Để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên đầy khắc nghiệt, mỗi loài động vật đều sở hữu một số đặc điểm đặc biệt như có nọc độc cực mạnh, có sức khỏe phi thường… Bên cạnh những loài động vật sở hữu tốc độ chạy cực nhanh để chạy trốn kẻ thù hoặc săn mồi thì cũng có những loài vô cùng chậm chạp. Vậy đó là những loài nào và chúng sinh tồn như thế nào? Sau đây là danh sách 10 loài lười nhất trong những số chúng.
Con Culi
Con culi cái tên nghe không mỹ miều nhưng rất thú vị bởi tính cách của nó. Loài này phân bố chủ yếu là Đông Nam Á, các khu rừng vùng nhiệt đới, rừng ngập mặn và Việt Nam cũng có loài thú tên lạ này. Culi có chiều dài từ 20- 40cm, nặng từ 300- 2kg khá nhỏ nhắn, rất tiện mang chúng theo khi di chuyển. Chúng có bộ lông vàng, tay chân có màng bám rất chắc.
Những con "cù lần" với bản tính nhút nhát thường dùng cả ngày để ngủ và kiếm ăn ban đêm. Với đôi mắt to quá khổ, độ mở lớn ai nhìn cũng đều thấy dễ thương, vẻ mặt ngây thơ cần được sự che chở. Con cu li là loài linh trưởng có kích thước trung bình nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Chúng có bàn tay giống người và di chuyển rất chậm chạp, một con cu li trưởng thành chỉ có tốc độ nhảy khoảng 2 km/h. Bù lại, chúng là loài có nọc độc, một vết cắn có thể gây hại cho con người.
Con lười
Loài này xứng đáng là thú lười nhất thế giới động vật rồi, nghe tên cũng đã hiểu được phần lớn đặc tính của nó, rất hạn chế vận động. Lười là một động vật gồm những loài thú cỡ trung bình, với đặc trưng là sự chậm chạp và lười vận động cùng ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ.
Lười sử dụng ít năng lượng. Một ngày chúng có thể ngủ hơn 20 giờ. Chúng lười đến mức trên lông của chúng bị rong rêu bám đầy, chúng cũng không quan tâm. Thậm chí, khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ. Ngay cả ăn uống và đi vệ sinh, lười con cũng thực hiện ngay trên mình mẹ nó. Động tác của chúng chậm đến "bất động" như hòa mình vào thiên nhiên, nhìn gây ức chế chẳng khác nào thước phim "tua chậm". Đến cả hệ tiêu hóa của nó cũng chậm như đặc tính di chuyển của nó vậy. Tốc độ di chuyển nhanh nhất có thể là 3cm trên 1 giây. Thỉnh thoảng chúng mới bò xuống đất tìm nguồn nước và đi vệ sinh nhưng rất ít. Chúng dành thời gian lớn trong ngày để ngủ, thậm chí lười vệ sinh lông đến nỗi rong rêu bám đầy.
Lợn biển
Lợn biển được tìm thấy ở tất cả các đại dương trên thế giới. Ở một số khu vực, chúng chiếm hơn 95% tổng trọng lượng của động vật dưới đáy biển sâu. Mặc dù có rất nhiều, nhưng hầu hết mọi người sẽ không bao giờ nhìn thấy một con lợn biển. Vì chúng sống ở những nơi lạnh nhất và sâu nhất của đại dương. Lợn biển hay còn gọi là bò biển có kích thước cơ thể rất lớn dài 3,6m và nặng hơn 453kg, là động vật có vú lớn sống trong nước biển. Với trọng lượng cơ thể lớn chúng ăn đến 45kg thức ăn trong một ngày. Đôi chân chèo phía trước giống như dạng mái chèo giúp chúng di chuyển nhẹ nhàng trong nước. Tuy nhiên do thân hình "quá khổ" chúng di chuyển chậm chạp chỉ từ 180cm mỗi giây. Chúng béo tròn quay rất dễ thương và khá là hiền lành, gần gũi, thân thiện với con người giống như những con lợn chúng ta nuôi ở nhà vậy. Sở thích của anh em lợn biển là bơi lội tung tăng ở vùng biển nhiệt đới. Vì thế, dù trông béo núng nính nhưng cơ thể chúng rất săn chắc và không bao giờ có mỡ thừa.
