Top 10 Lỗi giao thông nhỏ nhưng bị phạt nặng mà bạn nên biết

Khi tham gia giao thông, nhiều bạn có thể do vô ý hoặc không biết mà mắc phải những lỗi rất nhỏ nhưng thực tế thì mức phạt lại rất cao. Dưới đây toplist giới thiệu một số lỗi vi phạm nhỏ mà có mức xử phạt khá cao để các bạn chú ý hơn khi tham gia giao thông.

Không thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn khi xe đang chạy.

Tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định 100, Chính phủ không chỉ quy định xử phạt đối với tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường (điểm p), mà còn xử phạt tài xế trong trường hợp: Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm q). Mức phạt đối với tài xế trong cả 02 trường hợp nêu trên là 800.000 - 1.000.000 đồng. Thực tế, đây không phải quy định mới, tại khoản 7 Điều 80 Nghị định 46 trước đây cũng quy định từ năm 2018, trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) thì tài xế cũng bị xử phạt, tuy nhiên mức phạt rất thấp chỉ từ 100.000 - 200.000 đồng.

Không thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn khi xe đang chạy.
Không thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn khi xe đang chạy.
Bạn có thể bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Bạn có thể bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Bấm còi trong khu đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 thì "Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định".

Bấm còi trong khu đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau
Bấm còi trong khu đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau
Bạn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Bạn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Không đi đúng vạch kẻ đường

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong Nghị định 100 với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định như sau: Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng . Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Không đi đúng vạch kẻ đường
Không đi đúng vạch kẻ đường
Bạn có thể bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng
Bạn có thể bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng

Không bật đèn xe đúng giờ

Tại điểm C, khoản 2, điều 6, nghị định 46, quy định xe máy không bật đèn từ 19 giờ hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau bị phạt từ 80.000 đến 100.000 đồng. Còn tại điểm g, khoản 3, điều 5, nghị định 46 quy định xe ôtô không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Khi có sương mù phải bật đèn xe
Khi có sương mù phải bật đèn xe
Bạn có thể bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Bạn có thể bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Dùng điện thoại di động khi điều khiển xe

Theo điểm 0, khoản 3, điều 6, nghị định 46, người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng. Kể từ nghị định 46 trở đi, hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe ôtô cũng bị xử phạt. Cụ thể, tại điểm l, khoản 3, điều 5 quy định dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ôtô chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Vừa đi xe vừa nghe điện thoại
Vừa đi xe vừa nghe điện thoại
Khi đang điều khiển xe ôtô chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Khi đang điều khiển xe ôtô chạy trên đường bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm

Theo quy định tại điểm d, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết”. Về chế tài xử lý: Theo quy định tại điểm đ, Điều 5, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với hành vi: “Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định”.

Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm
Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm
Bạn có thể bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng
Bạn có thể bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng

Không gạt chân chống khi chạy xe

Nhiều người khi đi xe máy thường quên gạt chân chống lên. Đây thực tế là một hành vi rất nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện và cả những phương tiện khác nhất là khi bạn chuyển hướng tại giao lộ. Nhận thức được tính nguy hiểm cao của hành vi này nên nghị định 46 quy định phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Hành vi không gạt chân chống khi chạy xe bị phạt khá nặng
Hành vi không gạt chân chống khi chạy xe bị phạt khá nặng
Bạn có thể phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng
Bạn có thể phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

Vượt đèn vàng

Hiện nay, có nhiều người vẫn chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về vấn đề vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng. Tại điểm c, khoản 4, điều 6, nghị định 46 quy định về hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Mà tại điều 10, luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường". Chính vì vậy, hành vi vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng đều bị xử phạt. Đối với xe ôtô là từ 1 triệu 2 đến 2 triệu đồng và xe máy là từ 300.000 đến 400.000 đồng. Ngoài ra, xe ôtô và xe máy còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông).

Vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ
Vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ
Đối với xe ôtô là từ 1 triệu 2 đến 2 triệu đồng và xe máy là từ 300.000 đến 400.000 đồng
Đối với xe ôtô là từ 1 triệu 2 đến 2 triệu đồng và xe máy là từ 300.000 đến 400.000 đồng

Không giữ đúng cự ly tối thiểu với xe phía trước

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12, Luật giao thông đường bộ năm 2008 về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe thì: Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Cụ thể: Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự có hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Không giữ đúng cự ly tối thiểu với xe phía trước
Không giữ đúng cự ly tối thiểu với xe phía trước
Bạn có thể bị bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Bạn có thể bị bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Nhiều bạn khi tham gia giao thông trên đường, nhất là giới học sinh, sinh viên và văn phòng thường có thói quen đeo tai nghe để giải tỏa stress trong thời gian chờ giải tỏa ùn tắc giao thông. Đây thực ra là một hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân bạn vì khi đeo tai phone bạn không nghe được hiệu lệnh còi của CSGT và tiếng còi từ những phương tiện khác. Theo điểm 0, khoản 3, điều 6 nghị định 46/2016/NĐ - CP, phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Trường hợp vi phạm mà gây ra tai nạn giao thông thì còn bị tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 02 đến 04 tháng.

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt
Đeo tai nghe khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt
Bạn có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Bạn có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?