Ăn mãi mà chẳng béo khiến những cô nàng nhẹ cân cảm thấy chán nản. Nghịch lý không ăn vẫn béo, nhưng "ăn cả thế giới" vẫn gầy. Tại sao có những người ăn mãi không thể béo lên, trong khi có nhiều người hầu như không ăn lại béo trục béo tròn? Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để xem những lí do nào khiến bạn ăn mãi mà không béo được nhé!
Cơ thể chưa từng được thanh lọc sẽ khiến bạn ăn nhiều mà vẫn gầy
Một trong những nguyên nhân gầy ốm, khiến bạn khó tăng cân, là vì cơ thể tích tụ quá nhiều gốc tự do (chất độc) chưa được đào thải. Khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ốm vặt và suy nhược.
Đa phần những hốc tự do này tồn tại trong cơ thể người gầy đã từ rất lâu, do việc ăn uống những thực phẩm không đảm bảo an toàn. Có thể kể đến như: các loại ray củ quả bị phun hóa hcatas trừ sâu bệnh. Thịt cá chăn nuôi công nghiệp bị tồn dư kháng sinh, chất. Uống nước bị ô nhiềm, làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm. Đây là cơ hội để các chất độc hại xâm nhiễm vào cơ thể và nghiễm nhiên biến thành gốc tự do làm suy yếu hệ miễn dịch, suy yếu cơ thể.
Bổ sung chất dinh dưỡng không cân đối
Nếu từng suy nghĩ,chỉ vô tư tiêu thụ các loại đồ ngọt, đồ béo hay ăn vặt thật nhiều sẽ giúp cho quá trình tăng cân của mình diễn ra nhanh chóng. Thì hãy loại bỏ nó ngay khỏi đầu ngay từ hôm nay đi nhé. Trên thực tế nếu bạn muốn tăng cân, bạn cần phải bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết trong mỗi bữa ăn là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Dinh dưỡng đúng chính là nền tảng cho sức khỏe tốt. Thế nhưng, không ít người vẫn chưa thật sự quan tâm đến điều này. Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần cung cấp các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin... nhưng không ít người Việt duy trì thói quen không tốt là khẩu phần ăn chứa tinh bột nhiều, trong khi chất đạm rất ít. Chúng ta còn ăn ít rau, củ, quả và canxi nên thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Nếu bạn muốn có một thân hình mạnh khỏe và không còn quá gầy, hãy bổ sung chất dinh dưỡng cân đối, chăm chút khẩu phần ăn.
Ăn ít
Nhiều bạn rất lơ là trong việc ăn uống do công việc quá bận không có thời gian hoặc do lười ăn. Một chế độ ăn uống thất thường như ăn uống không đúng giờ giấc, ăn nhiều đồ ăn không có chất dinh dưỡng hay kiêng khem chính là những yếu tố giúp bạn không thể lên cân được.
Với những thói quen về chế độ ăn uống không chỉ khiến bạn ăn mãi không béo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, dẫn đến rất nhiều bệnh tật cho cơ thể.
Mất ngủ, thiếu ngủ
Đây hầu như là tình trạng chung của rất nhiều bạn trẻ bây giờ. Giấc ngủ rất quan trọng trong cuộc sống và để cho cơ thể phát triển và hoạt động tốt chúng ta phải ngủ đủ giấc.
Giấc ngủ đóng vai trò then chốt trong việc tái tạo các cơ bắp. Chính vì lí do đó, khi bạn không đảm bảo giấc ngủ đù từ 7-8 tiếng mỗi ngày, sẽ làm giảm tốc độ tiêu hao năng lượng và độc tố trong cơ thể cũng không được đào thải.
Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến cơ thể mệt mỏi liên miên, tinh thần không thoải mái, hay căng thẳng. Nó khiến bạn ăn uống kém đi, không có cảm giác thèm ăn hay ăn ngon miệng. Từ đó cân nặng cũng bị sụt đi mà khó có thể nào tăng cân trở lại.
