Top 10 Bí quyết giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu

Phải chăng bạn đã từng rất băn khoăn khi mình học bài rất lâu thuộc nhưng rất nhanh quên? Có phải bạn đã từng rất chán nản bản thân mình sao lại hay quên bài trong những giờ kiểm tra hay những kì thi với áp lực cao? Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy thử thực hiện những cách sau nhé:

Ghi lại những nội dung chính nhiều lần

Có lẽ không ít bạn cảm thấy rất chán nản là tại sao mình cầm quyển vở học hoài nhưng không thuộc hay mình học hôm trước nhưng hôm sau đã quên. Nếu vậy, bạn hãy thử bằng cách lấy giấy, bút ghi lại nhiều lần những ý chính của nội dung bài học thử xem sao.


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.

Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

Phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường
Phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường

Nhắc lại nhiều lần

Chúng ta thường nhớ tên họ của người thân và không bao giờ quên. Chúng ta có thể gọi tên chính xác những đồ dùng được sử dụng hàng ngày, chính vì những từ này được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tại sao học tiếng mẹ đẻ lại dễ hơn ngoại ngữ? Điểm mấu chốt chính là chúng ta sử dụng tiếng mẹ đẻ hàng ngày còn ngoại ngữ ít được sử dụng nên khó nhớ và không hình thành phản xạ tự nhiên. Một số người ra nước ngoài sinh sống, luôn luôn phải dùng đến ngoại ngữ vì vậy mà nhanh chóng thông thạo.


Trí nhớ được lặp đi lặp lại nhiều lần được gọi là trí nhớ “cơ bắp”. Rèn luyện trí thường xuyên sẽ giúp bạn có một trí nhớ tốt và hình thành phản xạ tự nhiên với vấn đề đã ghi nhớ. Trí nhớ “cơ bắp” là bí quyết tốt nhất để học ngoại ngữ.

Nhăc lại nhiều lần những kiến thức mà bạn đã học là cách ghi nhớ hiệu quả
Nhăc lại nhiều lần những kiến thức mà bạn đã học là cách ghi nhớ hiệu quả

Hiểu rõ vấn đề bạn cần học thuộc

Chắc hẳn vẫn còn khá nhiều bạn đang loay hoay học bài mà bản thân chưa thật sự hiểu hết vấn đề mình đang học. Hay nói cách khác hơn là bạn đang “học vẹt”. Bạn có thể học thuộc nội dung nhưng bạn cũng sẽ nhanh chóng quên nó đi vì bạn chưa hiểu hết nội dung cốt lõi của vấn đề. Cho nên nếu bạn muốn mình khắc sâu kiến thức thì một điều rất quan trọng đó là bạn phải làm sao hiểu rõ vấn đề mình cần học thuộc


Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng. Nếu bạn đọc nhiều lần mà không hiểu một nội dung nào đó hãy dùng biện pháp nhớ “cưỡng chế”, tức là cứ học thuộc nội dụng và sau đó từ từ tìm hiểu những gì mình nhớ được. Bạn có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giải hoặc có thể tìm ở những tài liệu khác cho đến khi hiểu những kiến thức đó. Bạn đừng vội nghi ngờ phương pháp này, hãy thực hành và cảm nhận hiệu quả.

Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng.
Bạn sẽ nhớ tốt những thứ mà bạn hiểu rõ ràng.

Tạo tâm lí thoải mái khi học

Bạn đã từng học bài trong cảm giác mệt mỏi, chán nản, tức giận hay theo kiểu “nước tới chân mới nhảy”. Điều này không những làm bạn học bài lâu thuộc mà còn chẳng thể nào nhớ lâu được. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tâm lí khi học. Để khắc phục điều này, bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học, đừng tự tạo áp lực cho bản thân hay học bài với mục đích “đối phó.


Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.

Bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học
Bạn hãy tạo cho mình tâm lí thoải mái nhất khi học

Tích cực thực hành

Tại sao bạn biết đi xe đạp thì không bao giờ quên? Chính là việc đạp xe phải dùng đến cơ bắp. Bạn hãy thực hành khi học để tạo cảm giác hưng phấn. Học hóa học, vật lí, bạn hãy tự tay mình làm thí nghiệm.


Học địa lí, sinh vật bạn hãy tự tay vẽ biểu đồ, vẽ hình giải phẫu. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần bạn tích cực và độc lập bạn sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh.

Hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ
Hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ

Thời gian và không gian học thoải mái

Việc học thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào không gian, thời gian học:


Không gian: Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Có thể là vườn cây, phòng riêng,…Có thể học thuộc bài trong tư thế: Đứng, ngồi, nằm, đi qua đi lại…, miễn là cách đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, nhưng tránh đổi tư thế liên tục, việc này gây cảm giác mất tập trung và mệt mỏi, dễ mất hứng khi học và bị gián đoạn suy nghĩ.

