Top 14 Huyệt vị tốt nhất có tác dụng chữa bệnh trên cơ thể người

Xu hướng hiện nay phòng bệnh hơn chữa bệnh, con người hiện đại bắt đầu quan tâm tới các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, trong đó xoa bóp bấm huyệt là phương pháp rất thú vị được đông đảo người dân quan tâm. Hãy cùng toplist tìm hiểu 14 huyệt vị quan trọng có tác dụng chữa nhiều căn bệnh.

Huyệt Hợp Cốc

Huyệt ở vùng hố khẩu, có hình dạng như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng hang (cốc). Vì vậy gọi là Hợp cốc. Huyệt có tác dụng chữa các bệnh vùng đầu, mặt, miệng, răng như: ù tai, đau đầu, đau răng, đau miệng.

Cách xác định huyệt: Đặt nếp gấp đốt 2 ngón tay cái của bàn tay bên này lên kẽ ngón cái và ngón trỏ (hố khẩu) bàn tay bên kia của bệnh nhân, đầu ngón cái tới đâu là huyệt ở đó hơi lệch về phía ngón trỏ.

Chú ý: Không bấm huyệt này cho phụ nữ có thai, nên bấm ở tư thế nằm.

Huyệt Hợp cốc
Huyệt Hợp cốc

Huyệt Nội Quan

Nội nghĩa là: bên trong, Quan nghĩa là: cửa ải - Nội Quan là cửa ải quan trọng phía trong.


Tác dụng: chữa các bệnh vùng ngực là chính, ví dụ đau vùng trước tim, đau thần kinh liên sườn, khó thở. Ngoài ra chữa mất ngủ, cơn đau dạ dày, xuất tinh sớm.

Cách xác định huyệt: Từ cổ tay đo lên 2 thốn. 2 thốn tương đương bề ngang 3 ngón trỏ, giữa, áp út. Cách xác định đơn giản như hình ảnh minh họa.

Chú ý: Với chứng xuất tinh sớm thì cần bấm lực mạnh hơn, mỗi lần bấm 2 phút, mỗi ngày kiên trì bấm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Huyệt Nội quan
Huyệt Nội quan

Huyệt Liệt Khuyết

Liệt nghĩa là tách ra, khuyết nghĩa là chỗ lõm - Huyệt ở chỗ lõm trên cổ tay.


Tác dụng: chuyên dùng giảm đau vùng cổ gáy, đặc biệt là đau răng.

Cách xác định huyệt: Có 2 cách xác định: Từ lằn cổ tay đo lên 1 khoát ngón tay trỏ, phía ngoài xương quay. Hoặc mở ngón trỏ và ngón cái cả hai bàn tay, giao nhau cho ngón trỏ qua mô cái phía lòng bàn tay, đầu ngón trỏ kia đặt qua mỏm lồi lên của xương quay. Chỗ đầu ngón trỏ ấn vào xương quay là huyệt, chỗ đó bờ xương hơi lõm.

Chú ý: Dùng lực ngón cái ấn mạnh và vuông góc với cổ tay, giữ 5 - 10 giây, nếu có cảm giác tưng tức hoặc tê bì là tốt.

Huyệt Liệt khuyết
Huyệt Liệt khuyết

Huyệt Đại Trữ

Đại nghĩa là vị trí rất cao, trữ nghĩa là trữ cốt. Là huyệt hội của cốt (xương).


Tác dụng: chữa nhức đầu, đau vai gáy rất tốt. Ngoài ra chữa sốt, ho.

Cách xác định huyệt: từ giữa khe đốt sống lưng D1 và D2 đo ngang ra 1,5 thốn. 1, 5 thốn tương đượng 1/2 bề ngang 3 ngón trỏ, giữa, áp út đặt sát nhau.

Huyệt Đại trữ
Huyệt Đại trữ

Huyệt Trung Quản

Trung nghĩa là ở giữa, quản nghĩa là ống - Trung Quản ở đây nghĩa là giữa ống dạ dày. Trung quản là huyệt hội của các Phủ, nói nôm na là nội tạng.

Tác dụng: Chữa sôi bụng, đau dạ dày, ợ chua, nôn, đầy trướng bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, tăng huyết áp.

Cách xác định huyệt: Lấy huyệt ở giữa đoạn nối rốn với điểm gặp nhau 2 bờ sườn.

Chú ý: Nếu châm cứu thì châm kim chếch, cứu điếu ngải 15 - 30 phút.

Huyệt Trung quản
Huyệt Trung quản

Huyệt Đản Trung

Đản nghĩa là chất trắng đục ý chỉ màng bao bọc ngoài tim, trung nghĩa là ở giữa - Đản Trung là huyệt ở giữa 2 vú, gần vùng tim.


Tác dụng: Chữa đau tức ngực, hen suyễn, ít sữa, thở yếu.

Cách xác định huyệt: giao giữa đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua bờ trên khớp sụn sườn 5.

Huyệt Đản trung
Huyệt Đản trung

Huyệt Cách Du

Cách nghĩa là cơ hoành, du nghĩa là đi vào - Cách Du nghĩa là đưa kinh khí đi vào tận hoành cách mô. Cách du là huyệt hội của huyết.

