Sưng nướu răng gây khó chịu, đau đớn, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo viêm nướu, nhiễm trùng nướu, thiếu vitamin… Cùng Toplist tìm hiểu những lưu ý quan trọng nhất về sưng nướu chân răng nhé!
Những điều cần tránh khi điều trị sưng nướu chân răng
Bên cạnh tuân theo các chỉ dẫn của nha sĩ, khi bị sưng nướu răng, người bệnh cần tránh các vấn đề sau đây:
- Tránh các yếu tố gây kích ứng: Không nên tiếp tục sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng gây kích ứng miệng. Nếu bạn thấy mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với kem đánh răng, hãy ngừng sử dụng và quay lại với loại kem đánh răng quen thuộc mà không gây ra vấn đề gì. Nước súc miệng có cồn cũng có thể gây kích ứng, vì vậy hãy tránh sử dụng những loại nước này nếu bạn đang bị sưng nướu.
- Không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Vì cả hai sản phẩm này đều gây kích ứng nướu của bạn và có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không xem nhẹ vấn đề sưng nướu răng vì tình trạng này có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nếu tình trạng sưng tấy vẫn tiếp diễn, hãy đi khám răng ngày để đảm bảo rằng tình trạng kích ứng không phải là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Sưng nướu răng nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị sưng nướu chân răng, người bệnh nên tăng cường các thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng làm sạch khoang miệng và tăng khả năng tiết nước bọt làm sạch răng và nướu. Vì vậy, người bị sưng nướu răng nên ăn các loại rau củ quả giàu chất xơ như bông cải, cà rốt, súp lơ...
- Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường đề kháng của cơ thể, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, người bệnh nên ăn nhiều loại trái cây như cam, quýt, bưởi...
- Thực phẩm chứa axit lactic: Loại thực phẩm này có tác dụng giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, ức chế vi khuẩn. Vì thế, khi nướu răng bị sưng, nên ăn thực phẩm giàu axit lactic như như sữa chua, bánh mì…
- Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng rất tốt nên chỉ cần súc miệng và uống nước mật ong mỗi ngày sẽ giúp tình trạng sưng nướu cải thiện nhanh chóng.
- Nước chanh: Sưng nướu răng nên dùng nước chanh súc miệng để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, giúp hạn chế làm sưng nướu răng tiến triển nặng hơn.
- Gừng, tỏi: Hai loại gia vị này có công dụng sát trùng, chống viêm nhiễm. Vì thế, người bệnh nên giã nát tỏi hoặc gừng cho ra nước và đắp lên vùng nướu sưng viêm giúp giảm đau, giảm sưng.
- Trà xanh: Trà xanh rất tốt cho người bị sưng nướu răng vì tinh chất kháng viêm giúp giảm đau do sưng nướu răng rất tốt, ngăn ngừa vi khuẩn viêm nướu răng.
Sưng nướu răng nên kiêng gì?
Để không làm tăng tình trạng viêm nướu răng, sưng nướu răng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần kiêng cữ các loại thức ăn sau:
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và acit: Những loại thực phẩm này là nguyên nhân gây ra mảng bám làm viêm nướu răng nặng hơn, acit sẽ làm viêm nướu bỏng rát và dễ lây sang những vùng khác hơn. Vì thế, người bệnh cần tránh những thực phẩm này, cụ thể là kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, soda, các loại thức ăn chế biến sẵn…
- Các chất kích thích: Bia, rượu, cà phê... sẽ làm tăng tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt sẽ khiến vi khuẩn không được rửa trôi, từ đó khiến viêm nướu răng, sưng nướu răng nặng thêm.
- Thực phẩm cay, nóng, lạnh: Những thực phẩm như tương ớt, hạt tiêu, đá lạnh, nước nóng,… dễ gây kích ứng khiến nướu sưng thêm.
- Các loại thịt có sợi dài, dai: Những loại thịt như thịt gà, thịt trâu bò…cũng cần kiêng khi bị sưng nướu răng vì chúng thường giắt vào các kẽ răng, khi lấy ra dễ làm nướu bị sưng, chảy máu sẽ khiến viêm nướu nặng hơn.
Cách trị sưng nướu chân răng tại nhà
Trong trường hợp mức độ sưng nướu răng nhẹ và không có mủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị sưng nướu răng tại nhà bằng các cách đơn giản như đánh răng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám, súc miệng bằng nước muối, uống nhiều nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trị sưng nướu răng tại nhà đơn giản bằng cách chườm lạnh, sử dụng lá húng quế, gừng, cam thảo.
Trị sưng nướu răng bằng cách chườm lạnh: Một trong những phương pháp làm giảm sưng nướu răng chính là chườm lạnh, đặc biệt là với những người bị sưng lớn gây sốt và sưng cả tổ chức niêm mạc trong má khi bị mọc răng khôn. Chườm lạnh không những giúp làm co các mô mà còn làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác tại khu vực tổn thương. Do đó, chườm lạnh phát huy tốt công dụng giảm đau, ngăn chặn tình trạng sưng viêm phát triển.
Trị sưng nướu răng trong cùng bằng cách sử dụng lá húng quế: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá húng quế. Sau đó, đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo, cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng nướu răng bị sưng rồi sức miệng sạch sẽ bằng nước muối sau khoảng 1 phút là sẽ thấy hiệu quả.
Chữa sưng nướu răng bằng gừng: Bạn cần chuẩn bị 1 ít gừng đem rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó, đem bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Khi bị sưng nướu răng, chỉ cần lấy ra 1 ít bột gừng trộn với 2 – 3 hạt muối và 1 ít nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt rồi bôi trực tiếp lên vùng nướu răng bị sưng mỗi ngày 2 lần để thấy hiệu quả.