    Thời gian: Đúng sáng sớm là đầu óc sẽ rất minh mẫn, thuộc bài rất dễ nhưng quên cũng rất nhanh. Có thể bạn thuộc ngay nhưng đến trưa hoặc chiều sẽ rất khó khăn khi nhớ lại. Buổi tối mất thời gian hơn một chút nhưng sáng dậy bạn sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài. Thời điểm thích hợp nhất để học là buổi tối từ 20 giờ đến 24 giờ. Nên lưu ý cứ tập trung học từ 45 phút đến 50 phút sau đó nghỉ giải lao từ 10 phút đến 15 phút, như thế mới dễ tập trung học hơn.

    Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng để học
    Tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng để học

    Vẽ sơ đồ tư duy

    Vẽ sơ đồ tư duy cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn có thể nhớ lâu hơn đấy. Bạn nên thể hiện nội dung bài học dưới dạng những sơ đồ với những hình dáng, màu sắc tùy vào sở thích và trí tưởng tượng phong phú của mình. Những loại sơ đồ tư duy bạn cần dùng trong học tập như: sơ đồ tư duy theo chương, sơ đồ tư duy theo đề cương, sơ đồ tư duy theo đoạn văn.


    Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ viết nhiều lần. Việc liên kết từ ngữ với hình ảnh giúp ta nhớ dễ dàng. Đặc biệt, với các môn xã hội như văn, sử… việc đọc và tưởng tượng hình ảnh trong não bộ sẽ nhanh chóng ghi nhớ thông tin.


    Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ
    Não bộ chúng ta mã hóa trí nhớ hình ảnh tốt hơn chữ

    Ăn uống và nghĩ ngơi đầy đủ

    Não bộ của bạn chỉ hoạt động tốt nhất, khi được cung cấp dưỡng chất cần thiết. Chính vì vậy bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí để giúp bạn nhớ lâu hơn. Những thực phẩm bạn cần cung cấp cho cơ thể như: cá, trứng, ngũ cốc, rau xanh, những thực phẩm giàu omega 3,...


    Ngoài chế độ ăn uống thì việc ngủ đủ giấc cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Có nhiều bạn gần đến thi thì hay thức rất khuya để học bài. Nhưng việc thức khuya như thế làm cho đầu óc bạn kém minh mẫn, tạo cảm giác mệt mỏi. Vì vậy hiệu quả học tập sẽ không cao. Tóm lại, để có thể nhớ lâu thì các bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

    Não bộ của bạn chỉ hoạt động tốt nhất, khi được cung cấp dưỡng chất cần thiết.
    Não bộ của bạn chỉ hoạt động tốt nhất, khi được cung cấp dưỡng chất cần thiết.

    Nhớ và đúc kết lại kiến thức đã học

    Nguyên tắc của bí quyết này là khi học, yêu cầu các bạn xem bài qua một vài lần, rồi sau đó khép tập lại, cố nhớ những nội dung vừa xem.


    Phương pháp này chúng ta có thể áp dụng đơn giản như thế này, ví dụ: Sau khi mở ra một nội dung kiến thức nào đó các bạn đọc khoảng 2 lần, lần thứ 3 đọc lại cốt lõi và cuối cùng khép lại và cố gắng lôi ra trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong. Không có nghĩa các bạn đọc lại toàn bộ, các bạn nhớ vấn đề cốt lõi.

    Bạn cần nhớ và đúc kết lại những vấn đề cốt lõi
    Bạn cần nhớ và đúc kết lại những vấn đề cốt lõi

    Gạch chân những từ khóa quan trọng

    Nếu như bài học của bạn quá dài. Bạn nghĩ mình không thể nào nhớ hết được, thì bạn hãy gạch chân những từ khóa quan trọng. Từ các từ khóa ấy, bạn có thể triển khai ý cho bài học. Với việc gạch chân các từ khóa quan trọng bạn sẽ học thuộc bài một cách nhanh chóng và giúp bạn nhớ lâu hơn.


    Trong quá trình ghi chép những kiến thức bạn học, bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân nhằm mục đích khi mở sách vở ra là nhớ ngay những gì đã học, điều này giúp bạn học bài rất nhanh và nhớ bài rất lâu. Có lợi trong việc nắm cốt lõi của bài học.

    Bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân
    Bạn nên sàn lọc những ý chính để gạch dưới chân

    Bình luận

    Có Thể Bạn Quan Tâm ?