Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì núi cao hơn đồi. Theo bách khoa toàn thư Britannica, núi có chiều cao từ 500 m trở lên. Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất và chiếm tới 24% bề mặt Trái Đất. Trên thế giới của chúng ta có rất là nhiều ngọn núi, nhưng bạn đã biết tên của từng "nóc nhà" của mỗi châu lục chưa? Hãy cùng Toplist khám phá những ngọn núi cao nhất của các châu lục nhé!
Đỉnh núi cao nhất Châu Đại Dương: Carstensz
Nhắc đến Châu Đại Dương, ta nghĩ đến ngay một nước Úc rộng lớn cùng với loài chuột túi kangaroo nổi tiếng. Thế nhưng, đỉnh núi cao nhất Châu Đại Dương lại không nằm trên lãnh thổ của nước Úc. "Nóc nhà" của Châu Đại Dương - Carstensz, thuộc dãy núi Sudirman kéo dài từ lãnh thổ của Indonesia tới lãnh thổ của Papua new guinea là đỉnh núi cao nhất của cả châu lục này. Độ cao của nó là 4884m.
Jaya còn gọi là Djaja hay Kim tự tháp Carstensz là tên của ngọn núi cao nhất tại Châu Đại Dương. Nó thuộc Sudirman, dãy núi trải dài từ tỉnh Papua của Indonesia tới phía tây New Guinea. Châu Đại Dương là một khu vực bao gồm những đảo nằm trong Thái Bình Dương và những khu vực lân cận.
Đỉnh núi cao nhất Châu Nam Cực: Vinson Massif
Vinson Massif là ngọn núi cao nhất châu Nam Cực, cách Cực Nam của Trái Đất 1200 km. Núi dài 21 km, rộng 13 km, cao 4892m. Đỉnh Vinson được đặt tên năm 2006 theo tên của Carl Vinson (1883-1981), hạ nghị sĩ Hoa Kỳ, người tích cực ủng hộ cho các chương trình nghiên cứu Nam Cực.
Do điều kiện thời tiết ở Nam Cực không thuận lợi, khả năng tiếp cận và leo lên tới đỉnh Vinson rất thấp. Đây là ngọn núi ít được chinh phục nhất trong số các ngọn núi cao nhất ở các lục địa. Nhóm của nhà leo núi người Mỹ Nicholas Clinch là những người đầu tiên chinh phục Vinson năm 1966.
Lục địa tách biệt hẳn với thế giới - Nam Cực cũng có cho mình một "nóc nhà" của riêng nó với chiều cao không hề thua kém bất kì ngọn núi nào. Mặc dù độ cao không hẳn là lớn, nhưng vì nằm trên lục địa khắc nghiệt nhất thế giới, số lượng người chinh phục được đỉnh núi này là khiêm tốn nhất so với tất cả những ngọn núi trong danh sách.
Đỉnh núi cao nhất Châu Mĩ: Aconcagua
Argentina có tên chính thức Cộng hòa Argentina là quốc gia lớn thứ hai Nam Mỹ, sau Brazil. Với diện tích 2.780.400 km2, dân số đến năm 2018 là 44,7 triệu, theo Worldometers. Argentina sở hữu điểm cao nhất ở cả châu Mỹ, Tây bán cầu và Nam bán cầu, đó là đỉnh núi Aconcagua 6.959 m thuộc dãy Andes. Tuy đỉnh nằm ở tỉnh Mendoza, Argentina, sườn phía tây của Aconcagua nối liền từ các vùng đất thấp ven biển của Chile, ngay phía bắc thủ đô Santiago.
Aconcagua bị chia cắt theo hướng Bắc Nam bởi Valle de las Vacas và theo hướng Đông Tây bởi Valle de los Horcones Inferior. Ngọn núi này cũng như vùng phụ cận của nó đều thuộc Parque provincial Aconcagua. Ngọn núi này có một số sông băng, trong đó dài nhất là Ventisquero Horcones Inferior dài 10 km. Nó bắt nguồn từ mạn nam cao 3600 km so với mặt nước biển gần trại Confluencia.
