Top 6 Trò chơi điển hình sử dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Vậy làm thế nào có thể tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ Tiếng Việt? Toplist xin mời các thầy cô tham khảo một số trò chơi điển hình sử dụng trong môn Tiếng Việt lớp 5 trong bài viết sau.

Trò chơi 5: Đếm số cánh hoa


- Áp dụng: củng cố lại kiến thức của bài chính tả ở sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 87. Bài tập 3: thi tìm nhanh: Các từ láy âm đầu l. Các từ láy vần có âm cuối ng.


- Mục tiêu: Giúp học sinh:

+ Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu l và âm cuối ng.

+ Khắc phục lỗi chính tả n/l, n/ng.


- Chuẩn bị: Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa. Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ láy âm đầu l; các từ láy vần có âm cuối ng.


- Tiến hành: Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu vào các cánh hoa (mỗi cánh hoa chỉ ghi một từ) rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5-7 phút, giáo viên hô: ‘’Dừng chơi !‘’ Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc.


- Lưu ý: Để kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu ghi trong thẻ. Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài ở phân môn Luyện từ và câu, nhằm củng cố các kiến thức đã học như: củng cố kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; củng cố kiến thức về cách liên kết các câu trong bài..., chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trò chơi 3: Truyền điện


- Áp dụng: Thời điểm chơi cuối tiết tập đọc – học thuộc lòng hoặc tiết ôn tập học thuộc lòng.


- Mục tiêu:

+ Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ.

+ Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ.

+ Rèn phản xạ nhanh, nhạy.

+ Tạo hứng thú và không khí sôi nổi trong học tập.


- Chuẩn bị: Học sinh hai nhóm A & B ngồi quay vào nhau (hoặc đứng thành hai hàng đối diện)


- Tiến hành: Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi: hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. Đại diện nhóm đọc trước (nhóm A) đọc câu đầu tiên của bài thơ rồi chỉ định thật nhanh (truyền điện), một bạn bất kì của nhóm kia (nhóm B), bạn được chỉ định đọc tiếp câu thơ thứ 2 của bài. Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn của nhóm A đọc tiếp câu thơ thứ 3, cứ như vậy cho đến hết bài.


- Lưu ý: Trường hợp học sinh được “truyền điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5. Nếu không đọc được phải đứng yên tại chỗ (bị điện giật). Lúc đó học sinh A1 chỉ tiếp học sinh B2… Nhóm nào có nhiều người phải đứng (bị điện giật) là nhóm thua cuộc. Ta có thể vận dụng trò chơi này để kiểm tra kiến thức ở nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu. Vận dụng như thế nào là tùy vào từng bài, tùy vào mục đích và nội dung cần kiểm tra, củng cố.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trò chơi 2: Chơi Ô


- Áp dụng: phân môn Tập làm văn bài :’’Luyện tập tả người", Tiếng Việt 5, tập 1, trang 132.


- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ miêu tả người, giúp cho các tiết tập làm văn miệng trở nên lí thú hơn với học sinh.

+ Tập cho học sinh làm quen với cách làm việc theo nhóm, nói trong nhóm.

- Chuẩn bị
: Giáo viên phải phân loại học sinh để việc phân nhóm có sự chủ định. Đối với trò chơi này , tốt nhất là một nhóm chơi chỉ nên có từ 4- 6 em và phải đủ trình độ. Chuẩn bị bảng trò chơi Ô hình rắn kích thước A0, các bộ thẻ hình, xúc xắc, các vòng nhựa tròn hoặc ngựa đủ cho số nhóm đã phân.


- Tiến hành: Các nhóm học sinh nhận một bảng trò chơi Ô, bộ ảnh chụp, các vòng nhựa màu khác nhau đủ cho các em trong nhóm và một xúc xắc. Các nhóm đặt úp bộ ảnh chụp vào vị trí nơi đặt bộ thẻ hình trên bảng trò chơi Ô. Tất cả các em trong nhóm cùng đặt các chấm nhựa tròn của mình vào vị trí bắt đầu. Trong nhóm, lần lượt từng em đổ xúc xắc. Tùy theo số trên mặt xúc xắc mà em này sẽ di chuyển vòng nhựa của mình theo số các vòng tròn nhỏ trên bảng trò chơi Ô sau cho phù hợp.


