Top 6 Nhà thờ nổi tiếng tại Singapore

Cơ đốc giáo được du nhập vào Singapore bởi những người Anh giáo trong số những người Anh định cư đầu tiên đến đây. Đạo Công giáo đã phát triển mạnh mẽ ở Singapore thời hậu thuộc địa, và ngày càng có nhiều người Singapore cải đạo sang, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Nhà thờ Thánh Andrew

Nhà thờ Thánh Andrew là công trình nhà thờ thứ hai cùng trên địa điểm của nó lúc trước.Viên đá nền hiện nay đã được đặt bởi Đức Cha Daniel Wilson - Giám mục của Calcutta. Xây dựng từ năm 1856 đến 1864, nên có ảnh hưởng theo phong cách Gothic Anh. Công trình với chiều dài 68,58 m và rộng 35,5 m, bao gồm một gian giữa cùng các lối đi từ phía bắc sang phía nam. Buổi lễ đầu tiên tổ chức ngày 1 tháng 10 năm 1861, thánh hiến ngày 25 tháng 1 năm 1862 bởi Mục sư quyền lực George EL Cotton. Trong những ngày trước khi Singapore rơi vào tay người Nhật khoảng đầu năm 1942, nhà thờ này đã trở thành bệnh viện cấp cứu. Những nạn nhân thương vong của nhiều vụ đánh bom thường xuyên được gửi đến để điều trị tại đây khi các bệnh viện quá tải. Nó đã bắt đầu trở lại hoạt động tôn giáo sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945.


Nhà thờ Thánh Andrew là một trong số ít những ví dụ còn sót lại của Singapore về kiến trúc tân Gothic. Tháp chuông cùng các ngọn tháp trông rất giống với nhà thờ Salisbury nổi tiếng ở Anh. Bên trong tháp là một quả chuông nặng nửa tấn được tặng năm 1843 bởi Maria Balestier - vợ Lãnh sự Mỹ Joseph Balestier lúc bấy giờ, bà cũng là con gái của Paul Revere, một nhà yêu nước trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Nhưng nó đã được thay thế bằng một chiếc chuông mới vào năm 1889, hiện được đặt trong Bảo tàng Quốc gia Singapore.


Gian giữa hai tầng có lối đi vòng cung bao bọc bởi các cửa sổ bằng gỗ giúp phản chiếu sáng tự nhiên. Cung thánh gồm một bàn thờ cao mô tả sự giáng sinh của Chúa Jesus, hai bên là hình ảnh Thánh Peter và Thánh Andrew. Một cây thánh giá treo sau bục giảng được làm bằng đinh từ tàn tích nhà thờ Coventry ở Anh - nơi từng bị đánh bom phá hủy năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dọc theo bức tường tại gian giữa là bia tưởng niệm những thành viên cũ của hội thánh, bao gồm cả các quân nhân đã hy sinh mạng sống trong hai cuộc thế chiến. Đây chắc chắn là công trình kiến trúc, di tích quốc gia đáng trân trọng nhất của Singapore.

Nhà thờ Thánh Andrew
Nhà thờ Thánh Andrew
Nhà thờ Thánh Andrew
Nhà thờ Thánh Andrew

Nhà thờ Amernia

Nằm ở vị trí yên tĩnh dọc theo phố Hill, gần Đường Orchard sầm uất, nhà thờ Armenia hoàn thành năm 1835. Nó chính là công trình nhà thờ cổ nhất còn sót lại tại Singapore. Thiết kế, xây dựng bởi kiến trúc sư thuộc địa tên Coleman, với sự tài trợ từ cộng đồng Armenia. Nhà thờ này được mô tả là “một trong những công trình kiến trúc trang trí công phu cũng như đẹp nhất” vào thời kỳ đầu của Singapore. Từng được công bố là di tích quốc gia ngày 28 tháng 6 năm 1973. Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1942–1945), những kẻ cướp bóc đã tước đi một số vật phẩm vô giá bao gồm cuốn Kinh thánh in nổi lớn, lễ phục linh mục, thánh ca cùng sách cầu nguyện in vào giữa thế kỷ 19. Người Nhật cũng sử dụng khu đất này làm nơi trú ẩn trong các cuộc không kích. Sau chiến tranh, rất ít người Armenia còn lại, các hoạt động tôn giáo chỉ tiến hành mỗi năm một lần bởi linh mục Aramais Mirzaian.


Nhà thờ Armenia có hình dạng cây thánh giá Armenia cổ, được xem là một kiệt tác nghệ thuật. Nó khéo léo trong sự kết hợp sự đối xứng của kiến trúc Palladian với các chi tiết thiết thực. Thiết kế ban đầu gần giống với nhà thờ Thánh Gregory ở Vagharshapat (Etchmiadzin) phía bắc Armenia.