Aconcagua vốn là núi lửa nhưng không còn hoạt động. Theo các nhà leo núi, đây là đỉnh núi dễ leo nhất trong số các ngọn núi cao của thế giới. Những nhà thám hiểm không cần sử dụng các công cụ kỹ thuật như dây thừng, móc sắt, rìu leo núi. Aconcagua được chinh phục lần đầu vào năm 1897 trong một cuộc khảo sát của người Anh, dẫn đầu bởi Edward FitzGerald.
Đỉnh núi cao nhất Châu Á và trên thế giới: Đỉnh Everest
Đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so với mực nước biển, tính đến thời điểm hiện tại là 8848 m, nó đã giảm độ cao 2,4 xentimet sau trận động đất tại Nepal ngày 25/04/2015 và đã dịch chuyển 3 cm về phía tây nam. Đường lên đỉnh Everest là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc).
Độ cao của Everest khiến cho môi trường tại đỉnh núi rất khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình khoảng âm 19 độ vào mùa hè và đến mùa đông thì còn giá buốt hơn, chỉ có âm 36 độ. Nhiệt độ cực lạnh được tăng cường sức mạnh bởi những cơn gió mạnh. Và áp suất không khí cực thấp tại độ cao trên 8000m khiến cho những nhà leo núi nào muốn chinh phục đỉnh núi này cần phải mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ. Tuy vậy, cũng đã gần 200 người đã chết trong chuyến hành trình chinh phục đỉnh Everest.
Đỉnh núi cao nhất Châu Âu: Elbrus
Đỉnh Elbrus là một đỉnh núi nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz, tại nước cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria thuộc Liên bang Nga, gần biên giới với Gruzia. Một núi lửa đã không hoạt động kể từ khoảng 2.000 năm trước, nó là đỉnh núi cao nhất trong dãy Kavkaz, phần thuộc về châu Âu (nếu biên giới giữa châu Âu và châu Á được coi là nằm ở phía nam đỉnh Elbrus - tại khu vực sông Kura và Qvirila). Đỉnh phía tây của Elbrus có độ cao 5.642 m và có thể coi là đỉnh núi cao nhất tại châu Âu. Đỉnh phía đông thấp hơn một chút: nó cao 5.621 m. Hai đỉnh này cách nhau khoảng 3 km, nối với nhau bằng một khu vực lõm xuống (yên ngựa) nằm ở cao độ khoảng 5.200 m.
Tổng diện tích bị đóng băng là khoảng 134,5 km². Prielbrusje, khu điều dưỡng với môn thể thao trượt tuyết nổi tiếng nhất tại Nga, nằm tại núi này. Theo phân loại leo núi thì Elbrus được đánh giá là cấp núi tuyết-băng cấp 2A khi leo len đỉnh phía tây từ phía bắc của nó, còn đi qua cả hai đỉnh là cấp 2B. Có các hành trình phức tạp khác, chẳng hạn Elbrus (Z) theo sườn núi S-Z: cấp 3A. Các khe núi Adylsu, Shkheldy, Adyrsu hay các khối núi Donguzoruna vàUshby cũng rất phổ biến trong số các nhà leo núi và các du khách ưa thích leo núi.
Đỉnh núi cao nhất Châu Phi: Kilimanrajo
Kilimanjaro với 3 chóp núi lửa hình nón, Kibo, Mawensi và Shira, là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở đông bắc Tanzania. Mặc dù không phải là núi cao nhất, nhưng Kilimanjaro lại là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới với độ cao 4.600 m từ chân núi, và là đỉnh núi cao nhất châu Phi với độ cao 5.895 m và cao thứ 4 trong số 7 đỉnh cao nhất theo từng châu lục trên thế giới.
Kilimanjaro được cấu thành từ ba ngọn núi lửa riêng biệt là Kibo 5.895 m, Mawenzi 5.149 m và Shira 3.962 m. Đỉnh Uhuru là đỉnh cao nhất trên miệng của Kibo. Kilimanjaro là một núi lửa tầng lớn. Hai trong 3 đỉnh của nó là Mawenzi và Shira đã tắt trong khi Kibo không hoạt động như vẫn có thể phun lại nữa. Lần phun trào chính xảy ra trong khoảng 150.000 và 200.000 năm trước. Mặc dù đã ngừng hoạt động, Kibo có lỗ phun khí gần miệng. Nhiều vụ sụp đổ và trượt lở đất đã diễn ra trên Kibo trong quá khứ, lần trượt tạo ra khu vực được gọi là Western Breach.