Top 9 Bí quyết giúp trẻ hết nghẹt mũi, sổ mũi nhanh nhất

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thì hiên nay có khoảng 10% trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, sổ mũi bị biến chứng do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc nên bệnh càng trở nặng, có thể dẫn đến viêm xoang thậm chí viêm phế quản. Vậy đâu là phương pháp chăm sóc bé bị nghẹt mũi và sổ mũi đúng cách tại nhà. Cùng chúng tôi tham khảo các phương pháp dưới đây.

Dây huyệt Nghinh hương

Huyệt Nghinh Hương (còn gọi là Nghênh Hương hay Xung Dương) có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về mũi, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt, ngạt mũi, giúp chữa viêm mũi, chảy nước mũi.


Để tìm đúng huyệt này cũng không mấy khó khăn bởi vì nó nằm ngay bên cạnh cánh mũi phía trên rãnh mũi cách cánh mũi khoảng nửa thốn tương đương 0,8 - 0,9 cm. Bạn nên day bấm huyệt Nghinh Hương này an toàn với hầu hết mọi lứa tuổi (kể cả trẻ em) và không gây ra những tác dụng phụ như khi bạn dùng thuốc kháng sinh.


Nếu trẻ nhà bạn bị tắc mũi hay chảy nước mũi thì hãy dùng đầu ngón tay day bấm vào huyệt Nghinh Hương ở hai bên lỗ mũi trong 1 đến 2 phút, khi bé cảm thấy cay cay sống mũi và đạt cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được.


Tuy nhiên khi dùng cách này bạn không nên dùng lực quá mạnh và tốt nhất khi bấm huyệt cho bé, bạn nên dùng ngón tay út để giảm lực tác động vào mũi trẻ. Một ngày bạn có thể làm nhiều lần và thực hiện liên tục trong 5 đến 7 ngày tùy theo tiến triển của bệnh.

Nếu trẻ nhà bạn bị tắc mũi hay chảy nước mũi thì hãy dùng đầu ngón tay day bấm vào huyệt Nghinh Hương
Nếu trẻ nhà bạn bị tắc mũi hay chảy nước mũi thì hãy dùng đầu ngón tay day bấm vào huyệt Nghinh Hương

Nên đưa bé đi khám để được tư vấn

Nếu con bạn ho và sổ mũi quá lâu tại nhà không thấy giảm, thì chứng tỏ căn bệnh đang biến chứng và nặng nề hơn. Do vậy, cách tốt nhất lúc này là hãy đi gặp bác sĩ để được nghe tư vấn. Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây cha mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:


  1. Trẻ dưới 2 tuổi sổ mũi kèm sốt, bỏ ăn hoặc bú kém.
  2. Trẻ lớn sốt trên 38,5 độ kèm theo ho nhiều. Nếu sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần thì dịch mũi có màu vàng, mùi hôi thì đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn nặng và cần được điều trị bằng kháng sinh.
Cho trẻ đi khám để được tư vấn
Cho trẻ đi khám để được tư vấn

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây

Vào thời điểm trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp. Điều này sẽ có tác dụng giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. Uống nước cũng là cách giúp trẻ tăng sức đề kháng giúp trẻ phòng chống bệnh tốt hơn. Và tự bản thân trẻ có thể sẽ chiến thắng được những căn bệnh này nếu bạn chăm sóc trẻ đúng đắn.


Cho trẻ ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng đặc biệt ăn nhiều hoa quả, uống nước trong thời điểm này là chìa khóa vàng để tăng cường sức đề kháng. Vì chế độ dinh dưỡng tốt sẽ nâng đỡ cơ thể trẻ đủ khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật

Cho trẻ uống nước, ăn trái cây
Cho trẻ uống nước, ăn trái cây

Thoa dầu tràm - khuynh diệp vào lòng bàn chân

Khi con nhỏ vừa có biểu hiện như: hắt hơi hay sổ mũi thì mẹ cần làm ngay việc xoa dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con. Sau đó, day day lòng bàn chân chừng 1 - 2 phút mỗi bên rồi đeo tất vào cho trẻ. Tuy cách này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là đối với trẻ sơ sinh.


