Top 15 Loài động vật có khả năng “chuyển giới” trong tự nhiên

Trong một vài cuộc nghiên cứu gần đây trên toàn thế giới, chúng ta đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện được một số loài động vật có thể tự chuyển đổi giới tính hoặc đa giới. Dưới đây là những loài động vật chuyển đổi giới tính hoặc đa giới tính trong vương quốc động vật.

Bướm

Ở một số sinh vật, chẳng hạn như bướm, sự phân hóa giới tính có thể được nhìn thấy trên toàn bộ cơ thể. Theo nghĩa đen, trên cơ thể con vật hiển thị cả màu sắc và đặc điểm của con đực và con cái. Tình trạng hai giới tính hiếm gặp này được gọi là gynandromorphism. Đây là kết quả từ một lỗi gene di truyền trong quá trình phân chia tế bào ban đầu.


Bướm là các loài côn trùng nhỏ, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), có nhiều loại, ít màu cũng có mà sặc sỡ nhiều màu sắc cũng có. Thường chúng sống gần các bụi cây nhiều hoa để hút phấn hoa, mật hoa, góp phần trong việc giúp hoa thụ phấn. Bướm ngày nhiều khi gọi tắt là bướm hay bươm bướm, mặc dù bướm có thể chỉ đến bướm đêm (ngai ngài).


Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển. Thường thì phía dưới có màu xám hoặc nâu khác xa với màu sặc sỡ ở phía trên. Những màu xấu xí này sẽ dùng để ngụy trang khi cánh của nó xếp lại. Điều này sẽ giúp nó thoát khỏi con mắt săn lùng của các loài chim và sâu bọ khác.

Bướm
Bướm
Bướm
Bướm

Mực nang Úc khổng lồ

Mực nang Úc khổng lồ là một loài sinh vật kỳ dị cùng hữu bộ não khổng lồ hình chiếc bánh donut. Loài này sở hữu đôi mắt được phát triển toàn diện để tránh kẻ thù. Số lượng mực nang đực và cái thường theo tỷ lệ 11:1, sự chênh này gây ra vấn đề tranh giành quyền giao phối giữa các cá thể đực. Vì vậy, một số con đực sẽ bắt chước màu sắc cơ thể của con cái để tránh bị phát hiện khi đi qua lãnh thổ của con đực khác.


Sepia apama hay mực nang khổng lồ Úc là một loài mực nang. Đâu là loài mực nang có áo đạt chiều dài 50 cm (20 in) và nặng hơn 10,5 kg. S. apama là loài bản địa bờ biển nam Australia, từ Brisbane ở Queensland đến Shark Bay ở Western Australia. Nó xuất hiện ở trên các rạn đá, đáy cỏ biển và đáy bùn và cát đến độ sâu 100 m.

Mực nang Úc khổng lồ
Mực nang Úc khổng lồ
Mực nang Úc khổng lồ
Mực nang Úc khổng lồ

Marsh Harriers – Chim ưng đầm lầy

Marsh Harrier là một cá nhân trong gia đình diều hâu. Khá một con chim lớn về kích thước, đó là đáng ngưỡng mộ khi nó là trên bầu trời. Các mẫu vật của nhóm giống đại diện thuộc về những kẻ săn mồi, chúng có đôi cánh mạnh mẽ cho phép bạn giết mổ trò chơi. Lun thích định cư ở châu Âu. Hôm nay chúng ta nhìn vào mọi thứ ảnh hưởng đến giống chó này, làm nổi bật các khía cạnh chính.


Đặc điểm chung về hình dáng của những loài chim ưng đa số đều sở hữu hình dáng khá bệ vệ và cảm giác dữ tợn. Dáng đứng thẳng, lưng thẳng và cổ đứng. Khi bay, chúng cúi đầu xuống để săn tìm con mồi.


Phần mỏ cong, sắc nhọn và rất chắc khỏe thường dùng để xé xác con mồi. Phần hàm trên có màng thịt mềm và dày, che phủ gốc hàm trên gọi là da gốc mỏ, thường là màu vàng. Mắt to, hình ống, ít di chuyển trong hốc mắt và trông rất sáng, mắt có thể quan sát rất rõ với thị lực gấp 8 lần so với con người. Như vậy sẽ giúp chúng quan sát con mồi rất nhỏ từ trên cao. Ngoài thị lực tuyệt hảo thì nhiều loài còn có thính giác tuyệt vời để định vị con mồi đang ẩn nấp trong thảm cây.


