Top 11 Thông tin hữu ích cần biết về ong bắp cày

Loài ong bắp cày sống trong tự nhiên chính là mối đe dọa lớn tới sự cân bằng sinh thái. Đối với những tên côn đồ hung hăng này, chúng ta cần phải tránh xa để không bị vạ lây. Và dưới đây là những thong tin hữu ích cần biết về loài ong này.

Đặc điểm hình dáng

Loài ong này có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, phân bố rộng rãi trên toàn trái đất. Chúng bao gồm rất nhiều loài, với những màu sắc khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là màu nâu, đen, vàng hoặc sự đan xen giữa các màu sắc này với nhau.


Điểm đặc biệt của loài ong này là có bộ cánh màng, khớp giữa bụng và ngực nhỏ, cơ thể phân đốt, phân biệt rõ giữa phần đầu, ngực và bụng. Chúng có 3 đôi chân cứng cáp, giúp bám trụ khi ở trên các thân cây, hay khi săn mồi. Không chỉ có kích thước khác biệt, hình dạng của chúng cũng độc đáo không kém với phần bụng và ngực được kết nối với nhau biệt bằng một “ vòng eo” siêu nhỏ. Phần bụng của chúng thuôn nhọn về cuối tại nên một thân hình riêng biệt dễ nhận dạng.


Kích thước trung bình thường từ 2 – 5,5 cm, trong đó nổi tiếng nhất là ong bắp cày khổng lồ Châu Á.

Đặc điểm hình dáng
Đặc điểm hình dáng
Đặc điểm hình dáng
Đặc điểm hình dáng

Tập tính sinh sản của ong bắp cày

Tới mùa sinh sản (từ tháng 9 – tháng 10 hàng năm), chúng thường bay di cư thành đàn để tới nơi khác làm tổ. Đây cũng là thời điểm mà loài ong này hung dữ nhất vì chúng có thể tấn công bất cứ thứ gì chạm vào tổ.


Trong một quần thể ong, ong chúa là con duy nhất có khả năng giao phối và sinh nở. Chúng sẽ sẽ kết hợp với những con ong đực khỏe mạnh giao phối và duy trì nòi giống. Ong đực có nhiệm vụ ở lại trong tổ và phối giống, sau khi giao phối, chúng sẽ chết, ong thợ sẽ đi kiếm ăn và xây tổ.


Loài ong này thường sinh sản vào mùa xuân. Có một số loài sẽ đẻ ấu trùng trứng vào xác những “nạn nhân” mà nó đã tiêu diệt trước đó.

Tập tính sinh sản của ong bắp cày
Tập tính sinh sản của ong bắp cày
Tập tính sinh sản của ong bắp cày
Tập tính sinh sản của ong bắp cày

Khu vực làm tổ

Là loài động vật có đời sống xã hội, nên ong bắp cày thường làm tổ có thể chứa lên tới hàng ngàn cá thể cùng loài.


Thông thường, tổ của loài ong này được xây dựng ở các bụi cây, trên các thân cây cao, mái hiên nhà, ban công hay thậm chí có loài còn làm tổ ở dưới mặt đất,...

Bạn có thể thấy tổ ong bắp cày ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, họ ong này còn có những loài ong sống ký sinh trên cơ thể các loài động vật khác.

Khu vực làm tổ
Khu vực làm tổ
Khu vực làm tổ
Khu vực làm tổ

Cách ong bắp cày truyền tin cho nhau

Khoa học từng nhiều lần chứng minh rằng những con ong bắp cày (tên khoa học Vespula vulgaris) không hề biết truyền tin cho nhau, nhưng chúng lại có thể cùng nhau xây dựng và duy trì được một cái tổ phức tạp, bền vững qua nhiều thế hệ.


Trong một nghiên cứu gần đây, nhà sinh vật học Istvan Karsai, thuộc Trường ĐH Đông Tennessee, Johnson, bang Tennessee (Mỹ) và các cộng sự cho biết: loài ong này đã thực hiện nhiệm vụ của chúng căn cứ vào lượng nước có trong tổ.


Nhóm chuyên gia nhận định: ở đa số loài côn trùng có tập tính xã hội bầy đàn (như loài ong, kiến, mối...), mỗi thành viên trong tổ đều có mối liên hệ nào đó với nhau, theo cách này hay cách khác, để truyền tin cho nhau về nơi có thức ăn, báo động khi có kẻ thù hay khi xảy ra sự cố, ví dụ như bằng những vũ điệu phức tạp hay chất pheromone...


Song, loài ong bắp cày vốn kém thông minh hơn, chúng không thể nào truyền tin cho nhau theo cả hai cách trên mà chỉ thực hiện việc thay đổi hành vi của mình bằng cách theo dõi lượng nước tồn tại trong tổ. Để nhận biết lượng nước ấy, chúng sẽ trao đổi chất lỏng cho nhau qua mỗi lần chạm vào các thành viên khác sống chung trong tổ.