Do dạ dày phải hoạt động để tiêu hóa những loại thực vật dai nhất nên bụng của chúng đã chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể. Việc gì chúng cũng tệ, chỉ giỏi mỗi việc ăn. Quả đúng như vậy, mỗi ngày anh em lợn biển có thể nhét đầy mồm miệng lượng thức ăn lớn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Nôm na như thế này, một con lợn biển nửa tấn có thể ăn hết nửa tạ cây cỏ. Trong suốt cuộc đời, anh em lợn biển chẳng biết đến bác sĩ nha khoa là gì. Do chế độ ăn uống vô tổ chức nên răng của chúng tự xói mòn, nhưng sau đó răng mới sẽ tự động mọc lên phía sau. Mỗi tiếng đồng hồ chúng chỉ lê bước được khoảng 3 tới 5 km trong khi vận tốc thực sự là 20km/ h.
Chim dẽ gà Mỹ
Loài chim nhưng lại có tên trong những loài chậm chạp và lười biếng của thế giới quả là lạ. Loài chim này chủ yếu sinh sống ở khu vực cận Bắc Cực, lục địa Á- Âu (nơi có khí hậu ôn đới hoặc lạnh). Đặc điểm: Chúng có cơ thể nhỏ khoảng 30 cm, lông màu da bò, mỏ dài, chân nhỏ giúp chúng kiếm thức ăn dưới bùn hoặc nước cạn. Thức ăn của chúng là ốc và các loài động vật nhỏ không xương sống. Là loài chim di trú, chúng có thể ẩn nấp, bơi lội giỏi nhưng tốc độ di chuyển lại vô cùng chậm so với các loài chim khác, chỉ khoảng 7,9 km/giờ.
Chim dẽ gà Mỹ là một loài chim thuộc họ Scolopacidae. Nhờ thân hình nhỏ nhắn và bộ lông khá tương đồng với đám cỏ khô, bụi lau khô nên chúng có tài biến hóa "thoắt ẩn, thoắt hiện", có khả năng bơi lội và ẩn nấp. Đây là ưu điểm để chúng có thể sinh tồn trước những kẻ thù lớn.
Sóc
Nghe có vẻ lạ, loài vật nổi tiếng nhanh nhẹn này lại lười ư? Thật bất ngờ khi loài động vật nhanh nhẹn như sóc lại được nhắc tên trong danh sách các "vua lười" của thế giới. Vốn nổi tiếng nhanh nhạy nhưng chúng lại rất biết cách hưởng thụ cuộc sống. Đặc điểm: Là loài động vật gặm nhấm, có kích thước khá nhỏ nhắn, chúng thích bay nhảy nhưng cũng vô cùng thích ngủ và ham ăn. Thức ăn của chúng gồm các loại hạt nhiều dinh dưỡng.
Chúng sẽ ngủ nhiều khi tích trữ được lượng thức ăn đủ sống. Loài thú gặm nhấm rất thích bay nhảy này lại có sở thích ngủ. Loài sóc nói chung đều có thị lực tốt, rất thính nên việc ngủ không hề gây nguy hiểm cho nó. Sau khi ăn no các loại hạt có nhiều protein, đạm, chất béo chúng thường tìm các hang, hốc cây phải lót lá hoặc lông thú "đệm êm" để ngủ, đây là loài rất biết cách hưởng thụ.
Rùa khổng lồ
Rùa khổng lồ là loài động vật có xương sống có tuổi thọ lớn nhất. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở Seychelles và quần đảo Galapagos. Phần lớn các loài rùa trong tự nhiên đều di chuyển cực chậm. Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến loài rùa khổng lồ có nguồn gốc từ quần đảo Galápagos, một quần đảo núi lửa cách đại lục Ecuador khoảng 1.000 km về phía Tây. Cũng chính nơi xuất thân này mà rùa khổng lồ còn được gọi là rùa Galápagos hoặc rùa khổng lồ Galápagos.