Kiến trúc có nhiều nét đặc trưng từ những nhà thờ Armenia truyền thống, đặc biệt là trần hình vòm và mái vòm, nó giúp nhà thờ chịu được khí hậu nhiệt đới tại đây. Năm 1847, hình nón bát giác đỡ tháp chuông được thay thế sau khi mái vòm ban đầu bị cho rằng không an toàn. Mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng nhà thờ có hai phòng quan và hai gian bên làm cầu thang. Vườn Tưởng niệm lưu giữ những bia mộ, nhưng chúng không phải là những ngôi mộ thực sự của người Armenia nổi tiếng. Chúng bao gồm mộ Agnes Joaquim - người đã lai tạo ra loài lan lai mang tên bà, cũng như mộ của Catchick Moses - người đồng sáng lập tờ báo The Straits Times.


Năm 1994, công ty kiến trúc Quek Associates đã dẫn đầu dự án trùng tu nhà thờ. Các công việc bao gồm chống thấm mái nhà, thay thế hệ thống điện, sửa chữa các vết nứt, làm mới các cửa sổ bị mối mọt xâm nhập, sơn lại toàn bộ, xử lý tường chống ẩm. Dự án này cũng giành giải thưởng cho sự xuất sắc trong việc bảo tồn nhà thờ ở hạng mục Di sản Kiến trúc khai mạc của Cơ quan Tái phát triển Đô thị.

Nhà thờ Amernia
Nhà thờ Amernia
Nhà thờ Amernia
Nhà thờ Amernia

Nhà thờ Good Shepherd

Nhà thờ Good Shepherd là một trong những nơi thờ tự Công giáo lâu đời nhất tại Singapore và là nơi ngự trị của Tổng Giám mục địa phương. Không chỉ là bằng chứng về sự truyền bá trong khu vực, mà nó còn là lời nhắc nhở về những đóng góp của các nhà truyền giáo thời kỳ đầu đối với lĩnh vực tôn giáo, kiến trúc, giáo dục. Lịch sử nhà thờ Good Shepherd bắt đầu ngay sau lúc Singapore được thành lập như một thương cảng của Anh năm 1819, khi người Công giáo châu Âu đến đảo này. Ban đầu họ thờ phượng tại nhà riêng cho đến khi một nhà nguyện nhỏ làm bằng gỗ xây dựng trên địa điểm của Viện Thánh Joseph trước đây. Thế nhưng nó quá nhỏ đối với giáo đoàn Công giáo đang mở rộng nhanh chóng. Đức Cha Jean Marie Beurel - linh mục thuộc Hiệp hội Truyền giáo Nước ngoài Paris (MEP) đã thành công xin được lô đất từ chính phủ để xây dựng một nhà thờ bằng gạch vữa. Việc đăng ký gây quỹ cho dự án được đề suất. Các khoản đóng góp đến từ cả cộng đồng Công giáo địa phương cũng như người Công giáo ở nước ngoài.

Bên cạnh việc trông coi việc xây dựng, Cha Beurel cũng là người có công trong việc thành lập hai trường truyền giáo ở Singapore. Dưới sự chỉ dẫn của Giám mục Jean-Baptiste Boucho - Cha sở tại Penang. Cha Beurel đã đến thăm Paris-Pháp năm 1851 để tuyển dụng giáo viên thiết lập các trường truyền giáo mới tại Malaya. Tiếp tục thành lập Học viện Thánh Joseph và Tu viện Chúa Jesus Hài Đồng tại Singapore. Được thiết kế bởi Denis L. McSwiney, nhà thờ hiện nay có hình một cây thánh giá Latinh. Kiến trúc lấy cảm hứng từ hai nhà thờ nổi tiếng ở London. Phía trên cửa ra vào và cửa sổ là những tấm kính màu tuyệt đẹp, trong đó có một tấm mô tả Đức Mẹ cùng Chúa Hài đồng, một tấm khác là Thánh Joseph. Trần gỗ trang trí bằng các hoa văn hình tròn, hình chữ nhật. Mười hai cây thánh giá được khắc trên phiến đá cẩm thạch cùng nhiều cửa sổ lớn xung quanh nhà thờ.


Tháp chuông dựng lên vào năm 1847, theo thiết kế của Charles A. Dyce - nghệ sĩ nổi tiếng người Scotland. Nó có ba phần riêng biệt: phần đáy hình khối chữ nhật, phần giữa hình bát giác, phần trên hình nón sáu cạnh. Ở mỗi bên của cung Thánh là những cánh cửa dẫn đến phòng tế, nơi cất giữ ly đựng bánh lễ cũng như lễ phục. Nhà thờ Good Shepherd đã trải qua một cuộc đại trùng tu kéo dài 3 năm và mở cửa trở lại ngày 20 tháng 11 năm 2016. Ngày nay, nó tiếp tục phục vụ cả cộng đồng Công giáo La Mã di cư và người dân địa phương.