Khi trẻ tắm chậu, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt vào chậu nước và lúc trẻ tắm xong là thời điểm thích hợp và nên làm để thoa dầu tràm - khuynh diệp vào chân, mang tai...Điều đó sẽ giúp trẻ ấm áp và tránh bị cảm lạnh rất tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vệ sinh cá nhân và môi trường

Cần tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh sạch sẽ. Với những trẻ nhỏ chưa ý thức được thì bố mẹ cần giữ chân tay, răng miệng, đồ chơi, quần áo,… sạch sẽ cho con để ngăn chặn vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể trẻ. Việc làm này sẽ phải tích cực hơn nữa trong thời gian bé đang bị ốm, ho, sổ mũi.


Vào những ngày thay đổi thời tiết, khi trẻ có dấu hieeju mệt mỏi, sổ mũi, bố mẹ cũng lưu ý không cho con chơi đùa bên ngoài quá lâu, khi tắm cần dùng nước ấm, tắm ở nơi kín gió và phòng nên sạch sẽ. Lúc đó, bệnh của bé sẽ nhanh khỏi hơn.

Vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường
Vệ sinh sạch sẽ cá nhân và môi trường

Cho trẻ uống siro ho - cảm Ích Nhi

Với các thành phần như: húng chanh, mật ong, gừng, quất,… Siro ho - cảm Ích Nhi giúp giải cảm, giảm sổ mũi, giảm ho, nghẹt mũi. Các mẹ nên dự phòng trong nhà khoảng 3 đến 5 lọ siro để khi thời tiết thay đổi và trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì cho trẻ uống.


Theo đông y các triệu chứng như: nhức đầu, chảy mũi trong, hắt hơi, ngạt mũi hay thậm chí có thể sốt nhẹ,…Nguyên nhân chủ yếu do phong hàn xâm phạm vào phần da làm mất công năng tuyên giáng của phế kèm thêm vệ khí bị trở ngại. Để chữa sổ mũi có nhiều thuốc cho kết quả nhanh nhưng lại có tác dụng phụ không tốt cho trẻ như gây mất ngủ, rối loạn thị giác, khô miệng,... Còn trong đông y dùng các thảo dược vị cay tính ấm như: húng chanh hay gừng nhằm phát tán phong hàn đưa tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi và chữa tận gốc căn nguyên của bệnh.

Uống siro ho - cảm Ích Nhi
Uống siro ho - cảm Ích Nhi

Máy phun hơi ẩm

Khi thời tiết hanh khô hoặc ở trong điều hòa mùa hè quá lâu thì chúng ta phải hít vào một lượng không khí quá khô ráo nên việc này dẫn đến chứng sổ mũi, nghẹt mũi không những trẻ em mà cả người lớn. Tốt nhất trong phòng ngủ bạn nên có một máy phun hơi ẩm sẽ giúp điều hòa không khí đủ độ ẩm và cảm thấy dễ chịu hơn.

Máy phun ẩm sử dụng khi dùng điều hòa
Máy phun ẩm sử dụng khi dùng điều hòa

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nhỏ mũi cho trẻ ngày 3 đến 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Nếu con bạn chảy mũi nhiều càng nên nhỏ. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngừng lại không nhỏ mũi nữa sẽ khiến con bị viêm mũi lâu hết hơn và tình trạng viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn. Tuy nhiên khi nhỏ mũi cho trẻ bạn nên lưu ý sau:

  1. Trước khi nhỏ cho trẻ nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm rồi mới nhỏ từng bên mũi cho con.
  2. Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhầy và mủ ứ đọng trong hốc mũi của trẻ như vậy nhỏ thuốc mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi thì người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng và đúng cách cho hết các dịch nhầy trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.
  3. Khi nhỏ mũi thì tốt nhất là nên để trẻ ở tư thế nằm ngửa hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi hay ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1 cm rồi nhỏ từ từ 2 - 3 giọt vào mũi trẻ.
  4. Với những trẻ bị nghẹt mũi thì sau khi nhỏ mũi 1 - 2 phút để mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra ngoài, mẹ có thể dùng ống hút mũi hút sạch cho con hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi thì bà mẹ có thể hút mũi thêm lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong sẽ dễ gây viêm nhiễm nhiều hơn. Mẹ không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi cho con vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi mà nên dùng giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm và chỉ dùng một lần.
Nên vệ sinh mũi cho trẻ nhất là khi trẻ có biểu hiện sổ mũi
Nên vệ sinh mũi cho trẻ nhất là khi trẻ có biểu hiện sổ mũi

Kê gối cao khi ngủ

Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con không bị mỏi cổ và ảnh hưởng đến sau này. Điều này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn và đặc biệt sẽ thoải mái và cũng nhanh khỏi hơn đó.

Kê cao gối khi ngủ
Kê cao gối khi ngủ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?