Với trọng lượng lên tới 400 kg và chiều dài mai khoảng 1,8m, rùa khổng lồ là loài rùa cạn còn sống lớn nhất và là 1 trong 10 loài bò sát còn sống nặng nhất. Tuy nhiên, cũng chính vì thân hình nặng nề này mà chúng khá vất vả khi di chuyển. Vì vậy nên chúng được mệnh danh là loài bò sát chậm nhất hành tinh. Bên cạnh đó, rùa khổng lồ cũng là một trong các loài động vật có xương sống sống lâu nhất với tuổi thọ trong tự nhiên là hơn 100 năm. Loài rùa này có trọng lượng cơ thể nặng tới 350kg, khiến chúng di chuyển chậm. Ngoài ra, đôi chân dày và lớp vỏ nặng cũng là nguyên nhân khiến rùa khổng lồ di chuyển chậm.Đặc tính của loài rùa là di chuyển rất chậm chạp, người ta thường ví "chậm như rùa" không hề oan sai chút nào. Hơn nữa loài rùa có thân hình "bệ vệ" cân nặng khủng nên di chuyển còn chậm chạp hơn. Trọng lượng cơ thể lên đến 400kg rất nặng nề nên chúng khá là vất vả khi di chuyển, việc đi lại tốn khá nhiều năng lượng nên chúng rất "bình thản" mà di chuyển chậm rãi.
Cá ngựa
Cá ngựa còn có tên gọi khác là hải mã. Những sinh vật nhỏ bé này sinh sống chủ yếu ở các đại dương và các vùng biển nhiệt đới. Đối với một vài quốc gia ở khu vực Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam, cá ngựa được xem là một trong những loài thuốc quý dùng để chữa bệnh. Cá ngựa được tìm thấy ở hầu hết các vùng biển, nhưng số lượng nhiều nhất là ở các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới nóng. Môi trường sống thích hợp của chúng là ở những nơi có độ che phủ cao như ở trong san hô hoặc các khu rừng ngập mặn. Vùng biển Thái Bình Dương là nơi có nhiều loài cá ngựa sinh sống. Cá ngựa là loài cá có tốc độ bơi rất chậm. Theo nghiên cứu dòng bơi chậm nhất là dòng cá ngựa lùn. Chúng chỉ có thể bơi được khoảng 1,5m/ giờ. Vì khả năng bơi lội kém nên chúng thường ẩn nấp vào trong những bụi rậm để trốn kẻ thù và để nghỉ ngơi. Chúng có chiều dài từ 16- 30cm khá nhỏ nhắn. Cá ngựa là một trong những loài cá có kích thước nhỏ. Chính vì vậy thức ăn của chúng là một số loài động vật nhỏ thuộc lớp giáp xác sống ở gần mặt nước, các loài tôm nhỏ thậm chí là cả các loài động vật không xương sống (ấu trùng) sinh sống ở những vùng nước tù.
Cách bắt con mồi của cá ngựa cũng gần giống với các loài cá khác. Khi nhìn thấy và xác định được con mồi cần bắt, cá ngựa sẽ ẩn nấp và chờ đợi cơ hội dùng lực ở đôi vây và đuôi. Chúng sống chung thủy thành từng cặp và sinh sản theo cách mang thai. Điều đặc biệt ở đây quá trình mang thai không ở cá cái mà là trong túi ấp trên cơ thể cá ngựa đực. Cá ngựa đực sẽ ủ ấp trứng đến khi con non được sinh ra và dẫn chúng đi kiếm mồi, vai trò của hai thế giới có vẻ như bị đảo lộn, rất thú vị. Cá ngựa đực thực sự là một "người đàn ông" tuyệt vời. Tuy được mang danh là cá ngựa, bởi đặc tính sinh học di chuyển chỉ có một hướng là đi thẳng nhưng chúng lại có tốc độ khá "lề mề" so với những con ngựa trên cạn chỉ từ 0,04 cm mỗi giây, mang vẻ "nhởn nhơ con cá vàng" rất chậm rãi.