Nhà thờ Good Shepherd
Nhà thờ Good Shepherd
Nhà thờ Good Shepherd
Nhà thờ Good Shepherd

Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức

Được biết đến với cái tên đơn giản là nhà thờ Ấn Độ hay Tamil trong quá khứ, nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức hiện nay là một trong những thành tựu Công giáo lâu đời nhất tại Singapore. Tượng đài như một lời nhắc nhở về những đóng góp của Giáo hội đối với Singapore dưới sự cai trị của Anh. Vào đầu thế kỷ 19, cộng đồng Công giáo Tamil nhỏ bé đã thờ phượng tại nhà thờ Good Shepherd - nơi được đám đông chủ yếu là người Âu, Á thường xuyên lui đến.


Sau đó họ chuyển đến nhà thờ Thánh Peter và Thánh Paul khi chúng hoàn thành. Vì sự phát triển nhanh chóng của cộng đồng Công Giáo nên rất cần một nhà thờ mới. Năm 1885, Thống đốc các khu định cư - Frederick Weld đã hào phóng cấp một lô đất miễn phí ở Rochor. Nhà thờ này được dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria dưới danh hiệu Đức Mẹ Lộ Đức. Kinh phí xây dựng đến từ người châu Âu và người dân địa phương, cũng như người Công giáo lẫn người không theo Công giáo. Bất chấp nhiều thất bại trong quá trình xây dựng, nó cuối cùng đã được hoàn thành vào tháng 5 năm 1888.

Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức được thiết kế theo phong cách Tân Gothic, đặc trưng bởi sự hiện diện của những ngọn tháp, cửa ra vào cùng cửa sổ hình mũi mác. Cửa sổ hoa hồng tám cánh với hình ảnh Đức Mẹ Lộ Đức hiện ra, tô điểm cho mặt tiền phía trước. Trên hiên là bức tượng thiên thần thổi kèn.


Trong nhà thờ, ngay vị trí trung tâm mô phỏng hang động ở Lourdes, có những bức tượng với kích thước bằng người thật của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Bernadette - cô gái đã chứng kiến sự hiện ra của Người. Một đặc điểm nội thất nổi bật khác là bộ sưu tập các cửa sổ kính màu xếp bên trong. Chúng mô tả về 15 Mầu nhiệm Kinh Mân Côi, kể lại các sự kiện chính trong cuộc đời Chúa Jesus và Đức Maria. Được chế tạo, lắp đặt tại Pháp năm 1958, những cửa sổ này đã thay thế cho những cửa sổ ban đầu không may bị phá hủy bởi các vụ nổ bom trong Chiến tranh thế giới thứ hai.


Năm 1998, toàn bộ nền nhà thờ phải xây lại, và cung thánh hình bát giác ban đầu được san bằng, mở rộng hoàn toàn về các phía. Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức vẫn luôn là một tâm điểm đối với người Công giáo Tamil ở Singapore, giáo đoàn của nó ngày nay đang bao gồm cũng như mở rộng các thành viên thuộc các sắc tộc khác nhau.

Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức
Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức
Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức
Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức

Nhà thờ thánh Joseph

Nhà thờ Thánh Joseph đã được công nhận là Di tích quốc gia năm 2005 và cũng là nhà thờ Công giáo đầu tiên ở Singapore. Giống như nhiều nhà thờ cổ khác, nó xây dựng theo hình cây thánh giá Latinh để chứa 1.500 tín đồ. Phong cách kiến trúc Neo-Gothic thể hiện rõ trong các yếu tố trang trí cửa sổ lẫn mái nhà.


Khắp khuôn viên là các bức tượng cùng bàn thờ bằng đá cẩm thạch. Ngoài ra còn có azulejos (gạch trang trí) của Bồ Đào Nha trên tường mô tả những lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Bàn thờ chính dành cho Thánh Joseph, một bàn thờ khác dành riêng cho Mẹ Lộ Đức, chế tác bởi công ty Fratelli Barttarelli. Các mảng màu xuất hiện dưới dạng cửa sổ kính màu thủ công của Ý mô tả từng vị Thánh khác nhau, mỗi bức có giá 1200 đô la. Số tiền này đến từ sự đóng góp của các gia đình cũng như cộng đồng khác nhau. Thành lập năm 1853, nhà thờ được đặt tên theo Thánh Joseph bởi linh mục đầu tiên của nó là Francisco da Silva Pinto e Maia, người đến vào ngày 30 tháng 6 năm 1825. Vị linh mục này trước đó đã cử hành thánh lễ tại dinh thự Beach Road của bạn ông - Tiến sĩ Jose d'Almeida.


