứ 4 trong danh sách Fortune Global 500 năm 2019, một bảng xếp hạng toàn cầu của các tập đoàn dầu lớn nhất theo doanh thu. Trung Quốc có ba công ty dầu mỏ nhà nước, trong số đó công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn dầu khí Trung Quốc PetroChina là lớn nhất. Công ty này cũng sở hữu mức vốn hóa thị trường cao nhất so với các gã khổng lồ khác trong ngành trên thị trường chứng khoán.


PetroChina được thành lập vào năm 1999 và là công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc do nhà nước kiểm soát. Trong kế hoạch phát triển toàn cầu, PetroChina không chỉ tham gia vào thị trường châu Phi, mà còn ký một hợp đồng về khí đốt tự nhiên trị giá 50 tỉ USD với Úc, đồng thời chi hơn 5 tỉ USD để có một phần nhỏ trong việc phát triển khí đốt ở Canada. PetroChina được dự đoán sẽ có khả năng vươn lên mạnh mẽ để trở thành tên tuổi lớn nhất của ngành dầu khí trong những năm tới. Các chuyên gia tin rằng PetroChina sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa với sự trợ giúp của chính phủ, đồng thời lượng đá phiến khủng do Trung Quốc sở hữu cũng là một động lực lớn.

Tập đoàn PetroChina của Trung Quốc
Tập đoàn PetroChina của Trung Quốc
PetroChina
PetroChina

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?