Trị sưng nướu răng bằng cam thảo: Bạn cần chuẩn bị khoảng vài ba lát cam thảo tươi. Sau đó, ngậm cam thảo trong miệng rồi nhai từ từ cho ra nước. Phần nước có thể nuốt còn phần bã thì nhổ bỏ đi.
Nguyên nhân gây sưng nướu chân răng
Học viện Nha chu Hoa Kỳ cho rằng nguyên nhân hàng đầu gây ra sưng nướu là mảng bám. Tuy nhiên, các yếu tố khác, chẳng hạn như căng thẳng, thiếu chất, béo phì, sử dụng thuốc lá cũng có thể góp phần gây ra vấn đề này hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, người trên 65 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khác có thể gây ra tình trạng sưng nướu của bạn:
- Viêm nướu: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới tình trạng nướu răng bị sưng. Các nha sĩ cho biết viêm nướu thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đủ sạch khiến mảng bám tích tụ giữa nướu và răng. Khi những mảng bám không được vệ sinh sạch dẫn tới sưng nướu.
- Nướu bị sưng do mang thai: Sưng nướu răng có thể xảy ra trong thai kỳ do mức độ hormone trong cơ thể thay đổi. Sự thay đổi này làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu dễ bị kích thích và sưng hơn.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là vitamin B và C cũng dẫn tới tình trạng sưng và chảy máu nướu răng.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nướu răng bị sưng. Trong đó, bệnh Herpes ở miệng, nấm miệng và sâu răng là yếu tố chủ yếu dẫn tới sưng nướu răng.
- Mọc răng khôn: Mọc răng khôn là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng sưng nướu răng trong cùng hoặc sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Trong vùng răng khôn, mô nướu thường dày và cứng nên khi răng khôn mọc trồi lên, vụn thức ăn bị mắc kẹt trong phần nướu bị tách ở vị trí trong cùng và sẽ bị sưng đỏ kèm theo dấu hiệu là những cơn đau âm ỉ, nhức nhối.
Bên cạnh những nguyên nhân gây sưng nướu răng phổ biến kể trên, tình trạng sưng nướu răng có thể do một số nguyên nhân khác như răng giả gây kích ứng nướu, tác dụng phụ của một số loại thuốc, mắc bệnh tiểu đường, mắc viêm nha chu.
Điều trị sưng nướu chân răng bằng các thủ thuật y tế
Với những trường hợp nướu răng bị sưng hơn 2 tuần mà không đỡ, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế hoặc các trung tâm nha khoa uy tín. Các nha sĩ tùy vào tình trạng của từng người bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu khi cần thiết.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng nướu răng, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng để ngăn ngừa và giảm mảng bám. Người bệnh cũng có thể cần dùng kháng sinh để điều trị sưng nướu răng.
Bên cạnh đó, sưng nướu răng có thể điều trị bằng cách cạo cao răng và làm sạch chân răng. Cụ thể, các nha sĩ sẽ làm sạch mảng bám và cao răng để phần nướu khỏe có thể phục hồi. Nếu bị viêm nướu nặng, người bệnh có thể cần phẫu thuật....
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí sưng nướu răng, các nha sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, cách trị sưng nướu răng trong cùng thường phức tạp hơn so với sưng nướu răng ở các răng còn lại.
Một số cách trị sưng nướu răng trong cùng:
- Cắt lợi trùm răng khôn: Với trường hợp răng khôn có xu hướng mọc thẳng trên cung hàm thì nha sĩ sẽ cân nhắc việc cắt bỏ lợi trùm để răng có thể mọc bình thường và trị chứng nướu răng bị sưng. Sau khi cắt lợi trùm, người bệnh có thể uống thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt hoặc một số loại thuốc hỗ trợ sức khỏe toàn thân khác.
- Nhổ bỏ răng khôn: Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay bị sâu…các nha sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Giải pháp này không những khắc phục được triệu chứng sưng nướu răng mà còn tránh gây ảnh hưởng đến những chiếc răng kế cạnh về sau.
Những điều nên làm khi điều trị sưng nướu chân răng
Để điều trị nướu răng bị sưng hiệu quả cao nhất và nhanh nhất, người bệnh nên thực hiện những chỉ dẫn dưới đây:
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên: Nếu nướu bị sưng là do viêm nướu, biện pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề này là giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn thức ăn mềm: Tăng lượng trái cây và rau quả của bạn, đồng thời tránh sử dụng nước ngọt và đồ uống có chứa caffein trong một khoảng thời gian nhất định.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý: Muối giúp giảm sưng nướu răng và làm dịu cơn đau do nướu răng gây ra.
- Uống thuốc chống viêm. Dùng thuốc chống viêm không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, có thể giúp giảm sưng nướu, cũng như giúp giảm đau và ê buốt. Tuy nhiên, khi uống thuốc, tốt nhất cần có sự tư vấn của nha sĩ và thầy thuốc.
- Khi điều trị sưng nướu răng tại nhà không đỡ, người bệnh cần tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sưng nướu chân răng là bệnh gì?
Sưng nướu chân răng là bệnh lý về các tổ chức quanh răng bị sưng tấy, viêm nhiễm. Về lâu dài sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng và dẫn tới việc răng lung lay, gãy răng hàng loạt. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi ngay cả với bé 1 - 2 tuổi đều bị.
Có thể nhận biết sưng nướu chân răng bằng những dấu hiệu sau:
- Nướu bị sưng đỏ, sờ vào thấy đau.
- Bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn thức ăn giòn hoặc cứng.
- Phần nướu bị tách khỏi răng, có thể có mủ.
- Răng lung lay nhẹ.
- Hơi thở có mùi.