Đến năm 1853, họ sử dụng đất mua lại từ Samuel George Bonham - Phụ tá Cư dân Singapore, để Cha Maia tiến hành xây dựng nhà thờ. Tuy nhiên, năm 1850 Đức Cha trở ốm nặng rồi qua đời trước khi dự án hoàn thành. Hài cốt của ông được đặt bên dưới bàn thờ chính. Người kế vị là Vincente de Santa Catarina lên tiếp quản và mở cửa vào năm 1853. Năm 1906, nó bị phá bỏ để xây dựng lại. Nhà thờ hiện tại được hoàn thành vào năm 1912.


Nhà thờ Thánh Joseph vẫn thu hút người Công giáo từ khắp nơi trên đảo cho lễ rước Thứ sáu tuần Thánh hàng năm nổi tiếng. Tuy nhiên, số lượng giáo dân thường xuyên đang giảm dần khi các gia đình Công giáo cũ ngày càng di chuyển xa khỏi nhà thờ khiến nơi này trở nên vắng lặng, yên tĩnh hơn theo năm tháng.

Nhà thờ thánh Joseph
Nhà thờ thánh Joseph
Nhà thờ thánh Joseph
Nhà thờ thánh Joseph

Nhà thờ Thánh Teresa

Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, nhà thờ Thánh Teresa ban đầu được xây dựng để phục vụ nhu cầu tâm linh của người Công giáo nói tiếng Hokkien (tiếng Phúc Kiến) sống trong khu vực thị trấn. Mặc dù đây là một trong những nhóm phương ngữ Trung Quốc lớn nhất ở Singapore, nhưng chỉ số ít người trong họ chuyển sang Công giáo. Có thể vì thời điểm đó không có nhà thờ nào cung cấp các bài giảng về tiếng Hokkien. Vì vậy, nhu cầu thành lập một nhà thờ giáo xứ cho người Công giáo Trung Quốc ngày càng cần thiết hơn.Nhà thờ mới do Đức cha Quyền Đức Ông (Emile J. Mariette) - một linh mục từ Hiệp hội Truyền giáo Nước ngoài Paris có trụ sở tại nhà thờ Thánh Peter và Thánh Paul, đã chỉ đạo việc xây dựng.

Thành thạo cả tiếng Hokkien và Teochew, ông được bổ nhiệm phụ trách cộng đồng Công giáo Trung Quốc tại đây. Hỗ trợ ông trong dự án xây dựng là linh mục Stephen Lee từ Malacca. Ngày 18 tháng 4 năm 1927, viên đá nền đầu tiên được đặt lên. Nhưng tiếp theo, một thảm kịch xảy ra vào ngày 13 tháng 3 năm 1928 khi Đức cha Mariette đang kiểm tra tiến độ xây dựng tại công trường thì một tấm ván rơi từ đỉnh tháp chuông xuống đập vào đầu ông.Tuy được đưa đến bệnh viện đa khoa Outram ngay lập tức nhưng ông đã qua đời sau đó. Nhà thờ chính thức hoàn thành và mở cửa ngày 7 tháng 4 năm 1929. Giám mục Perrichon đã ban phước cho nó trước đám đông khoảng 6.000 người, bao gồm Thống đốc Hugh Clifford, Phu nhân Clifford, cùng các thành viên của giáo sĩ địa phương.


Buổi lễ trọng đại được theo sau bởi một Thánh lễ cao trọng của Giáo hoàng trong nhà thờ mới - nhà thờ dành riêng cho Thánh Teresa của Chúa Jesus Hài Đồng và Thánh Mẫu đến từ Lisieux, Pháp. Đây là công trình Công giáo duy nhất ở Singapore mang phong cách Romano-Byzantine, được xác định bởi việc sử dụng rộng rãi các mái vòm lớn. Một cặp tháp có đỉnh bằng cupolas đôi ở hai bên lối vào chính. Cửa sổ đặt trong ba mái vòm, trang trí bằng các thiết kế độc đáo.Điểm nổi bật nhất bên trong là mái che (tán cây) trên bàn thờ cao. Phía sau bàn thờ là ba cửa sổ kính màu, mỗi cửa có sáu tấm, mô tả về các sự kiện chính trong cuộc đời của Thánh Teresa thành Lisieux.


Năm 1958, tổ chức Apostleship of the Sea ở Singapore - một hiệp hội Công giáo quốc tế phục vụ nhu cầu tâm linh của những người đi biển, được thành lập tại nhà thờ Thánh Teresa và vẫn có trụ sở tại đây cho đến ngày nay. Giáo đoàn nhà thờ hiện nay đã bao gồm những người Công giáo từ nhiều dân tộc khác nhau.

Nhà thờ Thánh Teresa
Nhà thờ Thánh Teresa
Nhà thờ Thánh Teresa
Nhà thờ Thánh Teresa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?