Top 11 Chất trong mỹ phẩm chị em mang thai cần tránh

Mang thai là một điều tuyệt vời và hạnh phúc, tuy nhiên trong thời gian mang thai lại khiến mẹ bầu trở nên xấu xí hơn vì cơ thể có sự thay đổi rõ rệt. Thế nhưng, nếu bạn đang có dự định sử dụng mỹ phẩm trong thời gian này thì hãy hết sức cẩn thận những hóa chất có trong mỹ phẩm có thể tác động xấu đến thai nhi rất nhiều. Dưới đây Toplist chia sẻ những thành phần mỹ phẩm mà các chị em mang thai cần tránh.

Hydroquinone

Hydroquinone là thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da, được sử dụng để điều trị tăng sắc tố, chống oxy hóa. Chúng thường thấy rất nhiều trong các sản phẩm làm trắng da, đặc biệt là các sản phẩm trôi nổi, không có nhãn mác rõ ràng. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng Hydroquinone có tác hại đối với phụ nữ khi mang thai hoặc cho thai nhi nhưng theo nghiên cứu, khi bạn sử dụng các chất có thành phần này, có khoảng 30% - 45% hydroquinone thấm vào trong cơ thể bạn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn hãy hạn chế sử dụng những loại kem dưỡng trắng da trong khi mang thai và cho con bú nhé.

Cân nhắc lựa chọn các sản phẩm làm trắng da
Cân nhắc lựa chọn các sản phẩm làm trắng da
Hydroquinone là thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da
Hydroquinone là thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm làm trắng da

Parabens

Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn, nấm và sự phân hủy của các hoạt chất trong các mỹ phẩm làm đẹp nên thường được sử dụng trong việc bảo quản. Chúng thường xuất hiện dưới những cái tên như Methyl, Ethyl, Propyl, Butyl Paraben,… Chất này được tìm thấy khá phổ biến trong mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc tóc. Những thành phần này thường có tỉ lệ rất nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn ở trạng thái bình thường. Nhưng khi mang thai, hãy tránh sử dụng những sản phẩm có chứa chất này, vì paraben có thể được hấp thụ vào cơ thể qua da, có nguy cơ gây ung thư, rối loại nội tiết tố và gây hỏng thai.

Một số chất trong mỹ phẩm chăm sóc da có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Một số chất trong mỹ phẩm chăm sóc da có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn, nấm và sự phân hủy của các hoạt chất trong các mỹ phẩm làm đẹp
Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn, nấm và sự phân hủy của các hoạt chất trong các mỹ phẩm làm đẹp

Chì

Chì là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm, giúp màu sắc của các mỹ phẩm được bền và lâu trôi hơn. Nhắc đến chì, có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên, hết sức quen thuộc với phụ nữ chúng ta: son. Ngoài ra còn có các loại mỹ phẩm khác như phấn phủ, phấn mắt, má hồng,... Chì có tác hại đến đường hô hấp và tiêu hóa và khi tiếp xúc kéo dài sẽ gây ngộ độc chì. Với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, chì tích tụ lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển. Thậm chí, chì còn rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc và dị dạng bẩm sinh như: u máu, hở hàm ếch,...

Chì trong son có hại đến đường hô hấp và tiêu hóa
Chì trong son có hại đến đường hô hấp và tiêu hóa
Chì là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm
Chì là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm

Formaldehyde

Formaldehyde thường xuất hiện dưới những cái tên như formaldehyde, dimethyl-dimethyl (DMDM), diazolidinyl urea, sodium hydroxymethylglycinate,.. các chất này được sử dụng như chất bảo quản trong các loại mỹ phẩm. Formaldehyde là một thành phần thường thấy trong sơn móng tay giúp làm săn chắc móng, keo dán mi, các sản phẩm chăm sóc tóc. Tác hại của chất này là khi bà mẹ hít phải chất này ở một nồng độ lớn, mắt, mũi, cổ họng và phổi của bạn sẽ bị kích ứng và nguy cơ ung thư là rất cao khi bạn tiếp xúc với chất này trong thời gian dài. Dù khi vào cơ thể chúng sẽ bị trung hòa nhưng các bà mẹ vẫn nên cẩn thận với các mỹ phẩm có chất này.

Bà mẹ mang thai nên tránh hít phải formaldehyde trong các loại sơn móng tay
Bà mẹ mang thai nên tránh hít phải formaldehyde trong các loại sơn móng tay
Formaldehyde là một thành phần thường thấy trong sơn móng tay giúp làm săn chắc móng, keo dán mi
Formaldehyde là một thành phần thường thấy trong sơn móng tay giúp làm săn chắc móng, keo dán mi

Diethanolamine (DEA)

Diethanolamine thường viết tắt là DEA hoặc DEOA và chất này tan được trong nước. Chúng có tác dụng điều chỉnh độ pH, phá hủy tính axit của các thành phần khác. Chúng thường có trong một số loại dầu gội, dầu xả, lotion, kem dưỡng da, dưỡng thể,... Các nhà nghiên cứu trường Đại học Bắc Carolina đã thực hiện thí nghiệm với Diethanolamine (DEA), họ nhận thấy rằng khi họ bôi chất này lên những con chuột mẹ đang mang thai, những con chuột con có dấu hiệu của sự ức chế tăng trưởng tế bào và tế bào chết gia tăng tại khu vực của não chịu trách nhiệm ghi nhớ là vùng hippocampus. Tuy nhiên đối với con người, các bà mẹ chỉ cần hạn chế tiếp xúc với loại hóa chất này tối đa mà thôi.

DEA ảnh hưởng xấu đến tế bào não
DEA ảnh hưởng xấu đến tế bào não
Diethanolamine thường viết tắt là DEA hoặc DEOA
Diethanolamine thường viết tắt là DEA hoặc DEOA

Phthalate

Phthalate là loại hóa chất công nghiệp được dùng để ổn định màu sắc và hương thơm của một số loại mỹ phẩm, làm tăng tính mềm dẻo và độ bền cho sản phẩm. Chất này có nhiều nhất là trong giấy thấm dầu, keo xịt tóc, son môi, sơn bóng móng tay, các sản phẩm có hương thơm và một số loại xà phòng. Phthalates và các dẫn chất của chúng được xem là các xenoestrogen, khi các xenoestrogen được đưa từ bên ngoài vào trong cơ thể chúng sẽ ảnh hưởng đến cả bộ phận sinh dục, giới tính chung của con người. Biểu hiện của việc này chính là hiện tượng dậy thì sớm ở các bé hiện nay, có cả ở nam và nữ.

Các hóa chất tạo mùi ảnh hưởng đến cơ thể của thai nhi
Các hóa chất tạo mùi ảnh hưởng đến cơ thể của thai nhi
Phthalate là loại hóa chất công nghiệp được dùng để ổn định màu sắc và hương thơm
Phthalate là loại hóa chất công nghiệp được dùng để ổn định màu sắc và hương thơm

Tretinoin

Tretinoin được tìm thấy trong một số loại kem dưỡng ẩm có tác dụng chống lão hóa và điều trị mụn trứng cá, rối loạn sắc tố và bệnh vẩy nến mảng. Tretinoin hay còn được gọi với tên Retinoid, là một loại vitamin A giúp tăng tốc độ đổi mới làn da và ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, tretinoin lại là một trong những thành phần chăm sóc da mà chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên tránh xa. Nếu dùng vitamin liều cao trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Và với tretinoin đường uống, ví dụ như isotretinoin (là một loại thuốc trị mụn được kê theo đơn) gây ra dị tật bẩm sinh.

Tretinoin được tìm thấy trong một số loại kem dưỡng ẩm
Tretinoin được tìm thấy trong một số loại kem dưỡng ẩm
Nếu dùng vitamin liều cao trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho thai nhi
Nếu dùng vitamin liều cao trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho thai nhi

Axit Salicylic

BHA được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị một số triệu chứng của da như mụn trứng cá, viêm da và mẩn đỏ. Chúng được tìm thấy trong một số loại sữa rửa mặt, toner và chất tẩy tế bào chết. Axit Salicylic là BHA phổ biến nhất, được khuyến cáo hạn chế sử dụng trong quá trình mang thai. Axit liều cao ở dạng uống (một thành phần có trong Aspirin) đã được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học là gây dị tật bẩm sinh và các biến chứng trong thai kỳ. Tuy nhiên, một lượng nhỏ BHA thoa lên da như toner chứa axit salicylic được sử dụng hai lần mỗi ngày lại được cho là an toàn.

