Top 11 Loại rau thơm nên có trong bữa cơm hằng ngày

Các loại rau thơm dùng trong bữa ăn hằng ngày không chỉ gia tăng thêm mùi vị cho món ăn mà còn đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy mình xin giới thiệu một vài loại rau thơm phổ biến hằng ngày với nhiều công dụng mà mọi người không ngờ đấy!

Húng lủi

Húng lủi là một loại rau thơm, cùng họ với cây bạc hà nên bề ngoài chúng có nhiều điểm rất giống nhau. Cách tốt nhất để phân biệt chúng là vò nát lá để cảm nhận. Lá bạc hà thì có vị thơm nồng, cay mát hơn húng lủi. Húng lủi chứa dồi dào chất limonene, dihydrocarvone và cineol có tác dụng kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều men tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, húng lủi còn có thể làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh nên được dùng để vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh suyễn và các bệnh về hô hấp. Các nghiên cứu gần đây trên tạp chí hóa học của Mỹ cũng cho thấy húng lủi có khả năng phòng chống ung thư do trong rau chứa một loại hợp chất gọi là perillyl có khả năng “đánh phá” sự tập trung của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da… Do húng lủi chứa nhiều vitamin, chất chống ôxy hóa và chất kháng khuẩn nên bạn có thể dùng nước ép húng lủi để vệ sinh da mặt sẽ rất tốt.

Húng lủi
Húng lủi
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Húng quế (húng chó)

Tinh dầu của húng quế có tác dụng kích thích tiêu hóa. Cho húng quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt, là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K, chất xơ, giảm lượng cholesterol và acid béo trong máu, giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu, bệnh về tim mạch (động mạch vành và cao huyết áp). Nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu húng quế làm hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, cầu tràng khuẩn, vi khuẩn hình que... mà không cần dùng đến bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, thậm chí còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, tốt trong việc điều trị cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang. Ngoài ra, húng quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa, đặc biệt có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Trong vấn đề làm đẹp húng quế cũng có tác dụng tuyệt vời như: điều trị sâu răng và hơi thở có mùi, trị mụn, giảm đau đầu, chống trầm cảm.

Húng quế
Húng quế
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Rau xà lách

Xà lách là một loại rau thơm phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết những công dụng mà nó mang lại cho sức khỏe. Trong xà lách có chứa carbonhydrate, chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất, có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa,… Với hàm lượng maggiê cao, xà lách có tác dụng giúp hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não. Giống với một số loại rau khác, rau xà lách chứa một lượng khá nhiều beta-carotene, một trong những chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư, phòng tránh các bệnh tim mạch, thấp khớp. Bởi vậy rau xà lách được khuyến khích có trên thực đơn của những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thấp khớp.


Ngoài ra rau xà lách chứa nhiều sắt, axit folic, vitamin B9, những dưỡng chất này đặc biệt tốt và cần thiết cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Không chỉ có tác dụng trong việc chữa bệnh, rau xà lách còn là một loài rau được các chị em phái đẹp lựa chọn để làm đẹp, giúp da luôn căng mịn, tươi mát, giúp người sử dụng không có cảm giác thèm ăn và đói, thích hợp cho người giảm cân.

Xà lách
Xà lách
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Rau mùi (ngò rí, mùi ta)

Rau mùi được biết đến là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày như canh, nước xốt, trang trí món ăn. Không chỉ là một loại rau đơn thuần, rau mùi còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm...Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất tốt.Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp làm hạcholesterol trong máu, có khả năng giải độc các chất như chì hay thủy ngân.


Nước ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tinh dầu trong rau mùi (lá và hạt) có tác dụng gây hưng phấn tình dục, được dùng chữa trong các trường hợp suy yếu sinh lý, gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt. Bên cạnh đó, các lợi ích khác của rau mùi còn có điều hòa nồng độ insulin, giảm lượng cholesterol trong máu và và giảm đau đầu, cải thiện trí nhớ. Rau mùi phát huy công dụng mạnh nhất khi cho vào món trước khi ăn, tránh đun quá lâu dẫn đến việc nhiệt lượng trong đồ ăn làm giảm tác dụng của loại rau thơm này.

