Trái cóc là thuộc một loại cây ăn quả, có lớp thịt dày, cứng và có vị chua ngọt, trái cóc có thể chữa trị rất nhiều bệnh và rất tốt cho sức khỏe. ... Trái cóc thuộc một loại cây thân gỗ được trồng ở vùng nhiệt đới, có thể ăn sống, cứng, giòn, có vị chua hoặc có thể làm nước ép. Và trong bài viết hôm nay toplist sẽ giới thiệu đến bạn các món ăn từ trái cóc ngon đốn tim tín đồ ăn vặt qua bài viết dưới đây.
Cóc non trộn thịt bò
Nguyên liệu:
- 100 g diềm thăn bò
- 200 g cóc non
- 1 củ hành tây
- 1 củ tỏi
- Gia vị gồm nước mắm, đường, ớt, tiêu xay
Cách làm:
- Ướp bò với dầu ăn, nước mắm, tiêu trong 15 phút cho thấm. Phi thơm dầu ăn với tỏi băm, cho thịt bò vào đảo nhanh. Thịt gần chín cho hành tây cắt múi cau vào xào chín
- Cóc non trộn cùng nước mắm, đường, ớt để 15 phút cho thấm
- Trộn đều cóc và thịt bò xào. Dùng ngay sau khi trộn để cóc vẫn giữ độ giòn nhé.
Cóc xí muội
Nguyên liệu:
- Trái cóc non
- Đường trắng và gia vị gồm bột xí muội (có thể dùng ô mai xí muội), ớt bột.
Cách làm:
- Gọt vỏ, rửa sạch cóc rồi cắt tỉa tùy thích.
- Cho muối vào nước rồi ngâm cóc cho hết nhớt rồi vớt ra rửa sạch.
- Ướp cóc với đường, xóc đều.
- Tách nước đường và cóc riêng ra, cho thêm xí muội vào cóc rồi trộn đều lên.
- Cho cóc đã trộn đều vào lọ thủy tinh sạch, cất tủ lạnh ăn dần.
Cóc dầm bò khô
Nguyên liệu:
- 400 gram cóc non
- 40 gram thịt khô bò sợi
- 5 gram ớt hiểm
- 5 gram đậu phộng
- 1 muỗng canh muối Tây Ninh
- 1 muỗng canh ớt bột
- 1 muỗng canh đường trắng
- 2 muỗng canh nước mắm
Cách làm:
- Cóc non mua về đem gọt vỏ rồi dùng nước rửa sạch nhựa, sau đó cắt đôi hoặc cắt làm bốn. Lưu ý, không cắt quá nhỏ, cóc khi thành phẩm sẽ mất đi độ giòn đặc trưng.
- Chuẩn bị một tô nước đá, cho cóc đã sơ chế vào ngâm khoảng 30 phút. Cách này giúp cóc bớt chua và giòn hơn rất nhiều. Vì cóc non có độ chua vừa phải nên bạn không cần cho thêm muối hay đường vào trong nước ngâm. Tuy nhiên, với những bạn có khả năng ăn chua kém thì vẫn có thể cho thêm ít đường nhé.
- Đủ thời gian, vớt cóc ra ngoài và để ráo. Sau đó cho vào tô và trộn đều cùng 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh ớt bột, 2 muỗng canh nước mắm, 5 gram lát ớt hiểm. Dùng tay trộn đều và để yên khoảng 5 phút cho cóc thấm gia vị.
- Tiếp theo, cho khô bò sợi và đậu phộng vào, trộn đều thêm lần nữa là có thể thưởng thức. Để hấp dẫn hơn, bạn nên thêm thắt ít rau răm. Cóc dầm trộn khô bò chua chua cay cay, kích thích vị giác vô cùng.
Bạch tuộc lắc cóc non
Nguyên liệu:
- Bạch tuộc 500 gr
- Cóc non 200 gr
- Tép sấy 70 gr
- Ớt bột 1 muỗng canh
- Gừng 1 củ
- Lá ổi 20 gr
- Hành tím 3 củ
- Ngò gai 10 gr
- Dưa leo 2 trái
- Gia vị: Hạt nêm, muối, nước mắm, đường thốt nốt, tiêu,...
