Quá trình mang thai là thời kỳ mà người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều biến đổi về trạng thái tâm lý và thể chất. Do sự thay đổi của nội tiết tố hay hệ miễn dịch trong thời kỳ mang thai và sự lớn dần của tử cung theo sự phát triển của thai nhi trong những tháng đầu, làn da các mẹ bầu bị giãn, khô đi kèm những vấn đề về da liễu như nổi mề đay, nổi mẩn ngứa, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ không còn phải "sống chung với lũ" khi biết những điều sau đây.
Bôi
Một số mẹ bầu có mẹo bôi baking soda pha nước ấm… giúp da tăng độ ẩm, giúp phục hồi độ pH cho da, giảm cảm giác khô ngứa.
Ngoài ra có thể dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc tuy nhiên cách này nên cẩn trọng , đặc biệt nên chọn loại kem có nguồn gốc thiên nhiên là tốt nhất
Một mẹo hay khác là hiêu trị ngứa dân gian bằng lá khế đơn giản dễ thực hiện để giúp mẹ bầu thoải mái xua tan nỗi lo ngứa bụng đầy khó chịu. Mẹo khác là dùng dầu dừa để thoa lên bụng ngứa để làm giảm ngứa trong thai kỳ. Dầu dừa là sản phẩm giúp nuôi dưỡng làn da của mẹ một cách hiệu quả, dùng dễ chịu lắm đấy mà lại còn an toàn nữa phải không các mẹ.
Chế độ ăn
Chế độ ăn cung cấp đầu đủ chất, tốt nhất là thực hiện thực đơn tuân theo tháp dinh dữỡng, đặc biệt nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit linoleic (dầu hạt lanh, dầu anh thảo, cá mòi…), ngoài ra dầu ôliu, các loại hạt ngũ cốc, óc chó cũng hết sức cần thiết cho mẹ bầu.
Uống nhiều nước trong ngày (1,5 - 2 lít). Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, gan, trứng, các loại rau, củ…), vitamin D (có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), dầu ôliu. Hạn chế các thức ăn cay và gia vị “nóng”dễ gây dị ứng như: ớt, tỏi, hẹ,...
Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai
Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:
- Do tử cung có sự tăng trưởng nhanh chóng. Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa thai sản, thai nhi càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có chỗ cho em ở, điều này khiến cho da bị giãn và khô, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Do sự gia tăng hoocmon estrogen khi mang thai: Sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất.
- Mẹ bầu có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.
- Bị dị ứng thức ăn.
- Mắc chứng ứ mật trong gan
- Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng ngứa bụng trong thai kỳ bao gồm: Mẹ bầu làm việc đổ mồ hôi nhiều, mắc phải bệnh trĩ hoặc bị rạn da quá mức...
Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông. Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt vừa khiến bà bầu tăng cường sức khỏe, nhanh nhẹn mà còn giúp làm giảm các cơn ngứa. Vận động trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, vận động và luyện thể dục điều độ không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp mẹ bầu vượt cạn thành công
Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ cùng với nước muối pha loãng hay nước chè xanh, nước lá trầu…, cũng là một phương pháp tốt. Đồng thời cũng nên tránh tiếp xúc với các vật dụng cũ bị bụi bẩn chứa mạt bụi có thể gây ngứa.
Bà bầu bị ngứa: Khi nào đáng lo?
Những mẹ bầu có biểu hiện ngứa kèm theo các dấu hiệu dưới đây nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vấn đề mình đang gặp phải:
- Bị ngứa ở các phần khác nhau trên cơ thể như bụng, đùi, tay… mà không liên quan đến vấn đề ngứa da hay khô da.
- Những cơn ngứa dữ dội xuất hiện khắp nơi.
- Trên da xuất hiện những mảng đỏ và ngứa.
- Ngứa kèm theo da mặt vàng, thiếu sức sống, buồn nôn, khó chịu ở đường ruột và phía trên bụng bên phải, ngứa nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.
Giữ áo quần luôn khô ráo
Quần áo ẩm ướt dễ kích thích cảm giác ngứa ngáy trỗi dậy mạnh mẽ. Với những bà bầu bị ngứa ở bụng hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đừng quên việc giữ cho quần áo luôn khô ráo. Nếu bạn làm những công việc khiến quần áo bị dính nước ướt như rửa chén, lau dọn nhà cửa… thì nên thay quần áo khô ngay sau đó.
Nên mặc trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên như: cotton và màu sáng. Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức và đừng quên bôi kem chống nắng để nhằn ngừa những đốm thâm trên da.