Cách ong bắp cày truyền tin cho nhau
Cách ong bắp cày truyền tin cho nhau
Cách ong bắp cày truyền tin cho nhau
Cách ong bắp cày truyền tin cho nhau

Tính xã hội của Ong bắp cày

Ong bắp cày được chia thành hai phân nhóm chính: xã hội và đơn lẻ. Những con ong bắp cày sống thành “xã hội” chỉ chiếm khoảng một nghìn loài và bao gồm cả những con ong xây tổ như ong bắp cày sừng vàng.


Cá thể ong chúa sống sót qua mùa đông bằng cách ngủ đông trong một nơi ấm áp, được ong thợ canh gác cẩn thận sẽ thụ thai và bắt đầu mùa sinh sản vào mùa xuân hàng năm. Thời điểm này. các ong thợ có nhiệm vụ xây dựng chiếc tổ nhỏ phù hợp với kích thước và khả năng sinh sản của cá thể Ong chúa. Tới khi lượng thức ăn – dân số tăng lên, chúng sẽ mở rộng tổ, tiếp tục xây dựng thêm những ô tổ ong 6 mặt để ong chúa có thể tiếp tục quá trình sinh sản. Vào cuối mùa hè, một bầy ong có thể có có tới hơn 5.000 cá thể, bao gồm cả ong chúa và những con ong thợ may mắn thoát chết trong mùa đông.


Những cá thể ong này sẽ là nhân tố quan trọng trong việc khởi động cho một cuộc hành trình mới vào mùa xuân năm sau.

Những con ong bắp cày đơn độc, thường không chung sống thành đàn với số lượng lớn như các loài ong khác. Nhóm ong này bao gồm các thành viên có kích thước lớn nhất trong Họ nhà ong như Ong nhện đen cánh cam, có thể đạt tới chiều dài 3,3 cm. Trong khi những bầy ong sống thành tổ dụng chỉ sử dụng ngòi độc để phòng vệ thì những cá thể ong sống đơn độc lại dùng nọc độc để săn mồi.

Tính xã hội của Ong bắp cày
Tính xã hội của Ong bắp cày
Tính xã hội của Ong bắp cày
Tính xã hội của Ong bắp cày

Thông tin cơ bản về ong bắp cày

Ong bắp cày có nhiều tên gọi khác như ong bò, ong nghệ... Chúng xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Á và Châu Âu, Bắc Á. Vì bản tính dữ dằn và hiếu chiến, chúng còn có tên gọi khác là ong sát thủ, ong diệt chủng. Đối với khu vực Bắc Mỹ nói riêng và các vùng sinh trưởng của ong bắp cày nói chung, mấy con tò vò này bị coi là loài xâm lấn do vô cùng phá hoại.


Chúng có hơn 20 loài khác nhau thuộc chi Vespa, Provespa, họ Vespidae có nguồn gốc từ châu Á. Ong thường ăn rất nhiều loài côn trùng, trong đó phổ biến nhất là các loài ong mật, châu chấu, chuồn chuồn, nhện, dế. Ngoài ra, chúng còn hút các chất dịch từ quả chín, ăn mật hoa và nhựa cây,…


Ong bắp cày thường đi săn riêng lẻ, tuy vậy chỉ có ong cái mới có ngòi độc để hạ gục đối thủ. Khi gặp nguy hiểm chúng mới tiết ra các hoocmon để kêu cứu những con ong gần đấy đến tấn công nạn nhân.

Thông tin cơ bản về Ong bắp cày
Thông tin cơ bản về Ong bắp cày
Thông tin cơ bản về Ong bắp cày
Thông tin cơ bản về Ong bắp cày

Các loài ong bắp cày

Ong bắp cày được phân làm rất nhiều loài khác nhau trên toàn thế giới. Dưới đây, Toplist xin giới thiệu tới bạn 3 loài ong bắp cày phổ biến nhất trong thời điểm hiện nay.


Ong bắp cày Garuda: Garuda là loài ong bắp cày khá nổi tiếng ở dãy núi Mekongga, thuộc bán đảo Sulawiesi của Indonesia. Cái tên Garuda của chúng được đặt giống với 1 biểu tượng của đất nước Indonesia. Đây là một trong những loài ong có kích thước lớn nhất trong họ nhà ong với chiều dài trung bình là 3,3cm, chiếc hàm to và cứng giúp tự vệ tốt.


Ong bắp cày khổng lồ châu Á: Đây là một loài côn trùng sống chủ yếu ở khu vực nhiệt đới Đông Á. Với chiều dài trung bình gần 5cm, sải cánh dài gần 8cm, tốc độ bay 40km/h. Đây là loài ong lớn nhất trên thế giới hiện nay. Đồng thời, nọc độc của chúng có thể tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của con người.


Ong bắp cày ký sinh: Loài ong này thường tấn công nhện đen nhằm làm tê liệt chúng và tiến hành đẻ trứng đẻ trứng vào thân nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn. Ấu trùng ong sẽ sống ký sinh ở phần bụng của nhện và lấy thịt nhện làm thức ăn. Sau khoảng 35 ngày, ấu trùng sẽ lột xác và chui ra ngoài. Khi bị chúng đốt, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, tuy nhiên hầu như nọc độc của loài ong này không gây chết người.