Sao biển
Trên thế giới có khoảng 1.800 loài sao biển còn sống hiện diện trong tất cả các đại dương, bao gồm cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam, trên một phạm vi sâu rộng từ các bãi triều đến độ sâu thẳm (6.000 m). Sao biển có đặc điểm chung là di chuyển khá chậm chạp. Tốc độ trung bình của nó khoảng 0,89- 2,7 cm/ giây. Sao biển bọc da di chuyển chậm nhất với tốc độ 0,25 cm/ giây, còn sao biển cát di chuyển nhanh nhất với tốc độ 4,7 cm/ giây. Dưới làn nước trong vắt, những chú sao biển đầy màu sắc tô thêm vẻ đẹp cho đại dương xanh thẫm. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng, loài sinh vật tuyệt đẹp này lại là những động vật vô cùng phàm ăn. Thức ăn chủ yếu của nó là tảo, nhím biển, bọt biển, hải sâm, san hô... thậm chí ngay cả đồng loại của mình. Điều thú vị là sao biển có thể di chuyển được một quãng đường dài nhờ được cuốn theo những dòng hải lưu. Bình thường sao biển di chuyển rất chậm với tốc độ 0,032 km/ h.
Cấu trúc cơ thể giống như ngôi sao của chúng gây ra chuyển động chậm trong đại dương. Sao biển không có máu và não, nếu chúng bị cắt thành từng mảnh thì những con sao biển mới sẽ phát triển từ mỗi mảnh đó. Tuy có kích thước nhỏ nhẹ nhưng chúng không thích di chuyển, chủ yếu bám ở các mảng san hô, mỏm đá ngầm để tìm kiếm nguồn thức ăn. Sao biển thường dùng màu sắc sặc sỡ của mình để ngụy trang và lẩn trốn.
Quái vật Gila
Quái vật Gila còn có tên gọi khác là Heloderma suspectum. Đây là một trong 2 loài thằn lằn mang trên người độc tố lợi hại kinh người, sống chủ yếu ở sa mạc nước Mỹ. Chúng có vẻ ngoài giống với những con khủng long đã từng tồn tại hàng chục triệu năm trước. Với thân hình chắc nịch, thân ngắn, đầu to, bề mặt da xù xì trông không mấy "thiện cảm. Gila quái vật có tuyến nọc độc nằm ở hàm dưới của chúng. Đây là những loài bò sát săn mồi trong suốt mùa xuân và trốn trong hang hốc trong những tháng lạnh, sử dụng các cửa hàng chất béo trong đuôi của mình để duy trì cho đến khi thời gian mùa xuân. Họ sống lên đến 20 năm trong tự nhiên, có thể phát triển lên đến 22 inch, và nặng khoảng 1,5 đến 5 pound. Gila quái vật là động vật ăn thịt và chế độ ăn uống của họ bao gồm chủ yếu là các loài chim nhỏ và trứng. Họ cũng ăn thằn lằn, ếch, côn trùng, động vật có vú và nhỏ.
Trong tình huống của nhiệt độ khắc nghiệt trong ngày, quái vật Gila có thể săn mồi tích cực hơn vào ban đêm. Bởi vì chúng di chuyển tương đối chậm, chỉ đạt khoảng 1,5 dặm một giờ. Thêm vào đó, quái vật Gila không nhìn thấy rõ, vì vậy họ dựa vào ý thức mạnh mẽ của họ về mùi và hương vị để theo dõi con mồi của. Chúng dùng lưỡi để nhận mùi hương trong không khí. Những sinh vật này có thể ăn đến 1⁄3 trọng lượng cơ thể và có thể lưu trữ chất béo trong phần đuôi. Điều này làm giảm số lượng thời gian quái vật Gila phải bỏ ra tìm kiếm thức ăn. Mặc dù loài này có nọc độc thuộc top cực kỳ nguy hiểm nhưng bản chất chậm chạp và không có ý định tấn công con người trước nếu không động tới nó.
