Top 6 Bài kinh phật hàng ngày giúp an yên

Tụng kinh hàng ngày không chỉ dành cho những người học và noi theo mà việc đọc kinh cũng giúp cho tâm hồn ta được thanh tịnh và bình yên hơn. Hằng ngày mình quán xét xem hôm nay mình có làm điều gì sai không, có làm ai buồn phiền không... nếu có thì mình cố gắng không tái phạm lỗi đó nữa, đó là chân thật sám hối. Dưới đây, Toplist xin giới thiệu đến bạn đọc các bài kinh phật hàng ngày giúp an yên.

Bài số 1

Chúng ta sinh vào thời không có Phật xuất hiện nên ta thường ít tôn kính ai, hoặc ta cũng có lòng tôn kính Phật nhưng không đầy đủ. Người thời nay khó tu hơn thời xưa là vì vậy. Để bù đắp lại sự thiếu may mắn này, chúng ta cần không ngừng nuôi dưỡng lòng tôn kính Phật tuyệt đối trong tâm mình. Tức là, dù ta không có nhân duyên được gặp Phật giữa cuộc đời, nhưng lúc nào trong tâm mình cũng khởi lên lòng tôn kính Phật tuyệt đối.


Bằng cách nào?

Mỗi ngày hãy dành thời gian lễ Phật ít nhất mười lễ với tất cả tấm lòng thiết tha của mình. Ai có thời gian lễ được nhiều hơn thì càng tốt. Làm được như vậy thì lòng tôn kính Phật sẽ thấm dần, thấm dần trong tâm ta, cho đến ngày mà mỗi lần lạy xuống, ta đều nghĩ: “Nếu phải chết vì Phật, ta sẵn sàng chết ngay, không hề sợ hãi”. Đó cũng chính là lúc ta bước được vào cửa Phật và làm một đệ tử chân chính của Người.


Dĩ nhiên là Phật sẽ không bắt ta chết, Phật cũng không ràng buộc ta điều gì, mà sâu thẳm trong ta tự nhiên xuất hiện ý niệm ấy. Ta chỉ muốn dâng hết cả thân tâm này, cuộc đời này lên Đức Phật; ta muốn đặt cuộc sống của mình vào bàn tay của Đức Phật, để từ nay trở đi ta sẽ sống vì Phật và sẵn sàng chết vì Phật.


Vậy điều Đức Phật muốn ở chúng ta là gì? Là chúng ta hãy mở lòng ra để thương yêu chúng sinh. Cho nên, vì ta tôn kính Phật, vì đã dâng trọn cuộc đời mình cho Phật, nên chúng ta nguyện sẽ thương yêu nhau và thương yêu tất cả chúng sinh.


Trích sách “Bát Nhã Tâm Kinh".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bài số 4

Kính lạy Mười Phương Phật

Kính lạy Mười Phương Pháp

Kính lạy Mười Phương Tăng


Nếu trước kia vô minh
Con đã phạm lỗi lầm
Nay sám hối ăn năn
Nguyện ngăn chừa mãi mãi.


Nếu trước kia sân hận
Con đã thù ghét người
Gây máu đổ đầu rơi
Hay nhà tan cửa nát.


Có khi bằng lời nói
Con đã xúc phạm người
Ý khinh bỉ chê cười
Khiến cho người đau khổ.


Có khi trong cơn giận
Con đã đánh đập người
Lòng lửa cháy bời bời
Mặt dạ xoa hung dữ.


Nay quay về nẻo Chánh,
Hiểu lầm lỗi ngày xưa
Lòng ray rứt vô bờ
Xin cúi đầu sám hối.


Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát


Nếu trước kia kiêu ngạo
Chẳng biết tôn trọng người
Miệng chỉ thích chê cười
Để cho mình là giỏi.


Kiêu căng nhìn tất cả
Cố tìm bới lỗi lầm
Lời nói như dao đâm
Khinh thị người thái quá.


Thành công được chút ít
Tưởng mình tài lắm rồi
Nuôi lớn mãi cái Tôi
Trong kiêu căng tự đắc.


Khi lòng đầy tự mãn
Dễ nóng nảy hung hăng
Tâm dục vọng trào dâng
Khó mà kiềm chế được.


Nay tìm về Chánh Đạo
Hiểu nhân quả nghiệp duyên
Lòng ray rứt triền miên
Xin cúi đầu sám hối.


Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát


Nguyện tất cả muôn loài
Biết yêu quý lẫn nhau
Đừng gây cảnh khổ đau
Để kéo theo oan trái.


Ai cũng biết phòng hộ
Những ý niệm của mình
Tránh xúc não chúng sinh
Bởi ác tâm hung bạo.


Trên đường đời vạn nẻo
Gặp nhau kết duyên lành
Trong tử tế hân hoan
Bằng yêu thương giúp đỡ.


Người với người yêu mến
Người khuyên người từ bi
Dòng luân hồi cùng đi
Bớt được nhiều nỗi khổ.


Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát

(TT Thích Chân Quang)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bài số 2

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bản kinh vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết đến sự trường tồn của Phật Pháp. Chính vì thế Hòa Thượng Tuyên Hóa đặc biệt coi trọng kinh này, Ngài Bảo: "Trong Phật giáo có rất nhiều bản kinh quan trọng, nhưng quan trọng nhất là kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nếu nơi nào có kinh Thủ Lăng Nghiêm đang được lưu hành, có nghĩa là chánh pháp đang còn ở thế gian. Nếu không còn kinh Thủ Lăng Nghiêm nữa, có nghĩa đã đến thời mạt pháp.


Do vậy, người Phật tử chúng ta, mỗi người cũng như tất cả: Phải đem hết sức lực, đem hết tâm huyết, đem hết mồ hôi nước mắt để giữ gìn kinh Thủ Lăng Nghiêm. Trong kinh Pháp Diệt Tận có nói rất rõ ràng: "Vào thời mạt pháp kinh Thủ Lăng Nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó, các kinh khác dần dần biến mất".


Nếu như kinh Thủ Lăng Nghiêm không bị biến mất thì thời kỳ chánh pháp vẫn còn tồn tại. Do đó hàng Phật tử chúng ta phải đem tất cả tính mạng để hộ trì kinh Thủ Lăng Nghiêm; Phải đem hết tâm huyết để thọ trì kinh Thủ Lăng Nghiêm; Phải đem hết hạnh nguyện để hộ trì kinh Thủ Lăng Nghiêm làm cho kinh Thủ Lăng Nghiêm mãi mãi tồn tại ở thế gian; Xiển dương sâu rộng khắp nơi, lưu truyền đến mọi ngóc ngách ở trên thế gian; Cho đến từng hạt vi trần, khắp tận hư không pháp giới. Nếu chúng ta làm được như vậy thì nay vẫn còn thời chánh pháp đang tỏa chiếu ánh sáng đại quang minh.


Kinh Thủ Lăng Nghiêm vô cùng quan trọng!!!

Tại sao lại nói kinh Thủ Lăng Nghiêm bị tiêu hủy trước tiên? Vì một điều quá chân thực, kinh Thủ Lăng Nghiêm là chân thân của đức Phật. Kinh Thủ Lăng Nghiêm là Xá lợi của đức Phật. Kinh Thủ Lăng Nghiêm là tháp miếu chân thực của đức Phật. Do vì đạo lý trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quá chân thực, nên toàn thể ma vương đều dùng mọi cách để phá hủy kinh Thủ Lăng Nghiêm. Họ bắt đầu đưa ra những lời đồn đại, xuyên tạc, cho rằng kinh Thủ Lăng Nghiêm là giả mạo. Vì sao thiên ma ngoại đạo cho rằng kinh Thủ Lăng Nghiêm là ngụy tạo?


Kinh Lăng Nghiêm là kính Chiếu yêu!!!

Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm nói quá chính xác, đặc biệt là phần nói về Bốn lời khai thị về bản tánh thanh tịnh sáng suốt (Tứ chủng thanh tịnh minh hối), phần Hai mươi lăm vị Thánh nói về pháp tu chứng viên thông, và phần Năm mươi tướng trạng ấm ma. Ngoại đạo tà giáo, yêu ma quỷ quái không thể nào chịu nổi giáo lý này. Cho nên họ kéo theo rất nhiều người thiếu hiểu biết tuyên bố rằng kinh Thủ Lăng Nghiêm là ngụy tạo.


Những đạo lý được đề xuất trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, một mặt đúng là chánh pháp, mặt khác lại phù hợp với đạo lý. Cho nên bọn tà ma, quỷ quái, bàng môn ngoại đạo không thể ẩn dấu tung tích được. Một số người thiếu ý thức, cụ thể là những học giả kém thông thái; Những giáo sư chuyên thu thập kiến thức tạp nham “chuyên đuổi mồi bắt bóng”; Với sự hiểu biết cực kỳ hẹp hòi và hạn chế, họ hoàn toàn bị mê muội và nhầm lẫn; Họ không có được sự uyên bác thực sự và không có trí tuệ chân thực, thế nên họ phê phán một cách hồ đồ.


Chúng ta là những người tu học Phật pháp, nên nhận thức sâu sắc về những trường hợp này. Do đó bất kỳ đi đâu chúng ta cũng phải xiển dương kinh Thủ Lăng Nghiêm.


Bất kỳ đi đâu chúng ta cũng nên truyền bá kinh Thủ Lăng Nghiêm. Bất kỳ đến đâu chúng ta cũng giới thiệu kinh Thủ Lăng Nghiêm cho mọi người. Sao vậy? Vì chúng ta muốn làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian. Nếu kinh Thủ Lăng Nghiêm là ngụy tạo, tôi xin có cam đoan này với quý vị:


Nếu kinh Thủ Lăng Nghiêm là chân thực thì dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, còn nếu kinh Thủ Lăng Nghiêm là ngụy tạo, thì tôi nguyện rằng tôi là kẻ trước tiên đọa vào Vô gián địa ngục. Vì tôi không nhận thức được Phật pháp, nhận vọng làm chân. Còn nếu kinh Thủ Lăng Nghiêm là chân thực, thì tôi nguyện đời đời kiếp kiếp truyền bá đại pháp Thủ Lăng Nghiêm; Nghĩa là mọi nơi mọi lúc tôi sẽ xiển dương đạo lý chân thật của kinh Thủ Lăng Nghiêm.


Mọi người nên chú tâm vào điểm này. Nếu kinh Thủ Lăng Nghiêm không do từ kim khẩu Đức Phật nói ra, thì chẳng còn một ai có thể giảng nói được. Chẳng còn một người nào khác có thể nói được một giáo lý chính xác như kinh Thủ Lăng Nghiêm.


Vì thế tôi hy vọng rằng những người thiếu ý thức đã có các suy nghĩ sai lầm này, sớm thức tỉnh, dừng lại việc tạo ra cái nhân sai lạc. Nếu không sẽ chiêu cảm quả báo ở địa ngục Bạt thiệt. Bất luận học giả đó là ai, bất luận những nhà nghiên cứu Phật pháp ở bất cứ quốc gia nào; Tất cả nên nhanh chóng sửa đổi cách nhìn, nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách điều chỉnh. Chẳng có việc thiện nào lớn lao hơn thế nữa.


Tôi chắc rằng khi tất cả mọi người đều đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm; Mọi người đều nghe giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm; Mọi người đều tham cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì tất cả đều sẽ chóng thành Phật đạo. Ngài là Hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, lời của Ngài chân thật không bao giờ hư dối!


(Hoà Thượng Tuyên Hoá!)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm!

Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm!

Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bài số 6

LỄ KÍNH PHẬT - VIỆC LÀM BẮT NGUỒN CỦA MỌI ĐIỀU TỐT ĐẸP


“Khi lễ Phật với lời tán thán công hạnh nào, chúng ta dần dần sẽ thành tựu công hạnh đó.