Sử dụng liệu pháp từ thiên nhiên
Hẳn mẹ đã thấy nha đam và yến mạch xuất hiện trong nhiều loại mặt nạ dưỡng da. Đối với các bà bầu bị ngứa, nhất là ở vùng bụng thì đây chính là lựa chọn an toàn và hiệu quả.
- Cách 1: Dùng lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ gai và vỏ. Dùng phần thịt nha đam trong suốt để đắp lên vùng bụng bị ngứa. Nha đam sẽ xoa dịu và mang đến cảm giác mát lạnh cho làn da.
- Cách 2: Bỏ bột yến mạch vào nước tắm và ngâm phần bụng một lúc để giảm ngứa. Nếu không có bột yến mạch, mẹ có thể thay thế bằng các loại xà phòng, sữa tắm có thành phần từ yến mạch.
Mẹ cũng có thể dùng viên vitamin E bôi trực tiếp lên những vùng da ngứa.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp làn da của mẹ bầu khỏi bị khô nhưng máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến thai phụ bị dị ứng nếu sử dụng không đúng cách. Vì thế, mẹ bầu hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất khi sử dụng loại máy này.
Những mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai sẽ phải trải qua một thai kỳ thêm phần vất vả. Vì thế, mẹ bầu khi bị ngứa nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có thể sớm khắc phục tình trạng. Nếu chưa tìm ra được nguyên nhân, mẹ vẫn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản và an toàn tại nhà để xoa dịu làn da, giảm ngứa.
Không gãi nhiều
Chứng ngứa bụng thường được lý giải do sự gia tăng hoocmon estrogen. Hơn nữa, khi thai nhi lớn lên và cơ thể tăng cân khiến da vùng bụng, đùi, ngực… bị rạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nếu gãi, cào mạnh lên vùng bụng có thể sẽ gây di chứng, để lại sẹo và lan rộng vùng rạn, vì vậy, bà bầu nên cắt ngắn móng tay để tránh cào gãi vô thức.
Thật khó để kiềm chế cảm giác muốn gãi thỏa thích để thoát khỏi sự ngứa ngáy thường trực. Thế nhưng, mẹ vẫn nên ghi nhớ tránh việc gãi ngứa. Gãi càng nhiều, làn da của mẹ càng bị kích thích và càng trở nên dễ tổn thương hơn.
Ngoài ra hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn cũng co thể dùng túi chườm để chườm được lâu và hiệu quả hơn.
Tắm
Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen. Nước nóng làm khô da và làm nặng thêm cảm giác ngứa. Nên tắm bằng nước ấm và sử dụng vải bông xốp mềm để chà nhẹ toàn thân. Sữa tắm nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm).
Có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Nếu sử dụng bốn tắm, nên pha thêm nước yến mạch hoặc baking soda (bicarbonate de soude) trong bồn tắm. Điều này có tác dụng làm dịu cơn ngứa, tuy nhiên cần tránh ngâm mình lâu trong bồn tắm. Các “mẹo” này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.
Tìm hiểu về hiện tượng ngứa khi mang thai
Thời gian mang thai mang đến cho người phụ nữ muôn vàn cảm xúc và những biến đổi về cơ thể cũng như trạng thái tâm lý. Ngoài những thứ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường như cân nặng tăng, da trở nên thâm sạm thì bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hay nội tiết tố cũng có những sự thay đổi lớn cùng với sự phát triển của thai nhi. Có thể chính vì vậy mà trong suốt quá trình mang thai, bà bầu bị ngứa bàn tay bàn chân, làn da thường bị giãn và khô, kèm theo một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, mề đay, khó chịu...
Ngứa là một thuật ngữ thường dùng trong y học, để diễn tả cảm giác khó chịu bên ngoài da hay những triệu chứng của một tổn thương nào đó trên da khiến người bệnh phải gãi liên tục. Đối với phụ nữ mang thai, ngoài hiện tượng rạn da, tăng cân thì còn thường xuyên bị ngứa khi mang thai, lòng bàn tay, bàn chân luôn bị đỏ ửng và ngứa ngáy, một số trường hợp đặc biệt còn bị phát ban toàn thân, xuất hiện những mảng ngứa ở ngực, mông và đùi.
Mặc dù không gây phát ban nhưng tình trạng ngứa thai sản này sẽ khiến cho da ửng đỏ, đau rát và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Sau khi sinh em bé, hiện tượng bị ngứa khi mang thai sẽ tự khỏi.