Vì vậy nó không phải là mối đe dọa đối với con người. Với thân hình có vẻ nặng nề chúng di chuyển khá chậm, chúng dành hơn 90% thời gian sống trong lòng đất hoặc trong hang đá trú ẩn chỉ hoạt động vào buổi sáng vào mùa khô. Chúng là động vật rất lười di chuyển, đôi khi còn lười cả ăn, thông thường chỉ ăn 5 đến 10 lần trong năm. Tuyến nước bọt của chúng làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn, điều chỉnh lượng đường trong máu, làm giảm khả năng mất năng lượng của cơ thể.
Gấu Koala
Gấu Koala - hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi, sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae. Gấu Koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía Đông và Nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc. Gấu Koala (gấu túi) có thói quen leo trèo và ăn lá cây. Với bộ lông xám mượt mà, thân hình béo tròn cùng đôi tai lớn, Koala được coi là một trong những loài thú dễ thương nhất trên thế giới. Khối lượng nhỏ từ 4- 15kg, chúng xứng đáng là loài gấu nhỏ nhất thế giới. Với màu lông đặc trưng là màu lông xám bạc hoặc socola tất cả người. Gấu Koala lúc mới sinh rất đáng yêu, thân hình chỉ dài chưa đầy 2,5cm, chúng sống trong túi mẹ tới 6 tháng và chỉ bú sữa mẹ. Chúng chỉ "cai sữa" sau 6 tháng tiếp theo khi được mẹ dẫn đi tìm kiếm nguồn thức ăn và lười đến nỗi không tự di chuyển chỉ bám ở trên lưng mẹ. Chúng dành phần lớn thời gian trong ngày đến 20 tiếng chỉ để ngủ, mắt lúc nào cũng trong tình trạng "lim dim" vẻ mặt ngây thơ rất đáng yêu. Koala có chiều dài cơ thể trung bình từ 60- 85 cm. Koala là một trong những con vật hiếm hoi không cần uống nước, đây là một sự tiến hóa để tránh bị động vật ăn thịt săn bắt ở những nơi như sông, suối. Một trong những điểm thú vị của chúng là sở hữu bộ não rất nhỏ, tỉ lệ kích cỡ bộ não so với thân thể loài vật chỉ vào khoảng 2%- nhỏ nhất trong các loài động vật có vú. Đáng chú ý, bộ não này không chỉ có tỉ lệ cực nhỏ, nó còn có trọng lượng vô cùng khiêm tốn: Chỉ nặng khoảng 19.2g và chỉ chiếm khoảng 60% hộp sọ. Tuy nhiên, gấu Koala lại đóng một vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái nhờ vào chế độ ăn của chúng.
Koala chủ yếu ăn lá cây bạch đàn, nhờ đó chúng đã "tỉa" bớt lá cây để các khu rừng trở nên thoáng mát và dễ hứng nắng. Nếu không có Koala, nắng sẽ khó lọt vào các khu rừng, đồng thời mật độ lá dày đặc cũng làm tăng khả năng cháy rừng. Dù vậy, lá bạch đàn vẫn là một nguồn thức ăn tồi tệ khi chẳng có chút dinh dưỡng nào cũng như mang chất cực độc. Nhưng loài động vật này đã giành cả hàng ngàn năm tiến hóa để phát triển một hệ thống tiêu hóa đặc biệt có thể hấp thụ chất độc từ lá bạch đàn. Một con gấu Koala trưởng thành sẽ phải ăn khoảng 1kg lá bạch đàn một ngày để có đủ dinh dưỡng và mất tới 100- 200 tiếng để tiêu hóa toàn bộ. Người ta hay ví Koala là một loài động vật lười biếng khi chúng ngủ tới 18- 22 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, gấu túi chậm chạp là do chúng phải ăn loại thức ăn vừa khó tiêu vừa nghèo dinh dưỡng, chúng phải di chuyển thật chậm rãi và ngủ nhiều để bảo tồn năng lượng cũng như tiêu hóa hết bữa ăn. Có một sự thật khiến không ít người phải "rùng mình" khi biết tới- đó là những con Koala mới sinh không thể ăn được lá bạch đàn, nên chúng phải ăn... phân của mẹ trong thời kì đầu để sinh sống.