Cảm xúc tiêu cực là điều mà bất kì ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc sống. Công việc, học tập, các mối quan hệ xã hội,... đôi khi sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, căng thẳng và muốn "vứt bỏ" tất cả. Vậy làm cách nào để vượt qua những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống, cùng toplist tìm hiểu ngay sau đây.
Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi
Sau tất cả những biến cố không mong muốn xảy ra, cả thể chất lẫn tinh thần của bạn đều rất mệt mỏi. Đây là lúc bạn nên cho bản thân thời gian nghỉ ngơi. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn có một tinh thần ổn định hơn.
Bạn có thể dành ra cho mình một ngày, chẳng để làm gì hết. Hãy thử tìm và xem bộ phim mình thích mà mãi chưa có thời gian. Bạn cũng có thể đến một vài nơi bạn muốn đến mà chưa có kịp. Bạn cũng có thể tận hưởng một ngày thật bình yên ở vài quán xá ven đường, hoặc cùng một người bạn thân nào đó đi ăn kem, nghe nhạc và ngủ một giấc thật ngon…
Bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi say những suy nghĩ căng thẳng và làm bất kì điều gì miễn sao bản thân bạn được thoải mái nhất, là được.
Làm việc tốt
Câu nói "Chẳng có ai đau chân mà nghĩ đến cái chân đau của người khác" có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, câu này không hoàn toàn đúng trong nhiều trường hợp. Nhất là khi bạn gặp những điều tiêu cực trong cuộc sống. Nếu bạn cứu tiếp tục bó hẹp mình và suy nghĩ về những điều tiêu cực ấy, chắc chắn bạn sẽ thấy một màu đen tối.
Thay vì thế, hãy lựa chọn làm một việc tốt nào đó. Có thể giúp đỡ người khác, có thể thực hiện một dự án tình nguyện mà bạn đã lên kế hoạch nhưng chưa có thời gian thực hiện. Bạn cũng có thể giúp đỡ, giải quyết những khó khăn của những người thân trong gia đình. Đây cũng là cách giúp bạn trở nên khuây khỏa hơn, nhẹ lòng hơn. Làm việc tốt nhiều sẽ giúp bạn thấy yêu đời hơn, bỏ qua những suy nghĩ xấu và ảnh hưởng tiêu cực đến chính bạn và những người khác.
Ngưng than thở và suy nghĩ tiêu cực
Than thở chính là lý do khiến bạn mệt mỏi trong chính sự tiêu cực của mình. Khi những điều tiêu cực xảy đến bạn đã vô cùng mệt mỏi rồi. Lúc này, bạn chỉ muốn buông những lời than thân trách phận cho cuộc đời bạc bẽo, hẩm hiu của mình mà thôi. Tuy nhiên, việc than thở lúc này không những không giúp tâm trạng bạn khá lên, mà ngược lại nó còn tự biến bạn thành một phiên bản tồi tệ hơn trong mắt chính mình nữa.
Những lời than vãn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn khiến bạn dễ nản lòng khi gặp khó khăn. Không chỉ dừng lại ở đó, thói quen “than thân trách phận” còn được xem như là một loại thuốc độc làm lây lan những suy nghĩ tiêu cực cho mọi người xung quanh. Vậy làm thế nào để bạn ngừng than vãn và có cuộc sống lạc quan hơn?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lời than vãn có thể gây ảnh hưởng đến não bộ của bạn và khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng… Thói quen than vãn cũng sẽ làm tan vỡ các mối quan hệ của bạn và khiến bạn bị mắc kẹt trong những khó khăn của mình.
Đối diện vấn đề và tìm cách giải quyết
Sau khi đã dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, khoan hãy vội bắt tay vào đi học hoặc làm việc.
Nhiều người thường chọn cách bỏ qua những điều tiêu cực ấy và lao đầu vào công việc nhằm lảng tránh hoặc quên đi, phớt lờ những chuyện mang đến cho bạn suy nghĩ tiêu cực với ý nghĩ: "Thôi kệ đi. Đến đâu thì đến”. Tuy nhiên điều này lại khiến cho vấn đề không được giải quyết, thậm chí ngày một trở nên trầm trọng hơn.
Bạn nên ngồi xuống, thẳng thắn nhìn vào vấn đề đã xảy đến với mình trong thời gian qua. Vấn đề đấy cụ thể là gì? Bạn đã làm gì lúc đấy để giải quyết nó? Bạn rút ra được gì sau câu chuyện tiêu cực ấy?
Việc tự đặt các câu hỏi cho bản thân như vậy cực kì quan trọng. Nó không những giúp bạn nhìn nhận rõ ràng vấn đề, mà còn giúp bạn tránh phạm phải những sai lầm không đáng có nếu điều đấy có thể sẽ lặp lại trong tương lai.
Quan tâm đến bản thân nhiều hơn
Quá khứ là điều mà bạn mãi sẽ chẳng thay đổi được. Nhưng tương lai thì có. Tương lai sẽ phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận hiện tại, ngay bây giờ. Bạn có muốn một tuần sau, một tháng sau hay cả một đời còn lại bạn vẫn là con người yếu đuối như thế, mãi chẳng thoát ra nổi trong những cảm xúc không đáng có kia không?
Một ngày mỗi người đều có chừng đấy quỹ thời gian. Và thời gian đi qua rồi thì bạn sẽ chẳng thế nào lấy lại được. Cuộc sống vui hay buồn, bạn trở nên tốt đẹp hơn hay không đều phụ thuộc cả vào bạn? Thay vì cứ mãi vùi mình trong những mớ cảm xúc hỗn độn kia thì hãy đứng lên, đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè, chạy một vòng hồ về đọc vài quyển sách, đắp một chút mặt nạ, hát bài hát yêu thích… Rồi bạn sẽ thấy cuộc đời này còn nhiều thứ đáng yêu hơn nhiều. Chắc chắn sẽ là như thế.
Chia sẻ
Nhiều bạn thường lầm tưởng giữa hai việc than thở và chia sẻ. Than thở cũng là một hình thức chia sẻ, nhưng là chia sẻ theo hướng tiêu cực và không đúng cách. Khi đã biết rõ vấn đề của mình là gì rồi, bạn hãy đi tìm và gặp những người đáng tin và chia sẻ câu chuyện của mình với họ. Hãy nói ra hết những vướng bận, những tâm tư trong lòng mình.
Đôi khi chỉ đơn giản là lắng nghe thôi sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn trong lúc này rồi. Biết đâu, lúc này đối phương sẽ giúp bạn có một giải pháp tuyệt vời cho mọi chuyện thì sao? Bạn cũng có thể thẳn thắn chia sẻ mong muốn cần giúp đỡ nếu cảm thấy người đó phù hợp. Tại sao không?
Thay vì cứ giữ cho nỗi u buồn rầu tích tụ trong người bạn, hãy học cách chia sẻ nhiều hơn.