Đạo Phật đã du nhập vào nước ta từ rất lâu và nó cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt ta, nó là một trong những tôn giáo lớn ở nước ta từ trước tới nay. Chính vì thế mà hệ thống chùa chiền có mặt ở khắp mọi miền tổ quốc từ Bắc vào Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao đâu đâu ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy những ngôi chùa thờ Phật. Khi nói đến Phật giáo không thể không nhắc đến những ngôi chùa và khi nói đến những ngôi chùa chúng ta không thể không nói đến các pho tượng Phật. Sau đây tôi xin đưa ra một số thông tin về những ngôi chùa có những pho tượng Phật lớn nhất nước ta có thể là về trọng lượng, có thể là về chiều cao, có thể là về hình dáng, chất liệu… nhưng tất cả đều thể hiện lòng thành kính, niềm tin của người dân nước ta đối với đạo Phật.
Tượng Phật Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
Chùa tọa lạc ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được vua Tự Đức đặt tên chùa Bút Tháp vì tháp Báo Nghiêm trông tựa cây bút lông.
Trong chùa có bức tượng Phật Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn cao 2,35m, 11 đầu, 42 cánh tay lớn và hơn 900 cánh tay nhỏ.
Tượng tượng Phật nhập niết bàn nằm trên mái dài nhất Việt Nam.
Chùa Vàm Ray tọa lạc tại xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) chùa Vàm Ray được chính thức khánh thành ngày 22/05/2010. Đây chính là ngôi chùa Khơ Me hệ phái Phật giáo nguyên thủy lớn nhất Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc bằng xi măng trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam.
Chùa tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á được xây dựng trên đỉnh Thiên Cấm Sơn, núi Cấm, cao 710 m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí. Tượng có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng lớn năng dung của Đức Phật Di Lặc.
Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi dài nhất Việt Nam.
Chùa thường gọi là chùa Núi, tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Chùa nằm trong khu du lịch núi Tà Cú có diện tích hơn 250.000m2.
Phía sau ngôi chính điện có một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m, cao 11m do kiến trúc sư Trương Đình Ý thực hiện từ năm 1963 đến năm 1966.
Tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Trúc Lâm Thiên Trường được xây dựng trên diện tích 34.000m2, nằm sát Quốc lộ 10, thuộc địa bàn phường Lộc Vượng (TP. Nam Định). Bức tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 14,8m nặng 150 tấn được xem là bức tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ tết bằng tóc lớn nhất Việt Nam.
Chùa Tây Tạng là ngôi chùa Việt Nam nằm ở số 46B Thích Quảng Đức, thuộc P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nếu các pho tượng thường được chế tác từ đồng, đá hay bê tông, thì bức tượng Đạt Ma Sư Tổ ở chùa Tây Tạng (Bình Dương) lại hút du khách với danh xưng pho tượng tết bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 2,32 m, được tạo chủ yếu từ tóc của Phật tử, mật rỉ đường và vôi vữa. Pho tượng còn có nón lá trên đòn gánh.
Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng, tượng Phật Di Lặc bằng đồng, tượng Phật Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam.
Tượng Phật A Di Đà bằng đá lớn nhất Việt Nam.
Chùa có tên là Vạn Phúc nằm trên sườn phía nam của núi Phật Tích thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Pho tượng cao 1,86m, phần bê, cao 2,69m, tổng thể phật đài cao 27m. Toàn bộ chi tiết của pho đại tượng Phật A Di Đà được dựa trên nguyên mẫu của tượng A Di Đà bằng đá có niên đại thế kỷ X – XI là bảo vật quốc gia.
Tượng Phật Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ cao nhất Việt Nam.
Chùa Lam Sơn là ngôi chùa lớn nhất ở Bắc Trung Bộ. Trong chùa có bức tượng phật Bồ Đề Đạt Ma tạc từ gỗ nu nghiến nguyên khối cao 3,8m nặng hơn 3 tấn.chùa bằng gỗ lớn nhất Bắc Trung Bộ thuộc xã Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.
Trước chùa Linh Ứng - Bãi Bụt tôn trí pho đại tượng Phật Bồ tát Quán Thế Âm bằng xi măng cốt sắt cao 67m, đường kính tòa sen rộng 35m, được khánh thành vào ngày 30-7-2010, là pho tượng Quán Thế Âm lớn nhất nước ta hiện nay. Tượng đứng tựa vào núi, mặt hướng ra biển; trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm với hình dáng, tư thế khác nhau