Sải cánh rất dài và rộng, với chiều dài sải cánh hết cỡ của một số loài từ 1,6m đến trên 3m. Sải cánh lớn giúp chúng bay lượn với tốc độ cao trên không trung và có những pha đổ người để săn mồi với tốc độ lên tới hơn 300km/h.

Marsh Harriers – Chim ưng đầm lầy
Marsh Harriers – Chim ưng đầm lầy
Marsh Harriers – Chim ưng đầm lầy
Marsh Harriers – Chim ưng đầm lầy

Sên chuối

Sên chuối (banana slug) có cơ thể màu vàng và chiều dài cơ thể khoảng 25 cm. Sên chuối là động vật lưỡng tính, nghĩa là chúng đồng thời sử dụng cả cơ quan sinh sản đực và cái. Mặc dù có khả năng tự thụ tinh, nhưng hầu hết những con sên chuối đều tìm cho mình một bạn tình khác để giao phối.


Sên chuối (Ariolimax) là một chi gồm 3 loài sên ở Bắc Mỹ. Những loài sên này thường có màu vàng và đôi khi có các đốm màu nâu, giống như quả chuối chín (hoặc quá chín). Sên chuối thường có màu vàng (dẫn đến tên gọi chuối) mặc dù họ cũng có thể là màu xanh lục, nâu, nâu, hoặc màu trắng.


Các loài Ariolimax columbianus đôi khi có đốm đen quá rộng đến nổi chúng trông gần như hoàn toàn đen. Cá thể sên thay đổi màu sắc với sự thay đổi trong tiêu thụ thức ăn, tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm.

Sên chuối
Sên chuối
Sên chuối
Sên chuối

Rắn hổ mang cá

Một số con rắn cái, chẳng hạn như rắn hổ mang cá (cottonmouth), có khả năng tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần con đực. Điều này nghĩa là rắn thực hiện các chức năng sinh sản của cả hai giới tính cùng một lúc.


Người ta thường nhìn thấy những con rắn hổ mang cá (Agkistrodon piscivorus) ở khu vực đất ngập nước phía đông nam nước Mỹ, nhiều nhất là Nam Carolina và Florida. Điều thú vị là ngoài sông, hồ, ao, đầm lầy…, loài rắn này còn là cư dân của những kênh, mương thoát nước. Rắn hổ mang cá chủ yếu hoạt động về đêm, chúng dành ban ngày để tắm nắng nhằm điều hòa thân nhiệt và sẽ không tấn công, trừ khi đói bụng hay bị đối phương kích động.


Con mồi của chúng bao gồm cả động vật máu nóng và máu lạnh như cá, ếch, chuột, kỳ nhông, thằn lằn, rùa con, cá sấu con, chim, động vật có vú nhỏ và một số loài rắn khác. Những cô cậu rắn mới sinh có phương pháp săn mồi rất đặc biệt: chúng vẩy nhẹ chóp đuôi của mình đánh lừa con mồi đó là sâu hoặc giun, chờ đối phương tiến đến rồi chỉ việc đánh chén.


Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.

Rắn hổ mang cá
Rắn hổ mang cá
Rắn hổ mang cá
Rắn hổ mang cá

Khỉ đỏ Colobus và Khỉ xanh Ô Liu Colobus

Khỉ đỏ Colobus và khỉ xanh ô-liu Colobus là loài khỉ cựu thế giới có xu hướng sống trong đàn chỉ có loài đực thống trị. Những con đực thường bị đuổi ra khỏi đàn khi chúng đủ tuổi. Tuy nhiên, một số con đực có sự kỳ lạ là ở giữa giai đoạn mà bộ phận sinh dục của chúng giống như loài cái, nhưng chúng vẫn là loài đực.


Khỉ đỏ colobus là một loài khỉ Cựu thế giới thuộc phân chi Piliocolobus,chi Procolobus. Chúng có mối quan hệ gần gũi với khỉ colobus trắng và đen (chi Colobus) và vài loài thường được tìm thấy trong các nhóm với khỉ xanh. Loài Khỉ đỏ colobus Đông Phi thường bị loài tinh tinh thông thường săn bắt và ăn thịt. Loài này được tìm thấy ở miền Tây, miền Trung và Đông châu Phi, trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt trừ loài khỉ đỏ colobus Zanzibar lại sống ở vùng cây bụi ven biển. Do mất môi trường sống, cùng tình trạng săn bắn nên hầu hết các phân loài của khỉ đỏ colobus nằm trong nhóm các loài đe dọa ở châu Phi và là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, được IUCN xếp vào các nhóm nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp.