Các loài ong bắp cày
Các loài ong bắp cày
Các loài ong bắp cày
Các loài ong bắp cày

Tác động đến hệ sinh thái

Bên cạnh những mối rắc rối mà chúng gây ra, ong bắp cày thực chất lại rất có ích đối với con người. Gần như tất cả côn trùng côn trùng trên Trái đất đều có thể là con mồi của ong bắp cày.


Chúng sẽ làm thức ăn hoặc làm vật chủ cho các ấu trùng của ong sống ký sinh. Bên cạnh đó, ong nói chung và ong bắp cày nói riêng rất giỏi trong việc kiểm soát các nhóm dịch hại, do vậy mà ngành nông nghiệp thường xuyên sử dụng chúng nhằm để bảo vệ mùa màng.


Chúng góp phần kiểm soát dịch bệnh do côn trùng gây ra, bảo vệ mùa màng. Chúng còn là thiên địch số một của loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc.

Tác động đến hệ sinh thái
Tác động đến hệ sinh thái
Tác động đến hệ sinh thái
Tác động đến hệ sinh thái

Một số thông tin thú vị về Ong Bắp Cày có thể bạn chưa biết:

Một số thông tin thú vị về Ong Bắp Cày có thể bạn chưa biết:

  • Những con ong Yellow jackets hay Ong Taxi trưởng thành thường ăn các chất ngọt được tiết ra từ những tổ ong non.
  • Ong bắp cày Polistes fuscatus có thể phân biệt được khuôn mặt của những loài ong bắp cày khác.
  • Xe tay ga Vespa được đặt theo tên của Ong bắp cày – vì trong tiếng Ý, “vespa” có nghĩa là “ong bắp cày”.
  • Ong bắp cày có phần eo nhỏ hơn những loài ong thông thường.
Một số thông tin thú vị về Ong Bắp Cày có thể bạn chưa biết:
Một số thông tin thú vị về Ong Bắp Cày có thể bạn chưa biết:
Một số thông tin thú vị về Ong Bắp Cày có thể bạn chưa biết:
Một số thông tin thú vị về Ong Bắp Cày có thể bạn chưa biết:

Sự khác biệt với các loài ong khác

Ong bắp cày được phân biệt với những loài ong khác bằng phần bụng dưới nhọn và “chiếc eo” khá nhỏ, còn được gọi là “cuống lá”, phần thân này tách biệt riêng bụng và ngực với nhau.


Chúng có màu sắc rất đa dạng, từ màu vàng quen thuộc đến nâu, màu xanh kim loại và đỏ tươi. Trong đó, Vespula germanica (Ong Tò vò Đức) là loài ong có màu sắc sáng nhất trong họ Ong bắp cày.


Tất cả ong bắp cày đều xây tổ. Trong khi loài ong nói chung tiết ra một loại sáp để xây tổ thì ong bắp cày lại nhai những sợi gỗ vụn bằng hàm dưới và trộn với nước bọt để tạo thành một hợp chất đặc biệt giúp xây những chiếc tổ vững chắc hơn.

Sự khác biệt với các loài ong khác
Sự khác biệt với các loài ong khác
Sự khác biệt với các loài ong khác
Sự khác biệt với các loài ong khác

Ngòi độc của Ong bắp cày

Hầu hết các loài động vật đều khiếp sợ và luôn tìm cách tránh xa loài ong bắp cày hung dữ. Tuy vậy, những sinh vật vô tình tiếp xúc vật lý vào một tổ ong hoặc cả gan làm phiền đến đàn ong sẽ khiến chúng phải trả giá đắt.


Khi một cá thể ong thợ gặp nguy hiểm, chúng sẽ tiết ra một loại pheromone thông báo tới các thành viên trong bầy gần khu vực đó và lập tức số ong này sẽ tập hợp lại và tấn công nạn nhân. Trong khi đó, không giống như loài ong thông thường, ong bắp cày đi săn đơn lẻ lại có khả năng đốt liên tục, đưa chất độc vào con mồi, tuy nhiên chỉ cá thể ong bắp cày cái mới có ngòi độc.


Đặc biệt nọc của loài ong này có thể dài tới gần 7mm, chứa các chất cực độc có thể phân hủy các mô ở người. Chúng cũng có thể xuyên qua hầu hết các loại quần áo bảo hộ. Theo thống kê, hàng năm tại Nhật bản có tới 50 người bị chết do ong bắp cày khổng lồ tấn công.


Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm tác giả tại Mỹ được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy nọc độc ong bắp cày được sử dụng để điều chế loại protein chữa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Những thay đổi giúp tăng khả năng tiêu diệt tế bào trong phân tử, giảm đáng kể tác hại của nọc ong cho tế bào con người. Khi thử nghiệm trên chuột, protein tái tạo từ nọc độc ong cho kết quả bảo vệ tế bào đáng kể khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây chết người.

Ngòi độc của Ong bắp cày
Ngòi độc của Ong bắp cày
Ngòi độc của Ong bắp cày
Ngòi độc của Ong bắp cày

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?