Núi có thể lung lay
Nhưng Người là bất động
Tâm bình an của Người
Còn hơn cả hư không
Rất nhỏ nhiệm sâu mầu
Đến tận cùng tuyệt đối
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Cứ chí thành lễ bái như vậy tự nhiên một thời gian sau tâm chúng ta trở nên bất động vững vàng trước ngoại cảnh. Ca ngợi Phật điều gì, ta sẽ thành tựu điều đó nơi chính mình. Nhiều gia đình cư sĩ cùng nhau lễ lạy như vậy rồi cũng thấy có nhiều điều tốt đẹp đến với họ. Đó là những kết quả phụ ngoài mục tiêu chính là thành tựu đức hạnh.


Có những đứa trẻ vốn là học sinh kém, nhưng sau một thời gian thường chuyên cần lạy Phật như thế bỗng trở nên học khá hơn, làm toán, làm văn dễ dàng hơn, khiến bố mẹ vui mừng. Chúng cũng bớt nghịch ngợm quậy phá làm cho cha mẹ vui mừng hơn mong đợi. Chư Phật quả thật rất nhiệm mầu, rất từ bi. Chỉ vì chúng ta không đủ lòng tôn kính, không làm tròn bổn phận nên không được những điều tốt đẹp. Nếu chúng ta siêng năng lạy Phật thì điều tốt lành chắc chắn sẽ đến với chúng ta.”


Trích bài “Hiểu và tôn kính Phật”, bộ sách “Tâm lý đạo đức” – Thượng tọa Thích Chân Quang.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bài số 3

Chúng ta dùng phương pháp quay trở về tự tánh, dùng phương pháp trì danh niệm Phật, bốn chữ A Di Đà Phật, bốn chữ này là tánh đức, là danh hiệu của tự tánh. A Di Đà Phật là tiếng Phạn, dịch thành tiếng Hán, dịch được chứ chẳng phải không dịch được. A là Vô, Di Đà là Lượng, Phật là Giác. A Di Đà Phật có nghĩa là gì? Là Vô Lượng Giác, cũng có nghĩa là, chẳng có điều gì không giác, thật sự giác ngộ một cách viên mãn, có nghĩa là như vậy.


Giác ngộ viên mãn là tự tánh của chính mình, chứ chẳng phải điều gì khác, là chính mình. Thật sự thế giới tây phương cực lạc có một người như vậy, vị này đã trở về tự tánh, chứng được Vô Lượng Giác. Ngài giúp cho ta, mong ta cũng chứng được như ngài, ngài giúp chúng ta. Cho nên niệm Phật A Di Đà là nghĩ nhớ đến ngài, cũng là nghĩ nhớ đến chính mình, mình và người không hai, mình và người là một thể, trước đây đã nói đến rất nhiều, thật sự là một thể.


Khi niệm Phật không được có tâm phân biệt, nếu phân biệt Phật của người Phật của mình thì phiền phức lắm, phá hoại tâm thanh tịnh niệm Phật của mình. Trong tâm thanh tịnh lấy đâu ra mình và người? Có mình và người khiến tâm thanh tịnh bị nhiễm ô, không còn thanh tịnh nữa. Khi niệm Phật không có ý niệm mình và người, như vậy là thật sự biết niệm, thì khi niệm mới có cảm ứng. Niệm Phật có mình có người vẫn còn hơn không niệm, nhưng năng lượng đó rất yếu, cho nên niệm lâu ngày mà không có cảm ứng, đạo lý ở chỗ này.


Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

(Xin Thường Niệm)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bài số 5

Kính lạy Phật con hiểu rằng, sáng nay tỉnh giấc hơi thở con vào ra nhẹ nhàng đó là cả một ân huệ, bởi đang có rất nhiều người trên thế giới phải dùng ống thở để duy trì sự sống.


Kính lạy Phật con hiểu rằng, hiện tại có rất nhiều người thất nghiệp, phá sản vì dịch bệnh. Nếu sáng nay con vẫn còn được đi làm thì đó là một hạnh phúc.


Kính lạy Phật con hiểu rằng, gặp được chánh pháp là điều rất khó, khi có vô số người không có nơi để quay về thì con tự thấy mình may mắn khi thấy Phật nơi tâm.


Long Khả Nam

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?