Khỉ xanh ô-liu Colobus sinh sống thành từng nhóm từ 15 đến 150 con, bao gồm một vài con đực, nhiều con cái và con non của chúng. Mỗi con khỉ đầu chó có một thứ hạng xã hội ở trong nhóm. Một lý do chính cho sự thành công cùa khỉ đầu chó ô liu là nhờ chúng là loài ăn tạp và giống như những con khỉ đầu chó khác, thực tế sẽ ăn bất cứ thứ gì. Như vậy, chúng có thể tìm thấy dinh dưỡng trong hầu hết mọi môi trường và có thể thích nghi với các chiến thuật kiếm ăn khác nhau.

Khỉ đỏ Colobus và Khỉ xanh Ô Liu Colobus
Khỉ đỏ Colobus và Khỉ xanh Ô Liu Colobus
Khỉ đỏ Colobus và Khỉ xanh Ô Liu Colobus
Khỉ đỏ Colobus và Khỉ xanh Ô Liu Colobus

Cá vược

Những con cá vược (bass) đực sống trên nhiều con sông trên khắp nước Mỹ có những bộ phận cơ thể giống con cái. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy khoảng 70 - 90% số lượng cá vược đực ở khu vực đông nam nước Mỹ bây giờ là động vật lưỡng tính. Chúng có tế bào trứng chưa trưởng thành phát triển trong tinh hoàn.


Cá vược là một tên gọi chỉ chung của nhiều loài cá khác nhau cùng chia sẻ cái tên này. Thuật ngữ cá vược đề cập đến cả các loài cá nước ngọt và cá biển, tất cả đều thuộc một bộ cá lớn hơn đó là Bộ Cá vược (Perciformes).


Cá vược có nhiều điểm tương đồng với cá rô, trong tiếng Anh cũ, thuật ngữ cá vược (bass) có nghĩa là cá rô. Cá vược là một đặc sản cho giá trị kinh tế cao bởi dinh dưỡng mà cá vược mang lại vượt trên nhiều loại cá khác, cá vược đã được thuần hóa để nuôi cả trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Cá vược còn là loài cá phổ biến trong việc câu cá giải trí hay câu cá thể thao, đặc biệt là ở Bắc Mỹ với các loài cá vược đen.


Đặc trưng chung cho các loài cá vược trong thể loại này là loài cá sinh sống được cả ở nước ngọt và nước lợ những con Cá vược có cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Vẩy dạng lược rộng. Chiều dài tối đa: 200 cm, cân nặng 60 kg.


Nhiều loài cá vược có kích thước khổng lồ. Cá vược cỡ lớn có con đến 50 kg hoặc 70 kg, chẳng hạn như có cá vược nặng tới 112 kg, chiều dài hơn 1,8m tại Uganda. Kỉ lục hiện hành thuộc về con cá vược nặng 103,5 kg[5] hay như có con cá vược nặng 16,89 kg trên sông Hương ở Việt Nam, có chiều dài 1,2 m, cân nặng đúng 16,89 kg, đây là con đạt trọng lượng cao nhất từ trước đến nay.

Cá vược
Cá vược
Cá vược
Cá vược

Cá jawfish

Cá jawkfish sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá đực đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn. Khi con cá đực chết hoặc mất tích, một trong số các con cá cái sẽ biến đổi thành con đực để thay thế vị trí đó.


Bên cạnh đó, những chú cá đực chỉ dài hơn 15 cm này phải nuôi dưỡng khoảng 400 quả trứng trong... miệng. Không chỉ thế, cá jawfish đực còn phải ép mình mở miệng liên tục, để những quả trứng có thể tiếp cận với nước giàu oxy. Loài cá jawfish có cách sinh sản khá kỳ lạ. Cá cái đẻ hàng trăm quả trứng vào miệng cá đực, sau đó cá đực sẽ nuôi dưỡng và ấp số trứng đó.


Cá đực cũng chẳng hề có cơ hội đi kiếm ăn, bởi nó phải nằm yên trong hang để bảo đảm an toàn cho số trứng. Nó chỉ có thể ăn những sinh vật phù du trôi nổi xung quanh.


