Top 10 Bất thường về thai nhi hay gặp nhất mẹ bầu cần lưu ý

Mang thai có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với bất kì người phụ nữ nào. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn trải qua một thai kì khỏe mạnh, 9 tháng 10 ngày mang thai là từng ấy ngày trong cơ thể có chuyển biến khác biệt. Trong đó có không ít thai phụ phải đối mặt với nhiều trở ngại trong thời gian bầu bí do thai nhi gặp phải các vấn đề sau đây.

Bề cao tử cung không thay đổi

Mỗi khi các mẹ bầu đến bệnh viện khám theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ kiểm tra số liệu bề cao tử cung. Nếu bề cao tử cung không có sự thay đổi trong thời gian dài, mẹ bầu nhất định phải tiến hành kiểm tra bước tiếp theo để tìm ra nguyên nhân.


Hầu hết trường hợp bề cao tử cung không thay đổi là do thai nhi thiếu dưỡng khí dẫn đến phát triển chậm. Đặc biệt là sau tuần thai thứ 28 của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh. Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.

Nếu bề cao tử cung không có sự thay đổi trong thời gian dài, mẹ bầu nhất định phải tiến hành kiểm tra bước tiếp theo để tìm ra nguyên nhân. 
Nếu bề cao tử cung không có sự thay đổi trong thời gian dài, mẹ bầu nhất định phải tiến hành kiểm tra bước tiếp theo để tìm ra nguyên nhân.

Mức hCG thấp

hCG là một loại nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong lúc mang thai. Nồng độ hCG có xu hướng dao động trong suốt thai kỳ tùy thuộc vào tam cá nguyệt. Thông thường, nồng độ hCG sẽ cực kỳ cao trong tuần 9 – 16 của thai kỳ.


Các mức bình thường khác nhau tùy theo từng cá nhân, do đó mức hCG thấp không phải là lý do để bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, sẩy thai, không có phôi thai (trứng trống) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.

Sẩy thai, không có phôi thai (trứng trống) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.
Sẩy thai, không có phôi thai (trứng trống) hoặc mang thai ngoài tử cung có thể khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.

Thai nhi to vượt tuổi

Trái với tình trạng thai nhi chậm phát triển thì tình trạng to vượt tuổi cũng bắt gặp ở khá nhiều trường hợp. Đa số các mẹ đều mặc định việc ăn nhiều chất bổ, chất dinh dưỡng để thai lớn nhanh như thổi là điều tốt nhưng thực tế điều này không hẳn đúng. Việc thai nhi phát triển vượt trội bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Điển hình trong số đó phải lưu tâm đến việc mẹ bầu tiểu đường làm lượng insulin trong máu của thai nhi tăng lên làm cho protein và mỡ bị tích tụ trong cơ thể thai nhi dẫn đến hiện tượng to lớn vượt mức.


Thai nhi to vượt tuổi sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh nở của người mẹ. Hơn nữa, sau khi được sinh ra lượng insulin trong cơ thể trẻ vẫn duy trì dẫn tới hạ đường huyết, nếu mức đường huyết hạ quá thấp, quá trình sinh nở lại kéo dài thể biến chứng làm trẻ bị thiểu năng trí tuệ. Do đó thai càng to thì càng nguy hiểm chứ không phải là dấu hiệu đáng mừng.

Thai to vượt tuổi gây khó khăn khi sinh
Thai to vượt tuổi gây khó khăn khi sinh

Thai ngoài tử cung

Bình thường tử cung là nơi nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh và phát triển thành bào thai trưởng thành. Tuy nhiên, khi nữ giới gặp phải các vấn đề như tắc vòi trứng, buồng tử cung bị dính, vòi trứng quá hẹp dẫn đến tình trạng trứng đã thụ tinh phải làm tổ ở phía ngoài như ổ bụng, cổ tử cung, trong vòi trứng gọi là mang thai ngoài tử cung.


Các bộ phận trên không thể nuôi dưỡng thai nhi và điều chỉnh kích thước cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi do vậy rất nguy hiểm, việc vỡ bào thai hay vỡ vòi trứng khiến máu chảy vào ổ bụng sớm muộn cũng sẽ diễn ra, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ.

Thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng của người mẹ
Thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng của người mẹ

Thiếu hoặc không có tim thai

Mặc dù tim thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng chỉ khoảng từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới trở nên dễ dàng hơn. Việc dò tim thai có thể được thực hiện thông qua thiết bị y tế hoặc chạm vào bụng mẹ bầu và đếm số nhịp đập mỗi phút.