BHA được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị một số triệu chứng của da
BHA được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị một số triệu chứng của da
BHA thoa lên da như toner chứa axit salicylic được sử dụng hai lần mỗi ngày lại được cho là an toàn.
BHA thoa lên da như toner chứa axit salicylic được sử dụng hai lần mỗi ngày lại được cho là an toàn.

Tetracyclin

Tetracyclin là một loại kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da. Nên hạn chế hoặc tránh hẳn việc sử dụng Tetracyclin và các dẫn suất của nó là doxycyline và minocycline. Việc sử dụng tetracyclin trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đế sử phát triển xương và răng ở thai nhi. Uống tetracyclin trong nửa cuối thai kỳ có thể gây đổi màu răng của em bé vĩnh viễn. Tetracyclin cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả khi sử dụng thuốc tránh thai. Mặt khác tetracyclin còn có khả năng đi vào sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ trong quá trình trẻ vẫn còn bú mẹ. Bạn hãy dừng việc cho em bé bú sữa mẹ nếu bạn sử dụng tetracyclin nhé! Một lưu ý nữa đó chính là khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 8 tuổi dùng tetracyclin.

Việc sử dụng tetracyclin trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đế sử phát triển xương và răng ở thai nhi.
Việc sử dụng tetracyclin trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đế sử phát triển xương và răng ở thai nhi.
Tetracyclin gây đổi màu răng ở trẻ
Tetracyclin gây đổi màu răng ở trẻ

Dihydroxyacetone

Dihydroxyacetone là DHA nhưng đừng nhầm lẫn với Omega-3 (cũng được gọi là DHA), là một dạng hóa chất dùng để nhuộm màu những tế bào chết trên bề mặt da, biến màu da thành màu “rám nắng”. Chúng là một thành phần chủ yếu có trong sản phẩm làm nâu da. Dihydroxyacetone chỉ an toàn khi bạn dùng dưới dạng mousse, cream hoặc wipe những dạng bôi ngoài da. Còn với dạng xịt hoặc buồng làm rám nắng thì chưa có nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng nhưng vì sức khỏe của mẹ và bé các bà mẹ nên tránh sử dụng.

Quá trình nhuộm rám nắng cho da không tốt cho thai nhi
Quá trình nhuộm rám nắng cho da không tốt cho thai nhi
Dihydroxyacetone chỉ an toàn khi bạn dùng dưới dạng mousse, cream hoặc wipe
Dihydroxyacetone chỉ an toàn khi bạn dùng dưới dạng mousse, cream hoặc wipe

Amoniac

Amoniac là một chất kiềm (pH>7) thường thấy trong thuốc nhuộm tóc có tác dụng giúp các hạt màu đi sâu vào trong sợi tóc, màu nhuộm trên tóc sẽ bền và lâu hơn. Trong quá trình mang thai, các bà bầu thường được khuyến cáo là không nên nhuộm tóc vì phụ nữ mang thai khi hít phải khí amoniac quá nhiều có thể dẫn đến co thắt tử cung dẫn đến động thai, sảy thai, thai non. Ngoài ra, các hóa chất độc hại khác ngoài Amoniac trong thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây biến dạng nhiễm sắc thể, gây dị dạng ở thai nhi như hở hàm ếch, u máu,...

Trong quá trình mang thai bà mẹ không nên nhuộm tóc quá nhiều lần
Trong quá trình mang thai bà mẹ không nên nhuộm tóc quá nhiều lần
Amoniac là một chất kiềm (pH>7) thường thấy trong thuốc nhuộm tóc
Amoniac là một chất kiềm (pH>7) thường thấy trong thuốc nhuộm tóc

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?