Sau khi cá mẹ đẻ trứng, cá bố sẽ thụ tinh cho trứng và ngậm trứng trong miệng để bảo vệ trứng cho đến khi nó nở ra. Trong thời gian này, các đực không được ăn và nó bị sụt cân đáng kể trong thời gian ấp trứng. Sau khi cá con nở ra, cá đực mới có thời gian để ăn và hồi phục sức khỏe.

Cá jawfish
Cá jawfish
Cá jawfish
Cá jawfish

Ếch

Trong tự nhiên, ngày càng có nhiều ếch đực đang biến đổi thành ếch cái hoàn chỉnh với cơ quan sinh sản đầy đủ chức năng. Nguyên nhân chính khiến ếch trở thành loài lưỡng tính là do thuốc diệt cỏ atrazine theo dòng chảy tích tụ vào các sông, hồ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển giới tính của ếch. Do ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ theo dòng chảy tích tụ và các sông, hồ… khiến ngày càng có nhiều ếch đực xanh Bắc Mỹ bị chuyển giới tính ngoài ý muốn. Nhiều con ếch đực bị biến đổi thành ếch cái hoàn chỉnh với cơ quan sinh sản đầy đủ chức năng.


Ếch trưởng thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ), ếch đực gọi ếch cái để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang bụng ếch cái tìm đến bờ nước để đẻ. Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên lưng tưới tinh đến đó, sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể cá thể mẹ (thụ tinh ngoài).


Ếch đồng sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước (ao, đầm nước, v.v). Chúng kiếm ăn vào ban đêm. Mồi thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc,...Ếch ẩn trong hang qua mùa đông (hiện tượng trú đông). Ếch là động vật biến nhiệt. Thông thường, những loài ếch thật sự có làn da mịn và ẩm ướt, cặp chân mạnh mẽ và có màng rộng. Những loài ếch thật sự rất khác nhau vế kích cỡ, từ nhỏ như Rana sylvatica đến loài ếch lớn nhất thế giới Conraua goliath.


Đa số trong số chúng là loài sống gần nước, hầu hết các loài đẻ trứng trong nước và trải qua giai đoạn nòng nọc. Ngoài ra còn có một số loài sống trên cây và một số rất ít các loài có thể sinh sống ở nước lợ.

Ếch
Ếch
Ếch
Ếch

Cá hề

Cá hề (clownfish) có cơ thể màu da cam với ba vạch màu trắng. Chúng là động vật lưỡng tính với khả năng sinh sản giống cả con đực và con cái, theo Mother Nature Network. Tuy nhiên, cá hề không sản xuất trứng và tinh trùng cùng lúc. Chúng sinh ra với một giới tính nhưng có thể chuyển sang giới tính khác nếu cần thiết.


Cá hề hay còn được gọi là cá hải quỳ (tiếng Latin: Amphiprioninae; Tiếng Anh: anemonefish hay clownfish) là loài cá biển sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô, nằm trong nhánh cá hề thuộc gia đình họ Cá thia. Cho đến nay ba mươi loài đã được nhận biết: một số thuộc chi Premnas, trong khi số còn lại thuộc chi Amphiprion. Trong tự nhiên, chúng thường sống cộng sinh với hải quỳ. Tùy thuộc mỗi loài, cá hề có màu vàng, cam, đỏ nhạt, đen nhạt xen bởi các sọc trắng. Những cá thể lớn nhất có thể dài tới 18 xentimét (7,1 in), trong khi loài nhỏ nhất chỉ cỡ 10 xentimét (3,9 in).


Cá hề là loài ăn tạp và có thể ăn những thức ăn không tiêu hóa từ vật chủ hải quỳ. Vấn đề phân từ cá hề sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho hải quỳ. Cá hề chủ yếu ăn các loài động vật phù du nhỏ từ cột nước, chẳng hạn như copepod và ấu trùng sống đuôi, với một phần tập tính của chúng đến từ tảo ngoại trừ loài cá hề hồng, nhưng loài cá này cũng chủ yếu ăn tảo. Chúng còn có thể tiêu hóa hết các xúc tu của vật chủ hải quỳ. Ngoài ra cá hề thường giao tiếp với nhau bằng cách đập hai hàm vào nhau để tạo ra một chuỗi liên tiếp các tiếng lách cách nhanh khi chúng phát hiện một kẻ xâm lược lãnh thổ hoặc muốn tấn công một bạn tình tiềm năng. Chúng phát ra khoảng 5 tiếng lách cách mỗi giây khi giao tiếp, song bằng cách nào chúng tạo ra tiếng động này thì đến nay vẫn là một bí ẩn.