Đôi khi nhiệm vụ dò nhịp tim thai trở nên thất bại do em bé thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai. Trong trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ gợi ý bạn tiến hành kiểm tra tim thai ở lần khám thai tiếp theo. Mặt khác, nếu vẫn không thể dò tim thai, xét nghiệm siêu âm có thể được tiến hành để tìm ra lý do. Trong một vài trường hợp, tim thai không đập, đập yếu là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.

Tim thai không đập, đập yếu là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.
Tim thai không đập, đập yếu là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.

Thai động bất thường

Thai nhi di chuyển trong tử cung của người mẹ là dấu hiệu chứng tỏ sự sống. Bình thường thai nhi sẽ cử động khoảng 3 lần/tiếng, 10 lần/2 tiếng, 30 lần/12 tiếng.


Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm. Nếu thai nhi đang cử động bình thường nhưng đột nhiên giảm số lần cử động hoặc ngừng hẳn nghĩa là thai nhi thiếu dưỡng khí.


Thời gian dài thiếu dưỡng khí sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của thai nhi. Do đó, mỗi ngày các mẹ nên đếm số lần cử động của thai nhi vào sáng, trưa, tối để nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi.

 Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí
Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí

Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3

Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng đối với các sản phụ có con đầu lòng thường hay nhầm lẫn giữa co bóp thật và giả. Các cơn co bóp giả được gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Chúng không diễn ra đều đặn, nhưng bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp giả sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ. Nhưng các cơn co bóp thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.


Tuy nhiên, vì sự an toàn của cả mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.

Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non.
Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non.

Thai chết lưu

Đây cũng là trường hợp không hiếm gặp trong thai kì của người phụ nữ. Khi trứng đã được thụ tinh và chuyển vào tử cung nhưng lại không thể phát triển thành bào thai trưởng thành gọi là tình trạng thai chết lưu.


Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chết lưu thường thấy là do mẹ bầu bị nhiễm độc khi mang thai, tử cung bất thường, cơ thể thiếu dinh dưỡng, lao động nặng nhọc hay mắc phải các bệnh lâu năm như cao huyết áp, bệnh gan phổi hoặc thiếu máu.

Thai chết lưu không được xử lý sẽ gây viêm nhiễm
Thai chết lưu không được xử lý sẽ gây viêm nhiễm

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Nếu mẹ bầu chú ý đủ dinh dưỡng và hợp chất cần thiết hàng ngày nhưng khi siêu âm thấy thai nhi phát triển chậm, không đạt được kích thước tiêu chuẩn thì rất có thể bào thai đang gặp phải các vấn đề bất thường về gen, nhiễm sắc thể hoặc người mẹ bị nhiễm hóa chất hoặc mắc một bệnh lý nguy hiểm nào đó.


Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này, các biến chứng như khó thở, lượng đường trong máu và nhiệt độ cơ thể cao có thể phát sinh hoặc thậm chí kéo dài ngay cả sau khi sinh. Dĩ nhiên, thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng. Do vậy, cần phải quan sát chặt chẽ tình trạng này.


Mẹ bầu có thể hoàn toàn chủ động khắc phục việc thai nhi kém phát triển bằng cách khám thai định kì để nhận sự tư vấn của bác sĩ, xây dựng chế độ thai sản lành mạnh, khoa học và hiệu quả.

Thai chậm phát triển thường do mẹ thiếu chất
Thai chậm phát triển thường do mẹ thiếu chất

Thai bị thiếu oxy

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ bầu phải tăng gấp rưỡi để nuôi dưỡng cả mẹ và bé. Tuy nhiên những thai phụ gặp phải các vấn đề như bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch hay hen suyễn khiến lượng máu lưu thông giảm, máu không đủ để cung cấp cho sự phát triển bình thường của thai nhi từ đó oxy sẽ bị thiếu hụt, thai nhi sẽ chậm phát triển hơn bình thường.


Để khắc phục mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, uống sắt bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ, không hút thuốc lá, không tiếp xúc với khói than hay khói bụi ở nhà bếp để đảm bảo sức khỏe.

Thai thiếu oxy cũng dễ bị chết lưu hoặc chậm phát triển
Thai thiếu oxy cũng dễ bị chết lưu hoặc chậm phát triển

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?