Khi bạn thức, cơ thể bạn tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi bạn ngủ, việc bạn thường xuyên thức khuya như vậy khiến bạn ngủ không đủ giấc, mỗi người phải ngủ 7- 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ngày càng gầy đi.
Ít vận động hoặc công việc căng thẳng
Theo các chuyên gia, để tăng cân, người gầy cần bổ xung các chất dinh dưỡng và năng lượng nhiều hơn năng lượng mà tiêu hao trong các hoạt động hàng ngày. Nhiều người gầy rất hạn chế vận động để tránh tiêu hao năng lượng với mục đích béo nhanh. Tuy nhiên, việc lười vận động không giúp được nhiều như họ mong muốn, mà còn làm cơ thể uể oải, kém săn chắc, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời, với công việc lao động cường độ cao, áp lực lớn, ít thời gian nghỉ ngơi cũng sẽ gây cảm giác mệt mỏi, ức chế thần kinh và làm giảm cảm giác ngon miệng ở người gầy. Do đó, để hỗ trợ cho quá trình tăng cân, người gầy nên áp dụng cho mình một chế độ vận động phù hợp, tìm kiếm các cách giải trí, nghỉ ngơi phù hợp để giảm sự căng thẳng của bộ não.
Việc bạn cứ ngồi ì một chỗ khiến cơ thể uể oải, giảm cảm giác thèm ăn. Công việc mệt mỏi, cộng với áp lực công việc khiến bạn căng thẳng đến mức bạn lười đi chơi, lười ăn luôn. Chính vì vậy, cần giải tỏa áp lực công việc, siêng năng vận động, cơ thể bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng và tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Yếu tố di truyền
Nếu xem lại những người thân trong gia đình bạn mà ai cũng gầy, vậy chứng tỏ do yếu tố di truyền nên bạn khó lên cân được rồi! Yếu tố di truyền tác động đến nội tiết tố, hấp thụ chất dinh dưỡng, chúng duy trì cân nặng của bạn ở một mức nhất định cho dù bạn có cố ăn uống như thế nào đi nữa.
Chính vì vậy, ngoài chế độ ăn uống và luyện tập ra, yếu tố di truyền cũng quyết định một phần không nhỏ trong việc bạn ăn mãi mà chẳng béo được.
Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ khiến bạn gầy yếu
Thói quen lười vận động, thường xuyên sử dụng các chất chất kích (rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá….). Tâm trạng luôn lo lắng, buồn phiền, suy nghĩ không tích cực, cũng là những nguyên nhân được liệt kê khiến người gầy không thể tăng cân.
Sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ khiến bạn gầy yếuNgoài ra, việc uống ít nước, không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần, cũng làm cho mọi cố gắng của người gầy tăng cân, trờ thành công cóc... Bởi lẽ, nước chiếm tỉ trọng lớn trong cơ thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời đào thải các độc tố ra ngoài.
Cơ thể hấp thụ kém
Một trong những rắc rối mà người gầy thường hay gặp phải đó chính là cơ thể không hấp thu, hay hấp thu chất dinh dưỡng kém. Nhiều người vẫn luôn lầm tưởng cứ ăn nhiều sẽ giúp cân nặng cải thiên. Tuy nhiên, cơ thể sẽ chẳng thể nào sử dụng trực tiếp được các loại thức ăn chúng ta cung cấp hằng ngày vào cơ thể. Mà cần phải qua một quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để hấp thụ.
Khả năng hấp thu thức ăn phụ thuộc nhiều vào số lượng các lợi khuẩn trong đường ruột. Đa phần số lượng lợi khuẩn này ở người gầy thường bị thiếu vì một số nguyên nhân như:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều chất béo, đạm, bột đường, ít rau củ quả, sử dụng các chất kích thức cà phê, thuốc lá rượu bia.
- Bị stress, căng thẳng do học hành và công việc
- Mắc các chứng bệnh về đường ruột, sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh.