Tại sao đa số những người mắc bệnh tim dẫn đến tử vong? Đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay. Và một trong những lý do được các chuyên gia về sức khỏe trả lời đó là do chậm trễ đi khám bệnh khi triệu chứng mới chớm. Vì các triệu chứng của bệnh tim rất khó cảm nhận và các bác sĩ mong muốn bệnh nhân đề phòng đừng bỏ qua các dấu hiệu báo trước có thể của bệnh này. Hiểu được như vậy, thì hôm nay Toplist đưa ra Top những triệu trứng của người mắc bệnh tim, các bạn chú ý nhé.
Mất ý thức
Mất ý thức thường là kết quả của việc máu cung cấp đến não không đủ dẫn tới ngất xỉu. Lúc này bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, thậm chí là buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh hoặc nặng hơn nữa là mất ý thức những dấu hiệu đó thường xảy ra nhanh chóng và không có các biểu hiện báo trước. Bởi vậy, bạn đừng bao giờ bỏ qua triệu trứng này khi bạn gặp phải nó. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây mất ý thức cần được kể ra đầu tiên. Hẹp hở van động mạch chủ do thoái hoá, vôi hoá các lá van; tổn thương đường dẫn truyền do suy mạch vành gây rối loạn nhịp tim; tăng huyết áp; bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn; vữa xơ động mạch cảnh là những nguyên nhân hay gặp ở người có tuổi. Có khi những nguyên nhân này chỉ được phát hiện sau một vài lần bệnh nhân mất ý thức phải vào bệnh viện cấp cứu.
Mất ý thức cũng có thể xảy ra khi thay đổi tư thế ở một bệnh nhân tăng huyết áp đang đươc điều trị bằng thuốc hạ áp, nhất là bệnh nhân tăng huyết áp này lại có bệnh đái tháo đường kèm theo. Đặt bệnh nhân lên giường, nằm đầu thấp và nâng hai chân bệnh nhân lên cao. Động tác này rất hiệu quả trong trường hợp bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế.
Mệt mỏi
Biểu hiện mệt mỏi thường xảy ra ở phụ nữ đó không phải là triệu chứng hiếm gặp trong giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp và những tuần sau đó. Nếu lúc nào cũng thấy mệt thì đó có thể là dấu hiệu suy tim. Ngoài ra mệt mỏi còn là dấu hiệu của các nguyên nhân khác ngoài tim như: đái tháo đường, cường giáp, thiếu máu,...Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc hụt hơi sau những hoạt động thường ngày như leo cầu thang hay bưng đồ, hãy mau chóng sắp xếp công việc để đi khám tim mạch càng sớm càng tốt. Theo một số chuyên gia, sự thay đổi rõ ràng về sức lực này là dấu hiệu bệnh tim rõ ràng nhất, đặc biệt khi nó kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, tương tự tức ngực, sức khỏe của phụ nữ dễ dàng suy yếu hơn so với nam giới. Sau khi chơi thể thao, chạy bộ hay đi lên dốc, nếu bạn cảm thấy chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi có thể do tim không cung cấp đủ máu giàu ô-xy đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó cũng không nên bỏ qua nguy cơ bệnh tim khi thấy các dấu hiệu lạ như thế này.
Đau ngoài ngực
Nhiều triệu trứng nhồi máu cơ tim khi mà cơn đau bắt đầu ở ngực và lan lên vai, cánh tay, khuỷu tay, lưng, cổ hoặc bụng. Nhưng có khi không có biểu hiện đau ngực mà lại đau ở vị trí khác ngoài ngực. Cơn đau xuất hiện rồi biến mất. Nam giới bị nhồi máu cơ tim thường đau cánh tay trái. Còn nữ thì có cảm giác đau ở cả hai cánh tay, hoặc giữa hai xương bả vai. Xuất hiện các triệu chứng đau vai tay trái dễ làm bạn liên tường tới các bệnh về xương khớp, nhưng các bệnh lý mạch vành cũng có thể gây những triệu chứng đau như thế.
