Thực phẩm trong quá trình mua về không được bảo quản và chế biến đúng cách khi sử dụng có thể làm cho bạn bị ngộ độc. Nhẹ thì xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy,... còn nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Và dưới đây toplist xin liệt kê một số loại thực phẩm dù có chót mua về vẫn tuyệt đối không được ăn.
Bắp cải thối
Bắp cải là một trong những loại rau giàu khoáng và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Không bảo quản đúng cách hoặc do điều kiện thời tiết khiến bắp cải bị thối thì bạn không nên dùng nữa. Đây được xem là một trong những món ăn độc hại nhất các chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối không nên ăn, hãy vứt bỏ rau khi đã bị thối.
Bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi,… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Giá đỗ không có rễ
Khi mua giá đỗ bạn phải quan sát kỹ trước khi mua hàng. Những loại giá đỗ nhìn béo tròn, căng mọng, mũm mĩn mà không có rễ hoặc ngắn trông cực kì bắt mắt song lại cực nguy hiểm. Loại giá đỗ này được ngâm trong thuốc kích thích tăng trưởng nên gây ra rối loạn tiêu hóa, hệ thần kinh, sinh lí,...
Trong khi đó giá đỗ sạch không dùng kích thích thì trông "gầy hơn", không giòn dễ gãy như giá đỗ ngâm thuốc. Một mẹo nhỏ nữa để bạn phân biệt đó là giá đỗ sạch có phần lá phía trên hơi mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ thấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau. Việc tự làm giá đỗ tại nhà vừa an toàn còn cực kì đơn giản mà chẳng hề tốn nhiều thời gian, hãy xắn tay lên và vào bếp thôi nào.
Khoai tây mọc mầm
Khi vô tình mua phải khoai tây mầm thì đừng tiếc rẻ mà sử dụng nếu bạn không muốn trả giá đắt. Khoai tây còn dư không sử dụng hết, không được bảo quản đúng cách cũng dễ nảy mầm đặc biệt trong điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm như nước ta.
Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn,...Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alcaloit cũng như mức độ điều trị và hỗ trợ y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày, có người phải nằm viện. Vậy tốt nhất khi thấy khoai tây mọc mầm bạn không nên ăn nhé!
Mộc nhĩ tươi
Bạn có bao giờ thắc mắc khi chỉ thấy người bán hàng bán mộc nhĩ được sấy khô mà không thấy bán mộc nhĩ tươi bao giờ cả. Bởi mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin.
Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Khi có mộc nhĩ tươi sống trong vườn nhà thì đừng vội ăn nó, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Rau cải nấu chín để qua đêm
Chúng ta tiết kiệm thức ăn bằng cách cất thức ăn còn dư vào trong tủ lạnh hay tủ bảo quản. Nhưng bạn tuyệt đối không được áp dụng điều này với rau cải nấu chín để qua đêm nhé. Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat.
Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu oxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
Tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa trong vòng 2-3 giờ sau khi nấu.
Đậu xanh nấu không chín
Đậu xanh bên cạnh các thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2 B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu… Protein trong đậu xanh giúp làm giảm mức độ cholesterol trong máu, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Hạt đậu xanh là thức ăn hoàn hảo cho việc giảm cân vì chứa ít chất béo, giàu protein và chất xơ, giúp hạ thấp một mức độ cholesterol cao trong hệ thống máu. Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét…
Tuy nhiên, không chỉ đậu xanh mà các loại hạt đậu khác, nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín có thể gây ra một số nguy hại cho sức khỏe. Theo một số liệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị.
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
Cà chua xanh
Cà chua từ lâu đã là loại quả chẳng hề xa lạ với bất cứ ai. Cà chua xuất hiện thường xuyên trong căn bếp và các món ăn của mỗi gia đình Việt. Trong cà chua rất giàu vitamin A, C làm tăng cường thị lực đồng thời giúp phòng chống ung thư, làm sáng da. Đó là đối với cà chua đã chín, còn trong cà chua xanh có chứa chất độc Solanine.
Cà chua chưa chín sẽ gây ngộ độc khi chúng tiêu thụ chúng trực tiếp. Các dấu hiệu đầu tiên khi nhiễm độc là khó chịu dạ dày, buồn ngủ, thở nặng, tiêu chảy. Ở người trưởng thành, nếu tiêu thụ khoảng 200 miligram solanine sẽ gặp phải những trường hợp trên. Nếu tiêu thụ cao hơn mức này hệ thần kinh trung ương sẽ tổn thương, gây ra tình trạng chuột rút và tê liệt. Hoặc nếu mức tiêu thụ khoảng 400mg sẽ dẫn đến tử vong.
Trong một quả cà chua chưa chín có chứa 9-32 mg solanine. Nếu ở trường hợp nồng độ alkaloid cao thì tiêu thụ khoảng 620g cà chua xanh sẽ dẫn đến các dấu hiệu nhiễm độc như trên. Tuy nhiên, vị của solanine rất đắng và cay, con người chúng ta không thể vô tình ăn hết một lượng lớn như thế.
Ngoài ra, trong những trái cà chua bán chín chỉ có khoảng 2mg solanine trên 100gr cà chua. Đồng nghĩa với việc bạn phải tiêu thụ khoảng 10kg cà chua sống mới có khả năng gây nguy hiểm. Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm. Đừng dại dột mà ăn cà chua khi chúng còn xanh nhé.
Dưa muối chưa kỹ
Hương vị chua chua, giòn sần sật, ăn nhiều mà không bị ngán khiến nhiều người cảm thấy thích thú trước món ăn này. Dưa muối cung cấp các enzyme, lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch của hệ tiêu hóa đối với các loại vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.
Nhiều người vội vàng hoặc thích ăn dưa khi còn xanh và hăng cay nhưng trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao. Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể. Bạn không nên ăn quá nhiều và thường xuyên dưa muối vì nó có nguy cơ gây sỏi thận và cao huyết áp.
Gừng dập để lâu
Chúng ta thường có thói quen mua nhiều gừng một lúc sau đó cất trữ để dùng dần cho tiện lợi. Tuy nhiên gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít. Vì thế mà không nên mua nhiều gừng cùng một lúc nếu không bạn phải bảo quản gừng thật tốt để chúng không bị dập nát.
Chè bị mốc
Nếu như bạn bảo quản trà không đúng cách, chúng nó thể bị biến chất, hấp thụ hơi ẩm và sản sinh nấm mốc. Có nhiều người thích uống trà, "tiếc của" nên có thể sẽ không muốn đổ bỏ dù biết rằng chúng đã bị mốc.
Trà biến chất sẽ chứa rất nhiều chất độc hại và vi khuẩn, vì thế tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, trà sau khi pha xong, bạn nên uống ngay thay vì để quá lâu, trà sẽ bị biến chất, ô xy hóa, nhiễm khuẩn. Loại trà pha lâu không uống, bạn cũng nên đổ bỏ.
Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.