Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Trình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bị hư hại, tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những lưu ý quan trọng nhất về bệnh này nhé!

Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh thoái hóa khớp xương thì chế độ ăn uống cũng được xem là một yếu tố quyết định khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh. Thực tế, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, kể cả người khỏe mạnh hay đau bệnh. Vậy thoái hóa xương khớp nên ăn gì để hồi phục sức khỏe tốt hơn? Để được lý giải tường tận, bạn đọc đừng bỏ lỡ những gợi ý sau đây nhé:


Bổ sung nhiều loại rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây là một trong những nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và cải thiện những tổn thương của tế bào. Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày, mọi người nên dùng nhiều rau và hoa quả. Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa khá giàu có ở các loại thực phẩm như dâu tây, táo, hẹ tây, hành tây,...


Cung cấp đủ Vitamin C và vitamin D
Nhìn chung, hầu hết các loại vitamin đều có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với những đối tượng gặp vấn đề về xương khớp thì cần phải tăng cường thêm những nhóm vitamin tốt cho xương. Trong đó, vitamin C có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản sinh collagen và mô liên kết nhằm giúp khớp xương trở nên linh hoạt, chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, các nguồn thực phẩm giàu vitamin C cũng khá dễ tìm thấy ở những loại trái cây, rau củ như ớt đỏ, bắp cải, dâu tây, cam, quýt, bưởi, bông cải xanh,...


Ngoài ra, nhóm vitamin D cũng rất cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe cũng như cải thiện các triệu chứng đau nhức ở khớp xương, Theo bác sĩ, mỗi ngày nên bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin D thấp hơn hoặc bằng 25 μg thông qua các loại thức ăn. Ngoài ra, cơ thể cũng được hấp thu vitamin D nếu tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng sớm.


Bổ sung Omega 3
Với thắc mắc thoái hóa xương khớp nên ăn gì thì các loại thực phẩm giàu Omega 3 cũng là một gợi ý. Thực tế, một vài nghiên cứu cho thấy, tình trạng khớp xương bị tê cứng hoặc đau nhức ở buổi sáng có thể cải thiện nhờ Omega 3. Đồng thời, Omega 3 cũng là một dạng chất béo có lợi cho sức khỏe với công dụng ngăn ngừa sự sản sinh của những loại Enzyme và Cytokine. Trong khi đó, hai loại chất này chính là tác nhân khiến sụn khớp bị phá vỡ và gây viêm. Mặt khác, nguồn dưỡng chất này thường dễ tìm thấy ở những loại cá béo như cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá hồi và cá thu.


Dầu oliu
Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu có nguồn gốc từ mỡ động vật. Mặt khác, trong dầu oliu có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Oleocanthal có tác dụng ức chế những hợp chất gây hại cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Do đó, mọi người nên ưu tiên sử dụng dầu oliu trong chế độ ăn uống của mình.


Hạnh nhân và óc chó
Hạnh nhân và óc chó được biết đến là những loại hạt có chứa chất béo đơn thể lành mạnh với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hai loại hạt này rất giàu Magie, một loại nguyên tố vi lượng cần tăng cường bổ sung cho cơ thể khớp xương chắc khỏe. Ngoài ra, chúng cũng là nguồn thực phẩm có khả năng bảo vệ, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.

Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.


Các phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp là:

  • Chụp X-Quang
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Nội soi khớp
  • Siêu âm khớp…

Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thường được áp dụng trong y khoa là dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều trị bằng tế bào gốc,… Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh, duy trì và phục hồi chức năng của khớp, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế có thể xảy ra.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Các giai đoạn thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường trải qua gồm 4 giai đoạn phát triển bệnh:


Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

Thoái hóa khớp thường bắt đầu ở đầu gối, sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Giai đoạn này, người bị thoái hóa khớp gối thường không cảm thấy bị đau nhức, chưa thấy triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường, chỉ những trường hợp hoạt động quá nhiều, đứng lên ngồi xuống liên tục thì mới cảm thấy khớp gối hơi đau. Nếu chụp X-quang thì vẫn chưa phát hiện ra sự bất thường ở khớp.


Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Đến giai đoạn 2, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng đau của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, giai đoạn này, bệnh chỉ mới tiến triển ở mức độ nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường nên vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng lớp sụn và bôi trơn ở khớp. Vì vậy, hoạt động của khớp vẫn bình thường. Tuy nhiên, với những người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn này sẽ hình thành các gai xương nhỏ nên khi vận động các gai xương này sẽ chạm vào các mô trong khớp nên cảm nhận đau mỏi khi vận động nhiều. Người bệnh có cảm nhận các khớp xương của mình bị cứng, đau nhức khi trời lạnh hoặc khi ngủ dậy. Ở giai đoạn này khi chụp X-quang khớp đầu gối sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn đi, hình ảnh gai xương và khe khớp hẹp đi.


Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét

Giai đoạn này, những tổn thương của sụn khớp đã bắt đầu phát triển, hình ảnh X-quang sẽ cho thấy khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương kích thước vừa, lớp sụn khớp bị bào mòn nhiều, xương dưới sụn thậm chí bị biến dạng bề mặt khớp. Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, quỳ, leo cầu thang… Thoái hóa khớp phát triển, sụn khớp tiếp tục bị bào mòn và vỡ ra, xương phát triển dày lên ra bên ngoài, thành cục. Các mô khớp sẽ bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, gây sưng, gọi là viêm bao hoạt dịch.

Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

Đây là giai đoạn bệnh nhân viêm khớp ở giai đoạn nặng và nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng bệnh xuất hiện rõ ràng. Hình ảnh X-quang cho thấy khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại rất ít, chất nhầy xung quanh khớp bị giảm dần. Người bệnh bị cứng khớp, viêm, đau nhức, di chuyển khó khăn.

Các giai đoạn của thoái hóa khớp
Các giai đoạn của thoái hóa khớp
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?

Đồ ăn nhiều đường

Thực phẩm giàu đường như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan… có thể thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn và khiến các khớp xương của bạn bị suy yếu đi.

Thật khó để ngay lập tức từ chối sự hấp dẫn từ những miếng bánh ngọt ngào, nhưng để bảo vệ xương khớp chắc khỏe, bạn nên thay đổi dần thói quen ăn đồ nhiều đường của mình. Bạn hãy thay thế đường bằng vị ngọt tự nhiên, chẳng hạn sirô trái cây hoặc mật ong – Chúng sẽ giúp xoa dịu cơn thèm ngọt của bạn mà không phát sinh các triệu chứng của bệnh viêm khớp.


Đồ ăn nhiều muối hại khớp
Muối là gia vị chính trong mỗi bữa ăn, thế nhưng hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bạn bị sưng lên do bị tích nước. Vậy nên, muối chính là thực phẩm tiếp theo trong danh sách thoai hoa khop goi khong nen an gi mà bạn cần hết sức lưu tâm.

Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng tối đa 6gram muối/ 1 ngày tức là khoảng một muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc viêm khớp, tiêu thụ muối ít hơn lượng này sẽ tốt hơn.Để cắt giảm hàm lượng natri hàng ngày, bạn có thể thay thế muối bằng một số loại gia vị có hương vỏ chanh bào hoặc tiêu đen… Các loại hương vị mới này vừa giúp thức ăn thơm ngon vừa kiểm soát lượng natri thiết yếu cho mọi hoạt động sống.


Đồ chiên
Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chỉ ra rằng: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Những loại dầu thường dùng để chiên đồ ăn có thể làm gia tăng Cholesterol trong cơ thể. Trong khi đó, một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học FASEB cho biết: Hàm lượng Cholesterol cao có thể dẫn đến viêm khớp do các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần.
Do đó, dù thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì đi nữa thì nhất định bạn nên hạn chế tối đa đồ chiên. Chúng ta có thể dùng dầu thực vật như dầu oliu và bơ thực vật để thay thế cho dầu ăn thông thường khi chế biến các món chiên xào sẽ giúp giảm cholesterol rất hiệu quả. Tóm lại, khi bị thoái hóa khớp thì món canh, luộc, hấp nên được ưu tiên hơn các món chiên và xào.


