Cấu trúc sở hữu của ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới tương đối phức tạp. Các thương hiệu thường sở hữu thêm một vài thương hiệu con mà đôi khi còn được nhiều người biết đến hơn cả thương hiệu chủ quản. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung tổng thể hơn về cấu trúc sở hữu của các thương hiệu ô tô lớn nhất trên thế giới.
Honda (Công ty mẹ)
Honda nổi tiếng với 2 mẫu xe: Civic và Accord ở khắp các thị trường trên thế giới. Acura có 2 mẫu xe nổi tiếng là: Acura MDX và Acura ZDX.
Tại Việt Nam, Honda đang gặp nhiều khó khăn với Civic. Chậm thay đổi và giá bán cao đang khiến Civic tụt xuống cuối bảng xếp hạng trong phân khúc xe hạng C với doanh số thấp chưa từng thấy.
Định giá thương hiệu: 22,6 tỷ đôla Mỹ.

Geely (Công ty mẹ)

PSA Peugeot Citroen (Công ty mẹ)
Một số mẫu xe phổ biến: Peugeot 208, 408, 508.

BMW (Công ty mẹ)
Mini là dòng xe cỡ nhỏ, nhắm vào phân khúc bình dân. Trong khi đó Rolls-Royce là thương hiệu xe sang nổi tiếng trên thế giới được biết đến với những chiếc xe lên đến triệu đôla Mỹ.
Các mẫu BMW phổ biến: BMW 3-series, BMW 5-series, BMW-7 series (xe sedan cực sang), BMW i8 (siêu xe).
Định giá thương hiệu: 27,5 tỷ đôla Mỹ.

Các công ty độc lập
- Aston Martin, McLaren, W Motors: xe hạng sang, xe đua, siêu xe. Các mẫu xe nổi tiếng: Aston Martin Vanquish, DB 9, McLaren 650S, W Motors Lykan Hypersport.
- Subaru, Mazda, Mitsubishi: Các thương hiệu đến từ Nhật Bản, nhắm vào phân khúc xe bình dân. Các mẫu xe nổi tiếng: Subaru XV, Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX5, Mazda BT-50, Mitsubishi Pajero.
- Telsa: hãng xe điện đến từ Mỹ của Elon Musk. Hiện hãng đang sản xuất các mẫu xe chạy điện từ giá bình dân tới hạng sang: Telsa 3, Telsa Model S, Telsa Model X.
Telsa hiện được định giá thương hiệu: 4,4 tỷ đôla Mỹ.


Suzuki (Công ty mẹ)

Daimler (Công ty mẹ)
Mercedes-Benz nổi tiếng với xe trải đều các phân khúc: sedan, crossover, SUV cỡ lớn, minivan... Trong bộ ba xe Đức, Mercedes là hãng xe có lịch sử lâu đời nhất so với Audi hay BMW.
Tại Việt Nam hiện nay đã có nhà máy lắp ráp chính thức của Mercedes, khiến cho giá thành xe tiếp cận được gần hơn với người dùng. Các mẫu xe phổ biến: C200, C250, C300 (xe sedan 4 chỗ). Dòng GLK (xe crossover và SUV cỡ lớn).
AMG là những mẫu xe nâng cấp so với xe Mercedes nguyên bản. Các mẫu xe của AMG thường có vẻ bề ngoài mạnh mẽ hơn, một công suất mạnh hơn, lái dễ dàng hơn, độ ổn định cao hơn và sử dụng một cách rộng rãi vật liệu sợi carbon so với những chiếc xe nguyên bản của Mercedes. Các mẫu xe có logo AMG thường là mẫu xe đắt nhất và có hiệu suất cao nhất so với chiếc xe cùng dòng của Mercedes.
Maybach là thương hiệu xe cực sang từng sáng ngang với Rolls-Royce và Bentley. Tuy nhiên do sụt giảm doanh số nghiêm trọng, Daimler đã quyết định khai tử Maybach vào năm 2013 và định hướng dòng xe sang của hãng hiện tại là Mercedes S-series với các mẫu S400, S500, S550, S600.
Định giá thương hiệu: 22,5 tỷ đôla Mỹ.

