Để em bé được khỏe mạnh, các mẹ cần chăm sóc em bé ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ bằng cách ăn uống các thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần chú ý tránh xa các thực phẩm không tốt, có hại cho sự phát triển của thai nhi. Vậy các mẹ bầu cần tránh những điều gì trong ăn uống? Hãy cùng Toplist khám phá nào!
Những loại quả bà bầu không nên ăn
Có một số loại trái cây và thực phẩm trong suốt quá trình mang thai mẹ không nên chạm tới để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:
- Đu đủ xanh: Trong đu đủ chưa chín có rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây sảy thai, nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Quả nhãn: Theo các tài liệu của Đông y lại không nên ăn nhãn. Bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trơ nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.
- Quả thơm: Theo các nhà khoa học cho biết, thơm có chứa chất Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt khi thơm còn xanh thì tỉ lệ chất Bromelain là rất cao việc ăn dứa có thể gây sảy thai.
- Dưa hấu: Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
Tránh thức ăn quá mặn
Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến nhu cầu muối đưa vào cơ thể mẹ cũng tăng hơn bình thường (từ 1000- 2000 mg/ ngày). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu phải thêm muối vào thức ăn bởi lượng thức ăn đưa vào khi mang thai đã đủ cung ứng điều đó rồi.
Khi bạn ăn thức ăn quá mặn, chứa nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này. Tuy nhiên quá trình loại bỏ này cũng kéo theo một lượng natri đáng kể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu canxi trong thời gian mang bầu. Để có một thai kỳ hoàn hảo, bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn để đảm bảo lượng canxi cho cả mẹ và bé.
Tránh thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ
Những thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ chứa nhiều vi khuẩn gây hại đến mẹ bầu và thai nhi, làm thai nhi có thể bị chết non chẳng hạn như: Pate, pho mát, thức ăn tái sống, sushi, gỏi cá,..Các loại thực phẩm như trên đều chứa thành phần vi khuẩn như salmonella, listeria… Mẹ bầu bị nhiễm các vi khuẩn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa trong thời gian thai kỳ nhé.
Cho dù đó là một miếng thịt bò tái hoặc bất cứ loại thịt chưa nấu chín nào, chúng đều có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thai nhi. Bạn nên tránh xa những loại thịt sống hay tái khi mang thai vì nó có thể chứ một loại ký sinh trùng gọi là toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai.
Sushi là món ăn chứa cá sống, đồ sống chưa qua chế biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn vẫn tồn tại, sau khi đi vào cơ thể nó có thể gây bệnh, ngộ độc thực phẩm khiến mẹ cảm thấy đau bụng buồn nôn và có nguy cơ động thai cao.
Thực phẩm mọc mầm
Các loại thực phẩm dạng củ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như khoai tây, khoai lang, lạc...nhưng khi chúng đã mọc mầm thì mẹ bầu và tất cả mọi người đều không nên ăn vì có chứa độc tố. Khi mọc mầm, các loại củ này đều có chứa chất độc, nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng nặng hơn nữa có thể khiến cho người sử dụng bị co giật, nôn mửa, thậm chí là tử vong.
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
Tránh thực phẩm chứa hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác
Những thực phẩm hay chứa vi khuẩn listeria là: thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa tiệt trùng. Mẹ bầu sức đề kháng yếu, bụng dạ yếu cộng với thai nhi còn non nớt, nếu ăn phải lượng vi khuẩn listeria lớn thì rất dễ bị đau bụng, nôn ói, loét dạ dày, động thai.
Các chất như acrylamide, BPA và các chất độc hại khác được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như các vấn đề về hành vi của trẻ sau này. Đồ ăn chiên nướng lâu ở nhiệt độ cao là nơi trú ngụ của các chất này. Đây là các loại thực phẩm dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác. Cần được chế biến cẩn thận nếu mẹ bầu thực sự thích ăn và nên ăn rất ít, hạn chế tối đa. Vì thế, các mẹ bầu hãy nói không với những chất này khi mang thai nhé.
Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá có kích thước lớn ngoài khơi xa thường bị nhiễm thủy ngân nặng. Điển hình là cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… Trong thời gian mang thai, mẹ vẫn được phép ăn nhưng nếu ăn quá nhiều, quá thường xuyên thì cơ thể sẽ bị dung nạp lượng thủy ngân lớn. Thủy ngân là chất cực độc có thể khiến thai nhi bị dị dạng, tổn thương não, chậm phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của con sau này.