- Dụng cụ: nồi, tô, chén, dao,...
Cách làm:
- Sơ chế nguyên liệu: Bạch tuộc rửa sạch, để ráo. Cóc non bạn gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Hành tím gọt vỏ, cắt lát. Ngò gai rửa sạch cắt nhỏ.
- Làm nước mắm: Bạn bắc nồi lên bếp, cho 350 gr đường thốt nốt vào, thêm 200 ml nước mắm, nấu cho tan đường ở lửa nhỏ sau đó để nguội. Khi nước mắm đã nguội bạn đổ vào tô thêm 1 muỗng canh ớt bột, 3 củ hành tím, 2 trái ớt cắt lát, 1 muỗng cà phê tiêu xay, đảo đều.
- Luộc bạch tuộc: Bạn bắc nồi lên bếp, thêm 1 ít lá ổi, 3 lát gừng, 1 lít nước sôi, 3 muỗng canh nước me, thêm bạch tuộc vào luộc 7 phút. Sau khi bạch tuộc đã chín, bạn vớt ra để ráo sau đó cắt miếng vừa ăn
- Trộn bạch tuộc: Bạn cho bạch tuộc vào tô, thêm cóc non, 1 ít tép sấy, ngò gai, nước mắm đã pha. Sau đó bạn lắc đều cho các nguyên liệu thấm gia vị. Cho ra đĩa và thưởng thức thôi.
Cóc non ngâm chua ngọt
Nguyên liệu:
- Cóc non: 1 kg
- Đường vàng: 100 gr
- Đường trắng hoặc đường phèn: 300- 400 gr
- Nước lọc: 800 ml
- Muối, ớt tươi
- Lọ đựng.
Cách làm:
- Cóc non chọn quả tươi ngon, trái nhỏ vừa.
- Cóc bào bỏ vỏ, ngâm vào thau nước muối. Làm lần lượt cho đến hết. Rửa lại cho sạch, ngâm vào thau nước muối mặn 4-5 tiếng cho ra chất chua.
- Nấu 800 ml nước với 100 gr đường vàng và 300-400 gr đường trắng, thêm xíu muối. Nấu sôi để thật nguội.
- Cóc non sau khi ngâm vài tiếng, rửa lại vài lần với nước, để ráo.
- Cho cóc non vào lọ sạch, thêm vài trái ớt. Cho nước ngâm vào ngập mặt. Đậy kín nắp, để ngoài 2-3 tiếng sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. 1-2 ngày sau là ăn được.
Gỏi cóc xanh
Nguyên liệu:
- 2 trái cóc xanh
- 1/2 chén ruốc sấy
- Lá quế
- Hành phi
- Tỏi phi
- Mè rang (vừng)
- Chanh
Cách làm:
- Bước 1: Cóc gọt vỏ thái lát mỏng rồi thái thành sợi nhỏ. Hoặc bào mỏng tuỳ thích.
- Bước 2: Ruốc rang thơm với chút đường rồi trộn chung với hành phi. Cho cóc, hành ruốc, tỏi phi, lá quế vào tô, thêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước chanh, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng muối tôm.
- Bước 3: Trộn đều lên. Cho gỏi ra đĩa, thêm mè rang lên mặt.
- Thành phẩm: Cóc giòn, vị chua ngọt, ăn với ruốc hành thơm, là một trong những món ăn chơi, khai vị hấp dẫn.
Ô mai cóc
Nguyên liệu:
- 500g quả cóc tươi
- 250 đường kính trắng
- 100g gừng tươi: Loại gừng ta, củ nhỏ, có mùi thơm đậm.
- Muối: 2 thìa cà phê.
Cách làm:
- Bước 1: Gọt vỏ cóc và tách múi nhỏ vừa ăn. Sau đó pha nước với 1 thìa cà phê muối và để cóc vào ngâm trong 2 tiếng để cóc bớt chua, sau đó có thể ngâm với nước vôi trong để cóc thêm giòn và giai. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, sau đó đem phơi cóc 1 nắng rồi rửa lại cho sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Gừng ta đem về rửa sạch rồi giã nát.