Renault Nissan (Liên minh)
Nissan là một trong ba tam trụ của ngành ô tô Nhật Bản: Toyota, Honda, Nissan. Giống như Toyota có Lexus, Nissan có Infiniti để nhắm tới phân khúc xe hạng sang. Các mẫu xe nổi tiếng của hãng như: Inifiniti QX 60, QX 80 được nhiều người dùng quan tâm.
Tại Việt Nam thị phần của Renault vẫn còn rất nhỏ bé do độ phổ biến chưa cao và thuế nhập khẩu là rào cản. Nissan thông dụng hơn với các mẫu xe từ bình dân đến sang trọng: Nissan Sunny, Teana, X-Trail.
Định giá thương hiệu: 11,5 tỷ đôla Mỹ

Toyota (Công ty mẹ)
Xe của Toyota thường được nhắc đến với độ bền cao, chi phí sử dụng thấp, tiết kiệm nhiên liệu, thực dụng và bán lại ít mất giá. Ở Việt Nam Toyota có thị phần rất lớn trải đều ở các phân khúc, nổi tiếng với các mẫu xe: Vios, Altis, Camry, Fortuner, Innova.
Không giống như các thương hiệu mua lại lẫn nhau, Lexus là thương hiệu xe sang được Toyota tạo ra vào năm 1989. Các mẫu xe của Lexus có ngoại hình, nội thất sang trọng, độ hoàn thiện gần như tuyệt đối và giá thành cao. Một số mẫu Lexus nổi tiếng như: GS 350 (xe sedan 4 chỗ), LS 600HL (xe hybrid đắt nhất thế giới), GX 460-LX570 (SUV cỡ lớn).
Định giá thương hiệu: 29,5 tỷ đôla Mỹ

Ford (Công ty mẹ)
Tại thị trường Việt Nam dù có mặt từ rất sớm, nhưng Ford vẫn chưa dành được thị phần vững chắc do tâm lý người dùng vẫn ngại khi nhắc đến xe Mỹ. Duy nhất có Ford Ranger được người dùng đón nhận nhiều do tính thực dụng của nó, mẫu bán tải chạy địa hình cực khỏe và có thùng lớn để chứa hàng hóa.
Một số mẫu xe nổi bật: Focus, Ranger, Fiesta, EcoSport.
Định giá thương hiệu: 12,5 tỷ đôla Mỹ.

General Motors (Công ty mẹ)
Tại thị trường Việt Nam, Chevrolet nhắm vào phân khúc xe bình dân còn Cadillac lại nhắm vào dòng xe sang với những người có thu nhập cao hoặc VIP. Các thương hiệu còn lại không được sử dụng phổ biến.
Xe nổi bật: Chevrolet Cruze (xe sedan 4 chỗ), Chevrolet Captiva (xe SUV 7 chỗ), Cadillac Escalade (xe khoang dành cho VIP).
Định giá thương hiệu: 9 tỷ đôla Mỹ.

Volkswagen (Công ty mẹ)
Ngoài ô tô, Volkswagen cũng có cổ phần trong một số thương hiệu xe mô tô 2 bánh phân khối lớn như: Ducatti, Suzuki.
Ở Đức và trên thế giới cái tên Volkswagen được nhiều người biết đến, nhưng nếu đặt bên cạnh những thương hiệu như Audi, Lamborghini hay Porsche thì thương hiệu mẹ không nổi tiếng bằng. Ở Việt Nam hiện xe của Volkswagen chỉ được nhập về dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc và rào cản về thuế nên chưa thông dụng.
Mẫu xe nổi tiếng nhất: Volkswagen Beetle (còn gọi là Volkswagen con bọ).
Định giá thương hiệu: 9,5 tỷ đôla Mỹ với Volkswagen. 12,8 tỷ đôla Mỹ với Audi.

Fiat Chrysler Automobiles - FCA (Công ty mẹ)
Fiat sáp nhập với Chrysler vào năm 2014 và niêm yết cổ phiếu ở cả Italia và Mỹ.
Định giá thương hiệu: 7,7 tỷ đôla Mỹ.

Hyundai Motor Group (Công ty mẹ)
Tại Việt Nam doanh số của Hyundai và Kia rất mạnh. Kia được THACO Trường Hải phân phối và vượt qua cả Toyota Altis về doanh số, chỉ chịu đứng sau Mazda trong phân khúc xe hạng C. Giá cả hợp lý, kiểu dáng trẻ trung là những điểm được lòng người dùng của Kia.
Hyundai ở Việt Nam phổ biến với các mẫu xe trải đều các phân khúc: Grand i10, i20 cỡ nhỏ. Elantra, Avante, Sonata xe sedan. SantaFe, Tucson xe crossover.
Định giá thương hiệu: 8,4 tỷ đôla Mỹ

Tata Motors (Công ty mẹ)
Tata Motors đã mua lại Jaguar và Land Rover từ Ford và tiếp tục phát triển đến ngày nay. Đây là hai thương hiệu được định hình ở phân khúc hạng sang với giá thành xe và độ hoàn thiện cực cao.
Land Rover hiện nay nổi tiếng trên khắp thế giới với những mẫu xe bán cực chạy: Range Rover Evoque, Autobiography, Discovery.
Định giá thương hiệu: 4,7 tỷ đôla Mỹ.