Rau mùi
Rau mùi
Ảnh minh họa- nguồn internet
Ảnh minh họa- nguồn internet

Hành lá

Hành lá là một trong các loại rau thơm phổ biến nhất. Có thể dễ dàng bắt gặp loại rau thơm này ở hầu hết các món ăn. Hành lá vừa dùng để trang trí, vừa để tăng mùi vị cho món ăn. Loại rau thơm này có tác dụng trị ho, tiêu đờm, sát trùng rất hiệu quả. Hơn nữa, hành lá cũng được xem như bài thuốc trị viêm, mụn nhọt.

Hành lá (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Hành lá (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Hành lá (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Hành lá (Ảnh minh họa - nguồn internet)

Lá đinh lăng

Thông thường ta biết đến cây đinh lăng chủ yếu ở bộ phận rễ của chúng trong việc phơi khô làm thuốc hoặc ngâm rượu, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng lá đinh lăng cũng có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Lá được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá,... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

Lá đinh lăng
Lá đinh lăng
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Rau ngổ

Mùi thơm của rau ngổ giúp cho các món như canh cá, chuối om,… có được hương vị đúng chuẩn. Không chỉ vậy, rau ngổ còn là gia vị không thể thiếu với món lòng, cháo lòng. Các dưỡng chất có trong loại rau thơm này giúp điều trị một số bệnh hiệu quả như tiểu đường, mỡ máu, đầy bụng, mất ngủ,…

Rau ngổ (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Rau ngổ (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Rau ngổ (Ảnh minh họa - nguồn internet)
Rau ngổ (Ảnh minh họa - nguồn internet)

Rau mùi tàu (ngò gai)

Theo Đông Y mùi tàu tính ấm, vị đắng, mùi thơm hắc, có tác dụng giảm đau, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi răng miệng hiệu quả. Rau mùi tàu cho nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C. Thường xuyên uống nước ngò gai sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu, rất tốt cho sức khỏe.

Mùi tàu
Mùi tàu
Ảnh minh họa- nguồn internet
Ảnh minh họa- nguồn internet

Rau răm

Cách dùng phổ biến nhất của rau răm chính là khử mùi tanh trong các món ăn được chế biến từ hải sản và cũng vô cùng nổi tiếng để ăn kèm cháo sườn hoặc trứng vịt lộn. Rau răm có vị cay, tính ấm, nếu dùng để làm thuốc chữa bệnh thường hái tươi tại vườn hoặc mua ở những phiên chợ sớm không qua chế biến. Đau bụng lạnh, mụn trĩ, tiêu hóa kém, bị rắn cắn,… có thể dùng rau răm làm thuốc chữa khá hiệu quả.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Rau dấp cá (diếp cá)

Diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau thơm hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn tạo cảm giác ngon miệng. Theo Đông y diếp cá có vị cay, hơi tanh, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Có thể có nhiều người rất ngại với vị tanh của loại rau này nhưng thực sự chúng có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị sốt cho trẻ, mụn nhọt, làm đẹp da, kinh nguyệt không đều, viêm phế quản,.

Rau dấp cá
Rau dấp cá
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Lá tía tô

Tía tô là một loại rau được dùng phổ biến bởi dễ trồng và có nhiều công dụng trong cả việc chữa bệnh, nấu ăn và làm đẹp. Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P. Từ thân, lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Tía tô là vị thuốc được Đông Y xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) nhóm do lạnh gây bệnh cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt, để trừ cảm mạo. Tía tô có tính ấm, vị cay. Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.

Lá tía tô
Lá tía tô
Ảnh minh họa- nguồn internet
Ảnh minh họa- nguồn internet

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?