Tác dụng: chữa đau mạng sườn, chảy máu cam, động kinh, viêm màng tiếp hợp, cao huyết áp, viêm dạ dày.

Cách xác định huyệt: Từ khe đốt sống lưng D7 và D8 đo ngang ra 1,5 thốn.

Huyệt Cách du được đánh dấu bằng chấm đỏ
Huyệt Cách du được đánh dấu bằng chấm đỏ

Huyệt Tam Âm Giao

Tam Âm Giao là nơi hội tụ 3 kinh Âm: Can, tỳ, thận.


Tác dụng: chủ yếu chữa các chứng bệnh vùng bụng dưới như: thống kinh, kinh nguyệt không đều, thống kinh, rong kinh, đái dầm, bí đái cơ năng, di mộng tinh.

Cách xác định huyệt: từ chính giữa lồi cao mắt cá trong xương chày đo thẳng lên 3 thốn, cách bờ sau xương chày 1 khoát ngón tay.

Huyệt Tam âm giao
Huyệt Tam âm giao

Huyệt Dương Lăng Tuyền

Dương là mặt ngoài, lăng là giống hình gò má, tuyền là giống con suối - Dương Lăng Tuyền là huyệt ở chỗ lõm đầu dưới xương mác. Là huyệt hội của cân, hiểu nôm na là gân.


Tác dụng: chữa thấp khớp, gối sưng đau, gân khoeo chân co rút, đau dây thần kinh hông, đau mạn sườn, liệt chi dưới, đau bụng do giun chui ống mật.

Cách xác định huyệt: dưới đầu gối 1 thốn, chỗ lõm phía trước trong dưới đầu trên xương mác.

Huyệt Dương lăng tuyền là huyệt hội của cân.
Huyệt Dương lăng tuyền là huyệt hội của cân.

Huyệt Túc Tam Lý

Tên huyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:


  • Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mỏi.
  • Một số nhà chú giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phủ: Đại trường (ở trên), vị (ở giữa) và tiểu trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý.

Tác dụng: Đây là huyệt tăng cường sức khỏe của cơ thể, chữa các bệnh vùng bụng trên và bụng giữa như: đau dạ dày, tiêu hóa kém, nôn mửa, đầy bụng, ỉa chảy, táo bón, viêm tuyến vú, đau khớp gối, liệt chi dưới, tê bì, phù thũng, sốt.

Cách xác định huyệt: Huyệt ở dưới chỗ lõm dưới ngoài xương bánh chè xuống 3 thốn, cách xương chày 1 khoát ngón tay.

Huyệt Túc tam lý
Huyệt Túc tam lý

Huyệt Ủy Trung

Ủy là nhượng chân, trung là ở giữa - Ủy Trung là ở giữa nếp gấp nhượng chân.


Tác dụng: là huyệt không thể thiếu khi châm cứu hoặc bấm huyệt trị đau lưng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa đau khớp gối, đau thần kinh hông to, liệt chi dưới, nôn mửa, sốt.

Cách xác định huyệt: Huyệt nằm ngay điểm giữa nếp gấp khoeo chân.

Huyệt Ủy trung
Huyệt Ủy trung

Huyệt Chương Môn

Chương là chướng ngại, môn là khai thông - Chương Môn là hội của tạng, là cửa cho khí của 5 tạng xuất nhập.


Tác dụng: chữa nôn mửa, ỉa chảy, đau mạng sườn, đau vùng thượng vị, nấc, viêm tuyến vú, hen.

Cách xác định huyệt: ở tận cùng xương sườn 11 (để người bệnh nằm nghiêng mà lấy huyệt).

Huyệt Chương môn
Huyệt Chương môn

Huyệt Tuyệt Cốt

Tuyệt là nơi kết thúc, cốt là xương - Tuyệt Cốt là huyệt ở xương ống chân, nơi cơ dài và cơ ngắn tạo thành chỗ lõm như là nơi kết thúc. Là huyệt hội của tủy.


Tác dụng: Chữa liệt nửa người, cứng cổ gáy (vẹo cổ), đau thần kinh hông, đau thần kinh liên sườn, đau nửa đầu, liệt chi dưới, đau khớp gối, tê bì.

Cách xác định huyệt: từ bờ ngoài mắt cá ngoài đo lên 3 thốn, chỗ lõm ngay bờ sau xương mác.

Huyệt Tuyệt cốt còn có tên gọi khác là Huyền chung
Huyệt Tuyệt cốt còn có tên gọi khác là Huyền chung

Huyệt Thái Uyên

Thái nghĩa là rất, uyên nghĩa là sâu - Thái Uyên là chỗ rất lõm nằm trên cổ tay khi ta co bàn tay về phía cẳng tay.


Tác dụng: chữa ho, hen suyễn, viêm họng, đau thần kinh quay, đặc biệt xuất huyết, ho ra máu vì Thái Uyên là huyệt hội của mạch.

Cách xác định vị trí huyệt: Khi để lòng bàn tay ngửa và hơi gập bàn tay lại, huyệt nằm ở trên lằn cổ tay đậm nhất, phía trong động mạch quay.

Huyệt Thái uyên
Huyệt Thái uyên

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?