Top 7 Bí kíp giúp trẻ học toán nhanh nhất

Toán là bộ môn khoa học tự nhiên đòi hỏi sự tư duy lô gic và trí tưởng tượng tốt. Rất nhiều phụ huynh muốn con mình học giỏi môn toán để có bước đệm vững chắc tạo nền móng cho các ngành nghề trong tương lai. Hãy tham khảo Top 7 bí kíp giúp trẻ học toán nhanh nhất dưới đây, chắc chắn bạn sẽ giúp con yêu biến những giờ học toán trở nên thú vị và hiệu quả.

Khuyến khích trẻ thử sức với các bài tập từ dễ đến khó

"Văn ôn võ luyện"- để có được kết quả học toán như mong đợi, trẻ cần giải quyết được tất cả các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Để làm được như vậy, cha mẹ cần hướng dẫn con qua từng ngày.


Bạn hãy bắt đầu từ những bài toán đơn giản với các công thức dễ. Sau khi con đã thành thạo các kiến thức cơ bản, cha mẹ mới nâng dần mức độ khó của bài tập để rèn cho bé khả năng tư duy và vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt.

Trẻ cần bắt đầu từ các bài tập dễ cho đến khó dần.
Trẻ cần bắt đầu từ các bài tập dễ cho đến khó dần.

Luôn hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ thông qua các giờ luyện tập

Trẻ em thường hiếu động, nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên. Vậy nên, cha mẹ cần biết cách "khắc sâu" những kiến thức cho con bằng việc thường xuyên thực hành.


Với môn toán, bạn hãy nhắc nhở trẻ sau khi làm theo bài mẫu cần thực hành làm đi làm lại nhiều bài tương tự để tạo kĩ năng ghi nhớ các công thức. Cha mẹ nên giải thích cho bé hiểu việc thường xuyên luyện tập sẽ giúp kĩ năng học toán của con tốt hơn và khi đã trở thành thói quen tự học, kết quả học tập của con sẽ cao hơn.

Thường xuyên thực hành sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
Thường xuyên thực hành sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn.

Dạy toán cho con qua các đồ vật trong nhà

Để kích thích tình yêu môn toán cho trẻ, cha mẹ có thể chọn nhiều cách dạy phong phú. Bạn hoàn toàn có thể chọn một đồ vật bất kì trong nhà để làm "giáo cụ trực quan" dạy bé các số đếm hoặc phép tính phức tạp.


Ví dụ, bạn chỉ vào quyển lịch treo tường và hỏi bé: Con hãy tìm và đọc to các số có trong tờ lịch. Hoặc: Con thử tính xem còn bao nhiêu ngày nữa là đến sinh nhật của con (đến ngày tết, đến chủ nhật, đến ngày nghỉ hè...).


Những câu hỏi thú vị của cha mẹ cùng với những đồ vật trong nhà sẽ khơi gợi và rèn luyện cho bé khả năng tính toán một cách hoàn thiện hơn.

Thông qua những đồ vật trong nhà, cha mẹ có thể rèn cho bé khả năng tính toán và ghi nhớ.
Thông qua những đồ vật trong nhà, cha mẹ có thể rèn cho bé khả năng tính toán và ghi nhớ.

Cố gắng học cùng con mỗi ngày

Khả năng học toán của bé sẽ được cải thiện và tốt hơn nếu bạn thường xuyên theo dõi và đồng hành cùng con. Nói như vậy không có nghĩa là bạn làm thay con các phép tính hay các bài tập. Việc của bạn là hãy cố gắng sắp xếp thời gian bận rộn của bản thân, luôn chú ý và quan sát con khi con học.


Trẻ rất dễ bị xao nhãng và lười học nếu không được cha mẹ thường xuyên kiểm tra và rèn rũa. Bạn có thể ngồi cạnh học cùng con hoặc sẻ chia những kinh nghiệm, phương pháp làm toán để bé có định hướng cũng như tìm ra cách giải các bài toán tốt nhất.

Cố gắng học cùng con mỗi ngày.
Cố gắng học cùng con mỗi ngày.

Tạo hứng thú cho trẻ

Với bất kì môn học nào, bạn muốn học tốt thì cần có hứng thú với nó. Trẻ em cũng vậy, việc đầu tiên cha mẹ cần làm cho con đó là khơi dậy được tình yêu với các con số, phép tính cho bé.


Những con số, phép tính vô tri, vô giác sẽ được bé tiếp thu nhanh hơn nếu cha mẹ biết cách biến chúng thành ý nghĩa. Khi dẫn con đi chơi hoặc đi siêu thị, bạn có thể hỏi bé những câu hỏi liên quan đến toán học để bé rèn được khả năng tư duy nhanh.


Ví dụ: Bạn có thể hỏi con: Mẹ muốn lấy 10 quả trứng, con có thể nhặt giúp mẹ vào giỏ được không? Khi bé nhặt xong, bạn có thể hỏi: Mỗi quả trứng giá 3 nghìn, vậy 10 quả mẹ phải trả bao nhiêu tiền con nhỉ?...Cứ như vậy, thông qua những con số và phép tính cụ thể mà cha mẹ gợi ý, kĩ năng toán học của bé sẽ phát triển và được rèn luyện qua từng ngày.

Cha mẹ nên tạo hứng thú học toán cho con.
Cha mẹ nên tạo hứng thú học toán cho con.

Học toán thông qua các trò chơi

Trẻ em thường thích được vừa học vừa chơi bởi khi đầu óc trẻ không chịu quá nhiều áp lực, bé sẽ tiếp thu và ghi nhớ nhanh hơn. Vậy nên, cha mẹ nên chọn cách dạy con học toán thông qua các trò chơi để đạt được hiệu quả như ý.


Ví dụ, khi bạn đi chợ về, bạn đưa cho bé túi cam và nói: Con thử đếm cho mẹ trong túi có bao nhiêu quả cam? Với những bé lớn hơn, bạn có thể hỏi các câu hỏi liên quan đến cộng trừ, nhân chia như: Nếu mẹ thêm 2 quả cam nữa thì trong túi có tổng cộng bao nhiêu quả nhỉ?...Thông qua các trò chơi toán học, cha mẹ đã giúp con rèn luyện kĩ năng tính toán và ghi nhớ nhanh hơn.

Trẻ có thể học toán thông qua các trò chơi cùng cha mẹ.
Trẻ có thể học toán thông qua các trò chơi cùng cha mẹ.

Luôn động viên con kịp thời

Học hành là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Học toán cũng vậy, trẻ cần có niềm đam mê và sự rèn rũa qua từng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, trẻ có thể gặp phải những khó khăn, thất bại.


Làm cha mẹ, bạn nên biết cách động viên, an ủi con kịp thời. Hãy học cách lắng nghe và nắm bắt tâm trạng của con để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất. Ví dụ, khi con liên tục làm sai các bài tập, con có tư tưởng chán nản và thấy môn toán thật nhức đầu, cha mẹ nên phân tích và tìm lại hứng thú học tập cho con.

Khi con chán nản, cha mẹ nên biết cách động viên an ủi bé.
Khi con chán nản, cha mẹ nên biết cách động viên an ủi bé.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?