Cá hề
Cá hề
Cá hề
Cá hề

Linh cẩu đốm

Loài linh cẩu đốm thường khó phân biệt giữa con đực và con cái. Cả hai giới tính có cùng kiểu và kích cỡ cơ thể, cả hai đều có một bộ tinh hoàn và dương vật. Dương vật của con cái trở nên thẳng đứng khi gần các thành viên thân thuộc.


Linh cẩu đốm là thành viên lớn nhất của Họ Linh cẩu, dài trung bình 95–165 cm, cao khoảng 70–90 cm, nặng từ 50–70 kg, và được phân biệt rõ hơn về mặt thể chất với các loài linh cẩu khác. Chúng có hình dạng cơ thể giống gấu hơn, đôi tai tròn hơn, bờm kém nổi bật hơn, lông nhiều đốm hơn, răng có nhiều mục đích kép hơn, ít núm vú hơn, và sự hiện diện của dương vật giả ở con cái. Đây là loài động vật có vú duy nhất không có lỗ âm đạo bên ngoài.


Loài này có mặt trong nhiều kiểu môi trường sống khác nhau, từ vùng đất thấp khô cằn và cực nóng ở phía bắc và phía nam của vùng phân bố tới các địa hình miền núi lạnh ở Đông Phi và Ethiopia. Loài này có thể sinh sống gần các môi trường sống của con người.


Loài này được biết đến nhiều nhất nhờ một trong số các tiếng kêu của nó, nghe tương tự như âm thanh do tiếng cười cuồng loạn ở con người. Mặc dù hay bị coi một cách thiếu chính xác như là động vật ăn xác chết nhưng trên thực tế thì linh cẩu đốm là động vật săn mồi đầy sức mạnh, phần lớn nguồn thức ăn của nó là từ các con mồi còn sống.

Linh cẩu đốm
Linh cẩu đốm
Linh cẩu đốm
Linh cẩu đốm

Bluegill Sunfish – Cá thái dương mang xanh

Cá thái dương mang xanh có 3 loại khác nhau: loại giao phối với nhau, loại giống vệ tinh và loại giống như giầy chơi quần vợt. Loại giao phối với nhau sẽ xây tổ và thu hút những con cái. Loại giống vệ tinh hoạt động và giống như loài cái, nhưng là loài đực và có thể phóng tinh trùng. Cuối cùng, loại giống như giầy chơi quần vợt là nhỏ nhất, và là loài đực ngụy trang thành những con cá trẻ hơn.


Cá Thái Dương xanh là một loài cá nước ngọt trong họ Cá Thái dương thuộc Bộ Cá vược Perciformes có nguồn gốc ở Mỹ, chúng có ở các vùng sông, suối, thác, hồ. Chúng là loài cá câu thể thao nổi tiếng và cũng là loài xâm lấn, chúng là loài có tính xâm lấn mạnh. Loài cá này là linh vật của bang Illinois, chúng được gọi là Bluegill hay cá Thái dương mang xanh.


Chúng có thể dài đến 12 inch (30 cm) và nặng khoảng 4,5 pounds, trung bình khoảng 20 cm. Thân cá màu sẫm, có đốm vảy màu xanh, dưới bụng có phất phơ màu vàng cam nhạt, vây trên rất sắc và cứng. Miệng đầy răng sắc nhọn, mang cá màu đen, trông giống cá rô phi. Chúng ăn thịt tất cả những loài cá khác, kể cả ăn thịt đồng loại. Cá này ăn được, nhưng thịt không ngon lắm. Chúng có khả năng sinh sản mạnh, do đó rất dễ nuôi.


Mặc dù là loài cá ăn thịt các loài khác nhưng cá thái dương cũng lo bị những loài khác ăn thịt, vì nhiều loài như: cá chó, cá măng, cá trê hoặc các loài cá vược lớn có thể ngoạm được con cá thái dương dài khoảng 20 cm dễ dàng. Cá thái dương đều sẽ không thể thấy nếu mồi ở quá xa. Chúng có thể bơi chậm lại để tấn công mồi, Đa số cá thái dương muốn tấn công những loài cá nhỏ vì vậy ít hoặc thậm chí không di chuyển. Thông thường mồi câu sử dụng câu cá thái dương vào mùa xuân là mồi sống như: mồi giun, những loài bò sát thái nhỏ và dế, con đĩa cỡ nhỏ vì cá thái dương cũng là một trong những bậc thầy trong việc mổ chúng ra.