Nếu vòng nhựa của em vào vòng tròn màu đỏ lớn, em sẽ lấy một ảnh theo thứ tự từ trên xuống của bộ ảnh. Em này xem ảnh và đặt 2-3 câu về người hoặc cảnh trong ảnh. Cả nhóm cùng xem ảnh và nhận xét câu miêu tả của bạn. Sau khi thực hiện xong, em đặt ảnh chụp vào vị trí dưới cùng của bộ thẻ. Nếu vòng nhựa của em vào các vòng tròn nhỏ thì em hết lượt đi. Trò chơi sẽ kết thúc khi tất cả các em trong nhóm cùng về đến đích hay tất cả các ảnh đã được học sinh xem và miêu tả hết.

- Lưu ý:
Trò chơi này có thể vận dụng ở nhiều phân môn khác nhau như : Kể chuyện, chính tả , luyện từ và câu, tập đọc (đọc hiểu), tập làm văn, chỉ cần thay đổi bộ thẻ hình hoặc câu hỏi ở nơi đặt thẻ. Mục tiêu của trò chơi sẽ thay đổi khi ta vận dụng trò chơi này ở những phân môn khác nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trò chơi 1: Tập trung


- Áp dụng bài: "Từ đồng nghĩa", Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7. Trò chơi được vận dụng khi tìm hiểu bài hoặc có thể vận dụng khi dạy bài "Từ trái nghĩa" với ngữ liệu khác nhau.


- Mục tiêu :

+ Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.

+ Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới.

- Chuẩn bị: Đây là khâu khá quan trọng, khâu này quyết định 90% việc tổ chức trò chơi có thành công hay không. Chính vì thế giáo viên phải thực hiện một số việc sau đây:

Chuẩn bị các đồ dùng phục vụ để tổ chức trò chơi. Đối với trò chơi này, giáo viên cần phải chuẩn bị: 1 bộ thẻ ghi các cặp từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (có thể lấy từ ngữ liệu cần phân tích trong phần nhận xét của bài học ở sách giáo khoa)


Chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt sau khi kết thúc trò chơi để học sinh rút ra được thế nào là từ đồng nghĩa ,đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Xác định rõ các bước tiến hành trò chơi.

- Tiến hành
: Bộ thẻ từ được đính lên bảng lớp (đặt úp thẻ xuống theo 2 dãy). Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lật thẻ và oẳn tù tì để giành quyền lật trước. Đại diện mỗi đội lần lượt lật một thẻ từ ở mỗi dãy lên và trình bày với lớp đây có phải là một cặp thẻ phù hợp hay không.


Nếu hai thẻ từ tạo thành một cặp thẻ từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì người chơi được giữ cặp thẻ. Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt úp hai thẻ này vào lại chỗ cũ. Trò chơi kết thúc khi tất cả các cặp thẻ đồng nghĩa được xác định. Đội thắng cuộc sẽ là đội có nhiều cặp thẻ đồng nghĩa nhất.


- Lưu ý: Giáo viên cần phải cân nhắc thật kĩ số lượng thẻ từ để thời gian chơi không quá dài, làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. Thời gian tiến hành tốt nhất là khoảng 5 phút. Sau đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh hình thành kiến thức trong vòng 5 phút tiếp theo là hợp lí.


