Hàng ngày chúng ta tiêu dùng rất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Trong số đó có những thương hiệu ta chỉ dùng lần đầu rồi không bao giờ dùng lại, có những thương hiệu ta dùng sản phẩm của họ hàng ngày và thương hiệu đó trở lên vô cùng quen thuộc. Sau đây là danh sách những thương hiệu phổ biến, được nhiều người biết đến nhất Việt Nam theo nghiên cứu của tập đoàn Kantar Worldpanel.
Dutch Lady - Cô gái Hà Lan là thương hiệu sữa của tập đoàn FrieslandCampina đã có 90 năm hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đây cũng là thương hiệu ngoại có mặt lâu đời nhất tại Việt Nam. Dutch Lady kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa bột, sữa nước, sữa chua,... Vào năm 2012, thương hiệu Dutch Lady chiếm tới 20,40% thị phần sữa đứng thứ 2 sau thương hiệu Vinamilk.
Đây cũng là nhãn hiệu sữa ngoại duy nhất lọt top 10 thương hiệu hàng tiêu dùng phổ biến. Số lượng người mua đạt 16,8 triệu người, với tần suất là 11 lần/năm.
Thành lập từ năm 1991 cung cấp chủ yếu các sản phẩm gia vị, hạt nêm với nguồn vốn 100% đến từ tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản. Với kinh nghiệm và hiểu biết về thói quen ăn uống của người Việt nên công ty có tơi 77% tỷ lệ hộ gia đình mua sản phẩm tần suất là 6 lần/năm.
Ngôi sao Phương Nam là sản phẩm sữa đặc có đường thuộc tập đoàn Vinamilk. Tần suất mua sản phẩm này lên tới 10 lần/năm với tỷ lệ mua là 40%.
Chinsu là dòng sản phẩm nước tương nước mắm của tập đoàn Massan Food. Các sản phẩm nước tương nước mắm của công ty được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Việt Nam, hầu như trong mỗi gia đình người Việt đều có ít nhất một sản phẩm của Massan với các thương hiệu như Tam Thái Tử, Nam Ngư, Omachi,...
Theo khảo sát có tới 93% người được hỏi có sử dụng và biết tới các sản phẩm của Chinsu.
Tuy nhiên gần đây các sản phẩm của Chinsu dính nghi án sử dụng hóa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng và bị nhiều người tẩy chay.
Omo là một thương hiệu bột giặt đến từ tập đoàn đa quốc gia Unilever có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Trên Thế Giới có tới 445 triệu người sử dụng sản phẩm bột giặt này và ở Việt Nam hơn 10 triệu người sử dụng. Có tới 76% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng sản phẩm Omo với tần suất mua 6 lần/năm.
Sữa Ông Thọ là nhãn hiệu sữa đặc nổi tiếng của tập đoàn Vinamilk, sữa Ông Thọ ra đời vào năm 1975 thuộc sở hữu của công ty sữa đa quốc gia Foremost, vào năm 1990 Vinamilk tiếp quản thương hiệu này. Có tới 60% hộ gia đình Việt Nam sử dụng sản phẩm này với tần xuất mua hàng 7 lần/năm.
Với hơn 35 năm kinh doanh các mặt hàng dầu ăn và bơ thực vật tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm của Tường An trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Tỷ lệ hộ gia đình mua các sản phẩm của công ty lên tới 70% và tần suất mua hàng 8 lần/năm.
Vinamilk là tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập vào năm 1976, các sản phẩm của công ty bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay Vinamilk chiếm tới 76% thị phần sữa tại thị trường Việt Nam và có mạng lưới phân phối trên cả 64 tỉnh thành Việt Nam. Công ty có tới hơn 200 mặt hàng gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát,...
Theo khảo sát có khoảng 94% người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của Vinamilk với tần suất mua 27 lần/năm.
Oishi nổi tiếng với các sản phẩm bánh kẹo và snack hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1997. Các sản phẩm của Oishi quen thuộc với người tiêu dùng như snack bí đỏ, snack tôm cay, snack phomát,...
Các sản phẩm của Oishi có tỷ lệ mua lên tới 46% và tần suất mua 10 lần/năm.
Hảo Hảo là thương hiệu mì gói của công ty Nhật Bản Acecook có mặt tại thị trường Việt Nam được 15 năm. Các sản phẩm của Hảo Hảo rất đa dạng từ nhiều vị mì gói, mì ly, mì lẩu, miến, phở,... đáp ứng đa dạng như cầu của người tiêu dùng. Hiện nay Hảo Hảo đang giữ vị trí dẫn đầu về thị phần sản phẩm mỳ ăn liền tại thị trường Việt Nam nhưng gặp rất nhiều cạnh tranh từ đối thủ tiềm năng như Omachi, Kokomi, Sagami,...
Tỷ lệ người biết đến và sử dụng sản phẩm của Hảo Hảo lên tới 73% và Hảo Hảo từng tự hào phục vụ 2 tỷ bữa ăn ngon mỗi năm.