Bluegill Sunfish – Cá thái dương mang xanh
Bluegill Sunfish – Cá thái dương mang xanh
Bluegill Sunfish – Cá thái dương mang xanh
Bluegill Sunfish – Cá thái dương mang xanh

Rồng râu

Rồng râu (Bearded dragon) sống ở Australia có khả năng đảo ngược giới tính từ trong trứng. Các nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ ấm trong quá trình ấp trứng, những con rồng râu đực thường đảo ngược giới tính để trở thành con cái.


Pogona là một chi bò sát trong họ Nhông (Agamidae), chi này có sáu loài thằn lằn thường được biết đến với cái tên chung là rồng râu (bearded dragons). Chúng là những loài có cuộc sống nửa trên cây, nửa ở dưới đất nhưng dành nhiều thời gian sống trên cành, trong bụi rậm và gần nơi sinh sống của con người.


Các loài thằn lằn trong chi Pogona tắm mình trên các mỏm đá và các cành cây lộ thiên vào buổi sáng và buổi chiều để sưởi ấm cơ thể. Chế độ ăn của chúng chủ yếu bao gồm côn trùng, thực vật và đôi khi là các loài gặm nhấm nhỏ. Chúng được tìm thấy trên khắp nước Úc và sống ở nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như sa mạc, rừng cây bụi và rừng bạch đàn.

Rồng râu
Rồng râu
Rồng râu
Rồng râu

Cá lịch long

Trong khi hầu hết các loài cá chình moray được sinh ra là con đực hoặc con cái và duy trì giới tính này cho đến hết đời, tuy nhiên có một số ít là loài lưỡng tính. Ví dụ, loài cá chình moray ruy băng (ribbon moray) trong hình ở trên có thể chuyển đổi từ đực sang cái.


Cá lịch long hay cá chình thiên long (tên khoa học Rhinomuraena quaesita) là một loài cá lịch biển, nó là thành viên duy nhất của chi Rhinomuraena. Cá lịch long có nguồn gốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Loài này cũng có mặt tại vùng biển Việt Nam.


Cá lịch long là một sinh vật thanh lịch với một cơ thể dài, mỏng và vây lưng cao. Cá lịch long có thể dễ dàng được nhận ra bởi trước lỗ mũi mở rộng của nó. Con chưa thành niên và sắp trưởng thành bơi tự do với cơ thể màu đen với một vây lưng màu vàng, trong khi con cái có màu vàng với vây hậu môn màu đen. Các con đực trưởng thành có màu xanh với một vây lưng màu vàng.


Cá lịch long phát triển đến chiều dài tổng thể khoảng 1 m (3,3 ft), và có tuổi thọ lên đến hai mươi năm. Cá lịch long là loài cá lịch biển duy nhất có khả năng chuyển đổi giới tính

Cá lịch long
Cá lịch long
Cá lịch long
Cá lịch long

Chim cardinal

Một số chim cardinal cũng có thể mang đặc điểm cơ thể của cả hai giới tính. Cá thể chim trong hình có một nửa bộ lông màu nâu xám (đặc điểm của chim cái) và một nửa bộ lông có màu đỏ sáng (đặc điểm của chim đực).


Cardinalis cardinalis là một loài chim trong họ Cardinalidae. Loài chim này có thể được tìm thấy ở miền nam Canada, qua phía đông Hoa Kỳ từ Maine đến Texas và phía Nam đến Mexico. Chúng được tìm thấy trong rừng cây, vườn hoa, cây bụi, và đầm lầy.


Loài chim biết hót này có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể 21 cm. Chúng có một chóp đặc biệt trên đầu và một mặt nạ trên khuôn mặt có màu đen ở chim trống và màu xám ở chim mái. Chim trống có màu đỏ rực rỡ, trong khi chim mái có ô liu hơi đỏ mờ. Chúng chủ yếu ăn hạt nhưng cũng ăn côn trùng và trái cây. Chim trống có tính chiếm lãnh thổ, đánh dấu ra khỏi lãnh thổ của mình bằng giọng hót. Trong thời gian tán tỉnh, chim trống mới hạt cho chim mái. Tổ có 3-4 quả trứng. Loài này đã là loài vật nuôi được ưa chuộng nhưng đã bị cấm ở Hoa Kỳ theo Đạo luật hiệp ước chim di cư năm 1918.

Chim cardinal
Chim cardinal
Chim cardinal
Chim cardinal

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?