Thời gian còn lại nên dành cho việc luyện tập hình thành kĩ năng. Giáo viên phổ biến cách chơi càng rõ ràng bao nhiêu thì việc tiến hành chơi càng đỡ mất thời gian bấy nhiêu. Cần chú ý đến màu sắc của thẻ từ và độ lớn của chữ ghi trên thẻ từ sao cho phù hợp, gây được sự chú ý của học sinh, học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thể nhìn thấy được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trò chơi 4: Thi viết vế đối


- Áp dụng: phân môn Tập làm văn, bài: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ",Tiếng Việt 5, tập 1, trang 61.


- Mục tiêu: Giúp học sinh:

+ Nhận biết cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.

+ Khơi gợi sự tập trung chú ý của học sinh khi học kiến thức mới.


- Chuẩn bị: Các mảnh vải hoặc giấy ghi một vế câu đối như sau: "Bán chè bán xôi không bán nước" - "Đầu bàn đầu ghế chẳng đầu hàng". Hệ thống câu hỏi khai thác 2 từ đồng âm "bán nước’’; "đầu hàng’’ để học sinh nhận biết cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.


- Tiến hành: Giáo viên treo một vế câu đối "bán chè bán xôi không bán nước’’ lên bảng và nêu yêu cầu. Chia nhóm học sinh thảo luận viết vế đối phù hợp. Nhóm nào viết xong câu đối nhanh và đúng theo yêu cầu là nhóm thắng cuộc.

- Lưu ý: Từng từ trong vế đối phải đảm bảo đúng từ loại với từ trong vế ra. Ví dụ: "bán" là động từ thì từ đối với nó cũng phải là một động từ; "chè" là danh từ thì từ đối cũng phải là danh từ. Từng từ trong vế đối phải có nghĩa hoặc trái ngược, hoặc bổ sung cho từ trong vế ra. Ví dụ: ‘’bán’’ thì đối với nó phải là "mua’’….

Học sinh có thể tạo vế đối khác, miễn là đảm bảo đối được ý mà dùng được từ đồng âm. Giáo viên dùng ngữ liệu đó để khai thác bài. Giáo viên cần quy định thời gian chơi để đảm bảo thời gian thực hành các bài tập trong SGK. Số mảnh vải hoặc giấy tùy thuộc vào số nhóm mà giáo viên chia.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trò chơi 6: Xem ai nhớ nhất


- Áp dụng: các bài ôn tập củng cố kiến thức đã học ở phân môn Luyện từ và câu. Cụ thể là bài: "Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)", bài tập 1, Tiếng Việt 5, tập 2, trang 124.


- Mục tiêu: Giúp học sinh:

+ Củng cố, khắc sâu kiến thức về tác dụng của dấu phẩy.

+ Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý.
+ Rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao như: phân tích- tổng hợp.


- Chuẩn bị: Bộ bìa gồm 3 thẻ ghi các chữ A, B, C (mỗi thẻ 1 màu) tương ứng với các tác dụng của dấu phẩy:


A: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Một số thẻ từ ghi các câu học sinh cần phân tích:


- Tiến hành: Giáo viên chia học sinh thành các đội chơi theo dãy bàn. Phát cho mỗi học sinh một bộ thẻ chữ. Khi giáo viên đọc và dán một thẻ ghi câu cần phân tích tác dụng của dấu phẩy lên bảng thì học sinh phải chọn một thẻ chữ tương ứng để giơ lên. Ví dụ, giáo viên đưa thẻ ghi câu đầu tiên thì học sinh phải giơ thẻ chữ B mới đúng.


Sau mỗi một câu (một lượt chơi), giáo viên hoặc 1 học sinh được cử làm trọng tài sẽ đếm số người trả lời đúng ở mỗi đội. Khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ thống kê số học sinh làm đúng ở các lượt chơi. Đội nào có số người trả lời đúng nhiều nhất, đội đó thắng cuộc.


- Lưu ý: Để kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu ghi trong thẻ. Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài ở phân môn Luyện từ và câu, nhằm củng cố các kiến thức đã học như: củng cố kiến thức về từ đồng âm,từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; củng cố kiến thức về cách liên kết các câu trong bài..., chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?