- Bước 3: Ướp cóc với đường, 1 thìa muối còn lại. Để 3-4 tiếng cho đường tan hết.
- Bước 4: Lấy chảo lớn để xào cóc với đường thêm một chút nước lạnh và đun sôi. Vặn lửa nhỏ và đảo đều tay tới khi cóc quánh lại thì cho gừng vào, nhanh tay đảo thật đều cho gừng bám đều vào cóc nhé. Sau đó ta tiếp tục đun tới khi nào cạn hết nước thì tắt bếp.
- Bước 5: Trút ra đĩa cho nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh.
Chân gà sốt thái cóc non
Nguyên liệu:
- 300 gram cóc non
- 700 gram chân gà
- 5 lá chanh
- 5 cây sả
- 3 tép tỏi
- 1 củ hành khô
- 400 ml nước cốt me
- 2 thìa cafe mì chính
- 2 thìa canh đường
- 2 thìa cafe ớt bột
- 1 thìa canh nước mắm
- 2 thìa cafe bột năng
- 1 thìa cafe bột canh
Cách làm:
- Chân gà rửa sạch, cắt móng, chặt đôi, đun sôi 1 nồi nước,cho chân gà vào luộc trong 10p đến khi chân gà chín thì vớt ra âu nước lạnh,cóc non gọt vỏ, cắt đôi quả.
- Sả cắt gốc rửa sạch, thái thành từng khúc dài 0,5cm, lá chanh rửa sạch thái sợi, hành tỏi bóc vỏ, cho sả, tỏi, hành khô vào máy xay nhỏ
- Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng cho hỗn hợp vừa xay vào xào thơm, đổ nước cốt me vào, thêm mì chính, ớt bột, đường, nước mắm, bột canh vào đảo đều, đun đến khi sốt cạn bớt nước, hòa bột năng với 2 thìa canh nước cho tan sau đó đổ vào chảo sốt khuấy đều đến khi sốt sôi và sệt lại thì tắt bếp để nguội
- Cho chân gà, cóc, lá chanh vào bát to, cho sốt vào rồi đeo bao tay trộn đều, để 20p hút cho ngấm sốt rồi thưởng thức thôi.
Cóc dầm muối ớt
Nguyên liệu:
- Cóc non
- Đường
- Bột canh
- Ớt bột hàn quốc
Cách làm:
- Cóc rửa sạch, gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn, cho vào tô
- Cho vào 4 thìa đường, 3 thìa bột canh, 1 thìa ớt bột hàn quốc.
- Trộn đều nguyên liệu, nhẹ tay trộn và khi đường và bột canh bám đều lên miếng cóc là bạn có thể thưởng thức.
Nộm cóc xanh tôm khô
Nguyên liệu:
- 5 - 6 quả cóc xanh, loại lớn
- 1 nhúm tôm khô
- Rau răm, ớt bột, đường, nước mắm, tỏi, muối
- Ruốc (thịt chà bông), lạc rang chín.
Cách làm:
- Bước 1: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, ngâm vào âu nước muối pha loãng để cóc ra bớt mủ, sau đó rửa lại cho thật sạch, để ráo.
- Bước 2: Tôm khô ngâm nở, rửa lại cho thật sạch, dùng cối giã thô. Đun nóng một ít dầu ăn, phi tỏi thơm, cho tôm vào xào khoảng từ 2 đến 3 phút, nêm vào một ít nước mắm, để nguội.
- Bước 3: Dùng dụng cụ bào, bào cóc thành từng lát mỏng tròn, hoặc bào sợi. Rau răm rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
- Bước 4: Cho cóc đã bào vào âu sạch, thêm tôm khô. Pha khoảng hai thìa nhỏ nước mắm với hai thìa nhỏ đường, hòa cho đường tan, thêm ớt bột.
- Bước 5: Trộn bát nước mắm vào âu cóc, khi dùng bên trên rắc lạc rang, ruốc thịt và rau răm. Trộn đều lên, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, dùng kèm với bánh đa nướng.