Cảm giác đau, ran ran lan từ ngực xuống cánh tay, ngón tay, vùng cổ, cả hai bên bả vai. Chính vì lý do này, nhiều bệnh nhân không hề mảy may nghi ngờ gì về các bệnh tim mạch, để sau một thời gian, triệu chứng ngày càng diễn tiến với tần suất và cường độ tăng dần, đi khám thì bệnh đã kéo dài một thời gian, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Trong một số trường hợp, cơn đau tim không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Trên thực tế, khoảng 15% bệnh nhân không biết họ đang trải qua một cơn đau tim. Điều này phổ biến hơn ở người già và người bị tiểu đường. Thay vì gây ra các triệu chứng thông thường, cơn đau tim với họ giống như một đợt cúm kéo dài, cảm thấy căng thẳng ở ngực hoặc mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về các triệu chứng đang gặp phải, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Khó thở
Cảm giác hết hơi không thở được nữa khi ngồi nghỉ hoặc khi gắng sức nhẹ có thể là biểu hiện của bệnh phổi như: suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nhưng hó thở cũng là triệu chứng của nhồi máu cơ tim, suy tim. Thỉnh thoảng người bệnh nhồi máu cơ tim không có cảm giác ép ngực hoặc đau ngực, thay vào đó là khó thở, cảm giác như vừa chạy bộ quá sức. Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng khó thở là do ứ dịch tại phổi, tim không thể bơm máu đi các cơ quan một cách hiệu quả. Máu dễ bị tích tụ trong tĩnh mạch từ phổi về tim. Khi những tĩnh mạch này đầy máu, áp suất trong lòng mạch tăng khiến máu thấm ngược vào phổi, gây ứ dịch (phù phổi), làm phổi cứng đờ và không thể hoạt động bình thường. Đây là lý do tại sao suy tim lại khó thở.
Trong giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ thấy khó thở sau khi làm việc nặng hay tập thể dục quá mức. Nhưng nếu suy tim tiến triển, khó thở có thể xuất hiện lúc nghỉ ngơi. Ngoài ra, nhiều người bệnh suy tim bị khó thở khi nằm xuống (đặc biệt là nằm ngửa), khó thở về đêm. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm, chất lỏng dễ tràn vào phổi hơn hoặc phổi bị chèn ép, đặc biệt với người bệnh bị gan to do suy tim phải lâu ngày. Khó thở do suy tim ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với khó thở do bệnh đường hô hấp, điều này có thể làm mất đi cơ hội được chữa trị bệnh sớm. Vì thế, việc nhận biết sự khác biệt này rất có ý nghĩa để rút ngắn khoảng cách chữa trị bệnh.
Đánh trống ngực
Đánh trống ngực là cảm giác khó chịu khi tim đập mạnh hoặc tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể chỉ do bạn đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi,... Nó được mô tả một cách đặc trưng như là cảm giác có một nhịp tim bị bỏ qua, một nhịp tim nhanh lên hay cảm giác lâng lâng của tim. Khi nào cảm giác đánh trống ngực có đi kèm cảm giác đau đầu hay mất tri giác thì khi đấy lại có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay rối loạn nhịp tim. Thường thì các nguyên nhân đơn giản của cảm giác đánh trống ngực có thể biến mất nhờ ngủ nhiều hơn, uống ít cà phê hay thức uống có chứa cafein, giảm uống rượu, hay cố gắng làm giảm stress trong cuộc sống. Nhưng dù thế nào bạn vẫn phải nhớ phải đi khám bác sĩ.