Bơ sữa
Sữa động vật và các sản phẩm từ bơ sữa động vật “đánh thức” phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu làm tăng cảm giác đau ở những người đang bị đau xương khớp. Hơn thế nữa, nhóm thực phẩm này còn gây tăng huyết áp, tích mỡ trong máu và tiểu đường Type 2.
Tuy nhiên, trước khi đổi sữa động vật bằng một loại sữa nào khác, các bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm mình chọn có chứa Carrageenan hay không? Nếu có thì nên hạn chế dùng bởi vì chất phụ gia thường được dùng cho các chế phẩm bơ sữa này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm suy yếu sức khỏe đường ruột.


Đồ ăn nhiều Axit béo Omega – 6
Không phải chất béo không bão hòa nào cũng tốt cho hệ xương khớp đâu các bạn nhé! Một công bố của Trường Y Harvard cho hay, Omega – 6 có thể làm gia tăng mức độ viêm trong cơ thể và khiến cơn đau khớp nặng hơn. Vì vậy, các bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega - 6 như lòng đỏ trứng và thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa...


Đồ ăn từ bột tinh chế
Các sản phẩm từ bột tinh chế như bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói cũng là tác nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể thổi bùng lên cơn đau viêm khớp. Để giảm thiểu cơn đau do bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp gây ra, các bạn nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho thực phẩm chế biến từ bột tinh chế. Tuy nhiên, hãy nhớ loại bỏ ngũ cốc nguyên hạt chứa chất Gluten vì phụ gia này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình viêm khớp bạn nhé!


Thuốc lá và rượu
Sử dụng thuốc lá và rượu bia tác động tiêu cực đến mọi mặt của sức khỏe, trong đó có các vấn đề bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nếu hút thuốc, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp, còn nếu bạn uống rượu thì nguy cơ mắc bệnh gút cao vô cùng cao.
Trong nhóm “viêm khớp gối nên kiêng gì” thì chỉ duy nhất thuốc lá và rượu được khuyến cáo nên bỏ hẳn. Những chất kích thích độc hại này không chỉ làm cho tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn mà còn là tác nhân phá hủy nhiều bộ phận khác của cơ thể. Còn những thực phẩm khác, bạn vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ khi quá thèm.

Thoái hóa khớp nên kiêng gì?
Thoái hóa khớp nên kiêng gì?
Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?

Điều trị thoái hóa khớp

Khi nhận thấy khớp mình có bất thường, cần thăm khám để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp. Sau đây là các cách điều trị thoái hóa khớp theo từng giai đoạn bệnh:


Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu
Trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện tập cơ, khớp, xoa bóp… giúp giảm đau, chống viêm. Đồng thời, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp vận động mạnh. Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác.


Sử dụng các loại thuốc trong quá trình điều trị

Đối với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị như thuốc tiêm, thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong việc điều trị và khắc phục thoái hóa khớp cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, để tránh gặp tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, khó duy trì được lâu dài vì tác dụng phụ rất nhiều và nặng nề. Các nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp phổ biến là hỗ trợ giảm đau, kháng viêm. Thuốc dùng qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp.

Điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp gối
Điều trị thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp tiếng Anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis, là một khái niệm chỉ sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn. Trong đó degenerative là thuật ngữ mô tả sự thoái hóa sinh học, còn arthritis có nghĩa là viêm khớp. Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định.


Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.


Khớp giúp các chi, cột sống di động hàng ngày mà không bị tổn thương. Đó là nhờ sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới (lớp) sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.


Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến ở những người bước qua độ tuổi trung niên, bệnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Nghiên cứu y học đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% trường hợp bị mất đi khả năng vận động bình thường.


Bên cạnh đó, thoái hóa khớp cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Suy nhược cơ thể: Việc đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt các cơn đau xuất hiện về đêm còn khiến người bệnh bị mất ngủ, gây tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, suy nhược cơ thể,…
  • Biến dạng các khớp: Các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng to, mọc gai xương gây biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này sẽ khiến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh ảnh hưởng rất lớn.
  • Teo cơ: Các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dần suy yếu, gây teo cơ và mất đi khả năng vận động thông thường như co duỗi, cầm nắm, đi đứng,…
  • Tàn phế: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp, lúc này người bệnh đã mất đi khả năng vận động vĩnh viễn đồng thời gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh như rễ thần kinh, tủy sống,…
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối
Những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở tuổi già do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra theo tuổi tác. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, điều này giúp kéo dài thời gian thoái hóa khớp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.


Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa thoái hóa khớp:

    • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nên có các biện pháp giảm cân khoa học khi đang ở trong tình trạng tăng cân béo phì. Điều này giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh.
    • Làm việc và vận động đúng tư thế, tránh thực hiện các động tác quá mạnh một cách đột ngột sẽ dễ gây tổn thương đến các khớp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong lao động nên mặc đồ bảo hộ và mang giày vừa vặn khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ chấn thương khớp.
    • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sự dẻo dai và độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khớp bị co cứng ảnh hưởng đến vận động. Tốt nhất bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,…
    • Lượng đường máu trong cơ thể sẽ gây tác động đến chức năng và cấu trúc của sụn, vì vậy bạn cần phải kiểm soát lượng đường bên trong máu ở mức hợp lý, không nên để nồng độ đường vượt mức quá cao.
    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra. Một bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,…
    • Tránh xa đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm giàu axit oxalic, tinh bột, đồ uống có cồn và chất kích thích,…
    Phòng ngừa thoái hóa khớp
    Phòng ngừa thoái hóa khớp
    Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

    Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

    Thoái hóa khớp thường xảy ra khi quá trình tái tạo và thoái hóa sụn khớp bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Lúc này quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn khiến cho lớp đĩa đệm và sụn bị hao mòn, gây ra các tổn thương ở hai đầu xương.


    Chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

      • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp thường gặp. Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng, hệ thống xương khớp bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và suy yếu dần. Thông thường, bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất là những người ngoài độ tuổi 40.
      • Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì sẽ khiến trọng lượng cơ thể gây áp lực lên các khớp đặc biệt là cột sống và khớp gối. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
      • Luyện tập thể thao quá độ: Luyện tập thể dục thể thao quá độ hoặc không đúng cách gây chấn thương tại các khớp. Nếu người bệnh không thực hiện điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn so với bình thường.
      • Thói quen sinh hoạt sai tư thế: Tư thế làm việc, ngồi, nằm hoặc cúi gập người sai tư thế đều có tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu tính chất công việc của bạn phải thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ khiến cho việc lưu thông máu đi nuôi dưỡng xương khớp bị cản trở từ đó chúng dễ bị suy yếu và tổn thương hơn.
      • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp khá phổ biến. Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu hụt các yếu tố như canxi, glucosamine và chondroitin sẽ khiến cho mật độ xương giảm dần, điều này khiến cho hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.
      • Do mắc các bệnh lý: Thoái hóa khớp cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý xương khớp về khác như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp,…
      Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
      Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
      Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

      Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

      Thông thường, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng nhận biết ra bệnh thông qua một số triệu chứng điển hình sau đây:

      • Đau nhức: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hóa khớp. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc cấp tính gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau này chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động khớp và biến mất nhanh chóng sau đó, lâu dần chúng sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Đặc biệt, khi thời tiết có sự thay đổi chuyển lạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
      • Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp thường sẽ xuất hiện đi kèm theo các cơn đau, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Lúc này các khớp bị đau sẽ không thể cử động, tình trạng này sẽ giảm dần nếu người bệnh nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút. Nếu để bệnh kéo dài thì triệu chứng cứng khớp sẽ kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
      • Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn cũng giảm dần. Nếu người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau phát ra tiếng kêu lạo xạo kèm theo đau nhức dữ dội. Bạn có thể nhận biết rõ ràng triệu chứng này khi thực hiện vận động mạnh.
      • Vận động khó khăn: Khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện một số tư thế như cúi sát đất, quay cổ,…
      • Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Ở những trường hợp thoái hóa khớp diễn ra trong thời gian dài nếu không có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như sưng tấy gây biến dạng các khớp bị tổn thương, vùng cơ xung quanh khớp tổn thương không được vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…
      Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
      Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
      Những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp

      Bình luận

      Có Thể Bạn Quan Tâm ?