Một số loại cá như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, hay những loại cá sống ở nước sâu... là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân rất cao có thể gây những tổn hại đến hệ thần kinh của bé, ảnh hưởng tới nhận thức của thai nhi. Trẻ bị nhiễm độc thủy ngân sẽ có dấu hiệu như: chậm đi, chậm nói, những vấn đề về tư duy cũng sẽ kém phát triển. Vì thế, để tránh cho con bạn những vấn đề nói trên, các mẹ cần tránh ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Mặc dù cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung 340g/ tuần. Tuy nhiên nên biết chọn lựa loại cá tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu cần tránh các loại cá chứa nhiều chất thủy ngân như cá mũi kiếm, cá mập, các thu vua, cá walleye. Đối với cá đóng hộp thì có thể dùng 340g/ tuần.
Những loại rau bà bầu không nên ăn
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà bầu. Thế nhưng mỗi loại rau đều có mặt lợi và mặt hại riêng của chúng. Có những loại rau tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó là:
- Rau sam: Đây là lại rau tối kỵ với các phụ nữ khi mang thai, nhất là vào 3 tháng đầu vì theo thực tiễn lâm sàn cho thấy rau sam mang tính hàn cao nên sẽ khiến co cơ trơn tử cung, làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
- Rau răm: Trong rau răm có chứa các chất làm cho cơ thể bà bầu mất máu dẫn đến việc co bóp tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu ăn quá nhiều có thể khiến bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.
- Rau ngót: Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng rau ngót cũng chứ chất Papaverin – một chất độc được tìm thấy rất nhiều trong cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung của co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
- Ngải cứu: Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu nhưng việc lạm dụng quá nhiều ngải cứu cũng có khả năng gây sảy thai.
- Chùm ngây: Loại hormone alpha-sitosterol có trong rau chùm ngây là cực độc với bà bầu. Ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ bào thai dễ bất ổn và rất khó giữ lại sự sống cho em bé.
Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A
Vitamin A mang đến rất nhiều lợi ích với thai nhi như: hỗ trợ sự phát triển của tim, gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh của bé. Trong các thực phẩm hằng ngày chứa rất nhiều vitamin A, nên việc mẹ bầu thiếu vitamin A là rất hiếm. Vì thế mẹ bầu chỉ cần duy trì một chế độ ăn đủ chất là đã có thể đảm bảo lượng vitamin A cần thiết cho cả mẹ và bé.
Không nên bổ sung quá nhiều vitamin A bởi vì dư thừa vitamin A là nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh thậm chí còn gây sảy thai, sinh non... Mẹ bầu có thể duy trì chế độ ăn uống với các loại rau quả có màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ... là đã có thể có lượng vitamin A vừa đủ.
Tránh hút thuốc khi mang thai
Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Khói thuốc lá (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) là sự kết hợp của khói từ một điếu thuốc đang cháy và khói thở ra từ người hút. Nếu phụ nữ đang mang thai hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Hội chứng SIDS còn được gọi là những cái chết trong nôi (crib death, cot death), là cái chết xảy đến đột ngột mà không rõ nguyên nhân ở đứa trẻ chưa đầy một tuổi.
Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai và các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Nguyên nhân của việc sảy thai là do các độc tố trong khói thuốc thâm nhập vào cơ thể phụ nữ mang thai và gây gián đoạn các hoạt động hoặc làm mất cân bằng một số hormone quan trọng có nhiệm vụ duy trì bào thai. Vì vậy, thuốc lá chính là kẻ thù nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai mà các mẹ cần tránh xa.
Tránh thức uống có cồn và caffein
Thức uống có cồn như rượu, bia có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Còn caffein làm tăng khả năng sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng. Vì vậy, để bé yêu được khỏe mạnh bạn nên tránh các loại nước uống thiếu thân thiện này nhé.
Thay vì uống các loại rượu, bia, rượu hỗn hợp, mẹ bầu nên uống nước trái cây như nước táo, cà chua, rượu trái cây, và các thức uống không cồn khác.