Đánh trống ngực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất là rối loạn nhịp tim. Không khó để nhận biết cơn đánh trống ngực, người bệnh có thể cảm thấy rõ cảm giác tim đập rất mạnh như rung lên trong lồng ngực, đôi khi lan lên cổ. Nếu đánh trống ngực xuất hiện thường xuyên, dồn dập, kèm theo nhiều triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, mệt mỏi,... thì có thể là cảnh báo của một vấn đề tim mạch nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Tuy nhiên, việc chẩn đoán đánh trống ngực không phải lúc nào cũng dễ dàng vì cơn đánh trống ngực thường không xuất hiện khi người bệnh đi khám.
Mạch nhanh
Đôi khi tim người bệnh đập nhanh như đang nhảy dây rồi lại trở về bình thường thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu mạch nhanh hoặc không đều kéo dài hoặc kèm theo yếu cơ, chóng mặt, khó thở,... thì có thể là biểu hiện của nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim. Bình thường, khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, quả tim đập chậm lại, ngược lại, khi hoạt động gắng sức, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho các cơ bắp. Loạn nhịp tim có thể gặp như nhịp tim chậm, nhanh, không đều, các buồng tim không co bóp đồng bộ với nhau, hoặc vị trí phát xung động bất thường gây ra nhịp ngoại tâm thu.
Thấy tim đập nhanh: thường thấy trong rối loạn nhịp tim nhanh và cũng là triệu chứng phổ biến người bệnh đi khám bệnh. Ở người trưởng thành, nhịp đập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng 60-100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đập bất thường: quá nhanh, quá chậm, hoặc lúc nhanh lúc chậm, hay bỏ nhịp sẽ gọi là rối loạn nhịp tim. Các bệnh lý tim mạch như: thiếu máu cơ tim, các bệnh lý van tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không xác định được nguyên nhân rõ ràng.
Ho kéo dài
Tất cả mọi người chúng ta đều từng ho, ho không phải lúc nào cũng có hại mà nó còn là phản xạ quan trọng giúp loại bỏ các chất nhày, chất độc hại, cũng như các dị vật và nhiễm khuẩn từ đường thở. Khi ho kéo dài là biểu hiện của bệnh lý nhưng không phải chỉ tại cơ quan hô hấp mà có thể do nhiều cơ quan khác gây ra. Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ho cấp tính thường kéo dài tối đa không quá 3 tuần, bán cấp từ 3-8 tuần, được gọi là kéo dài khi ho trên 8 tuần. Người có dấu hiệu ho kéo dài và dai dẳng hoặc khò khè có thể là triệu chứng của suy tim. Suy tim dẫn đến ứ dịch ở phổi, gây ra hai triệu chứng này. Trong vài trường hợp, người suy tim có thể ho ra đàm và có máu. Vì vậy, nếu bạn thấy những biểu hiện này thì đó là một trong những triệu chứng của bệnh tim.
Biểu hiện ho trong bệnh tim là tình trạng ho khan, khó khạc đờm, tăng nặng khi thay đổi tư thế. Ho có thể kéo dài từng tràng không dứt, kèm theo khó thở, hụt hơi khiến người bệnh mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu. Trong khi đó, ho do viêm đường hô hấp là ho có đờm thường kèm theo biểu hiện đau họng, sốt… Nhưng vì có chung biểu hiện ho, khó thở nên người bệnh thường chẩn đoán nhầm và uống kháng sinh để trị ho nhưng không khỏi. Theo thời gian, trái tim suy yếu dần và gây ra nhiều triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm, chức năng tim có thể hồi phục.
Phù
Phù là sự tích tụ dịch bất thường trong cơ thể gây ra sưng thường ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, hoặc bụng và nó có nhiều nguyên nhân. Vị trí và phân bố của sưng phù rất có ích để xác định nguyên nhân. Phù ở chân thường là đặc điểm của suy tim hay các bệnh lý của tĩnh mạch chân. Nếu phù do ứ dịch ở phổi thì triệu chứng điển hình là khó thở, triệu chứng này cũng là điển hình ở bệnh nhân suy tim nên cần phải khảo sát toàn diện hệ tim để xác định bệnh. Sự tích lũy dịch dưới da xuất hiện đầu tiên ở chi dưới ở những bệnh nhân đi lại được hoặc ở vùng xương cùng của những người nằm liệt giường.
Trong bệnh tim, phù do tăng áp lực nhĩ phải gây ra. Suy tim phải thường nhất là do suy tim trái mặc dù các dấu hiệu của suy tim phải có thẻ rõ rệt hơn. Các nguyên nhân do suy tim khác của phù gồm bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải và chứng tim phổi mạn. Phù cũng có thể do suy tĩnh mạch, hội chứng thận hư, xơ gan hoặc ứ dịch trước kỳ kinh nguyệt hoặc nó có thể tự phát. Suy tim phải nặng có thể gây ra cổ trướng, và hầu như bao giờ cũng đi kèm với phù.
Trụy tim mạch
Trụy tim là một thuật ngữ trong y học chỉ tình trạng tim ngừng đập trong một khoảng thời gian nhất định nhưng cũng có thể dẫn đến ngừng đập hẳn. Trụy tim rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới tử vong. Trụy tim là mất nhịp tim một cách đột ngột và là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng. Không có triệu chứng nào khủng khiếp hơn trụy tim mạch. Trụy tim mạch sẽ đưa đến tình trạng mất tri giác, nhưng nạn nhân sẽ ngưng thở, không có mạch đập, trái với nạn nhân khi bị co giật và ngất xỉu vẫn có mạch đập và tiếp tục thở. Khi trụy tim mạch xảy ra, cần hồi sức cấp cứu ngay trong vòng vài phút đầu tiên, nếu không sẽ không tránh được tử vong.
Cứ mỗi lần tim đập là nó đẩy một lượng máu nhất định bơm vào cơ thể. Nếu bạn có hiện tượng bị trụy tim, chiếc máy bơm tự động này sẽ hoạt động yếu hơn và không thể đẩy đủ lượng máu cần thiết cung cấp cho cơ thể. Sau một cơn đau tim đột ngột, một vài cơ tim sẽ yếu dần và có thể mất khả năng hoạt động như cũ. Khả năng co bóp của tim giảm hẳn và gây ra hiện tượng trụy tim. Cũng có một số yếu tố khách quan khác gây nên trụy tim như: Bệnh cao huyết áp, uống nhiều rượu và có các bệnh về van tim....
Khó chịu ở ngực
Khó chịu ở ngực hay đau ngực đó là những triệu chứng thường gặp của bệnh tim như nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, đây là triệu chứng kinh điển của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp nhồi máu cơ tim đều gây ra đau ngực, và ngược lại đau ngực có thể do nguyên nhân từ bệnh ngoài tim, như bệnh của phổi, thành ngực, tiêu hóa,... vì vậy người bình thường mà có biểu hiện đau ngực do tim thường có đặc điểm sau: đau giữa ngực, sau xương ức, có khi hơi lệch sang trái một ít, nhiều khi có cảm giác ép khó chịu hoặc đầy ở ngực. Đó là dấu hiệu của bệnh tim.
Nếu có đau ngực mới hoặc không giải thích được hoặc nghi ngờ đang bị đau tim, hãy gọi trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức. Đừng phí thời gian cố gắng để tự chẩn đoán các triệu chứng đau tim. Mỗi phút là rất quan trọng nếu đang có một cơn đau tim. Đi đến phòng cấp cứu sớm có thể mang lại yên tâm, nếu không có vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Đừng tự mình lái xe đến bệnh viện, trừ khi không có lựa chọn khác. Tự mình lái xe sẽ đặt vào nguy cơ nếu tình trạng đột nhiên xấu đi. Tốt nhất thì chúng ta nên đến các địa chỉ khám Tim mạch để được xét nghiệm và chẩn đoán về tim để có phương án điều trị kịp thời nếu bệnh liên quan đến tim. Trước khi đi khám, người bệnh cần nắm rõ quy trình các bước khám Tim mạch để quá trình thăm khám được hiệu quả hơn.