Top 14 Lý do khiến bạn cứ mãi tầm thường và kém cỏi

Khi đối mặt với khó khăn, một vài người trong số chúng ta lựa chọn cố gắng một chút, vấp ngã rồi sau đó bỏ cuộc. Lúc bấy giờ bản thân họ sẽ cảm thấy vô cùng chán nản? Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng từng thất bại. Tại sao có những người thất bại hết lần này đến lần khác? Tại sao có người mãi chưa thành công? Chúng ta thử điểm xem nguyên nhân là gì nhé?

Tin tưởng người khác hơn bản thân

Một vấn đề khác của một số người là sự thiếu tin tưởng vào bản thân mình. Nếu họ phải làm hoặc quyết định làm một việc gì đó, họ đều cần sự đồng ý hoặc xác nhận của người khác thì mới thực hiện. Họ hầu hết đều phụ thuộc vào lời khuyên của người khác chứ không phải dựa vào những lời khuyên đó để khuyến khích bản thân mình. Có nghĩa là thay vì hỏi người khác bạn có nên làm điều này hay không rồi mới quyết định, thì bạn lại hoàn toàn dựa vào câu trả lời của người đó, nếu họ nói có, bạn sẽ làm và ngược lại.


Những tuýp người như thế này hoàn toàn nghe theo người khác vì họ tin tưởng ý kiến của người khác luôn luôn đúng hơn ý kiến của mình. Những người như thế này thường không có chính kiến riêng, dễ dao động nên hay gặp thất bại trong cuộc sống.

Những người không tin vào bản thân mà tin người ngoài thường không có chính kiến riêng, dễ dao động, hay gặp thất bại trong cuộc sống.
Những người không tin vào bản thân mà tin người ngoài thường không có chính kiến riêng, dễ dao động, hay gặp thất bại trong cuộc sống.

Sống thờ ơ, không bao giờ lắng nghe người khác

Trong cuộc sống, mọi mối quan hệ luôn bắt đầu từ sự thành tâm, chân thành. Nếu bạn cứ mãi thờ ơ, vô tâm sống hời hợt, chắc chắn rằng bạn sẽ gặp nhiều cản trở. Việc bạn bỏ ngoài tai mọi lời góp ý, đánh giá về mình sẽ không thể giúp bạn thay đổi, hay tiến bộ hơn, thậm chí còn đẩy bạn trở thành người tầm thường dưới mắt nhìn của người xung quanh.


Toplist không khuyên bạn phải nghe hay quan tâm quá nhiều đến người xung quanh. Nhưng hãy lấy đó làm cở sở, nghe bằng hai tai để ngẫm nghĩ xem đúng hay sai. Trở thành một người giỏi lắng nghe, bạn sẽ đi đúng hướng, về lâu dài, nó cũng giúp bạn duy trì các mối quan hệ gần gũi và có giá trị.Sống lắng nghe người khác, quan tâm người khác sẽ giúp bạn thành công hơn, và người khác cũng nể phục bạn hơn. Mọi người có thể ôm nhau, nhưng không phải ai cũng gọi chỉ để hỏi: "Bạn có khỏe không?" Hãy dành thời gian. Hỏi han, lắng nghe, quan tâm và lặp lại.

Sống ở đời nên biết lắng nghe
Sống ở đời nên biết lắng nghe

Sống dựa dẫm vào người khác

Dẫu biết rằng nếu có người kề bên chăm sóc bạn sẽ hạn chế đi những điều tiêu cực từ trong suy nghĩ của bạn. Nó có thể cung cấp cho bạn cảm giác an toàn khi có vấn đề phát sinh. Nhưng đôi khi, việc này lại mang đến những tác dụng phụ đối với một số người.


Họ trở nên quá phụ thuộc, dựa dẫm và luôn ỷ lại người khác đến mức mà họ quên cách làm thế nào để giải quyết những vấn đề của riêng họ, quên cách chăm sóc bản thân mình. Đó là lý do tại sao những người có tính phụ thuộc thường tìm thấy ít thách thức hơn trong cuộc sống và bắt đầu trở nên trì độn. Họ để cho người khác gánh vác những việc đáng ra là của họ. Ở một vài thời điểm, họ sẽ nhận ra điều này và biến bản thân trở thành kẻ thù vì không muốn trở nên độc lập.

Sống dựa dẫm sẽ khiến bạn không tự chủ động động giải quyết được mọi việc quanh mình
Sống dựa dẫm sẽ khiến bạn không tự chủ động động giải quyết được mọi việc quanh mình

Chờ đợi cảm hứng

Những người luôn chờ đợi những biến động thường không có đủ động lực. Những người này trì hoãn việc giải quyết các vấn đề hoặc chờ đợi cảm hứng bên ngoài thường không coi mình là người thành công. Nếu không có ai thúc đẩy bạn hoặc truyền cảm hứng thì chính bạn phải là nguồn cảm hứng cho chính mình hoặc cho người khác. Động viên bản thân để thực hiện những việc mà bạn nghĩ xứng đáng. Hãy ngồi lại và để cho cuộc sống diễn ra một cách tự nhiên xung quanh bạn rồi hạn chế những tiêu cực hoặc biến chúng trở nên tích cực.


Nếu cứ dậm chân tại chỗ mà đợi chờ những cảm hứng không biết khi nào mới có sẽ khiến bạn trì trệ hơn và không bao giờ tiến bộ được.

Nếu cứ dậm chân tại chỗ mà đợi chờ những cảm hứng không biết khi nào mới có sẽ khiến bạn trì trệ hơn và không bao giờ tiến bộ được.
Nếu cứ dậm chân tại chỗ mà đợi chờ những cảm hứng không biết khi nào mới có sẽ khiến bạn trì trệ hơn và không bao giờ tiến bộ được.

Không trau dồi kiến thức, tìm kiếm thông tin

Ngày nay, việc truy cập thông tin trở nên dễ dàng hơn so với trước đây. Rõ ràng, vẫn còn những rào cản giới hạn những gì mọi người có thể làm. Nhưng những người biết trau dồi kiến thức, tận dụng quyền truy cập thông tin, những người đọc sách, đặt câu hỏi, khám phá sự tò mò của bản thân, có khả năng hình dung và định hình tương lai của họ tốt hơn. Đó chính là cơ sở của thành công.


Do vậy, muốn giỏi hãy học. Ở đâu đi chăng nữa, bạn cũng nên là người có kiến thức. Vì có kiến thức hiểu biết mà bạn có thể tự tin nói chuyện giao tiếp với người đối diện, khiến họ nể phục. Còn không chính bạn sẽ cảm thấy mình kém cỏi!

Thành công đến với bạn nếu bạn biết trau dồi, học hỏi còn không bạn sẽ mãi kém cỏi
Thành công đến với bạn nếu bạn biết trau dồi, học hỏi còn không bạn sẽ mãi kém cỏi

Sân si và ghen tị với người khác

Các nhà tâm lý học nhận định cảm giác ghen tuông sẽ không giúp con người hài lòng với cuộc sống của chính mình. Điều này là do những người ghen tị thường không thực sự muốn sở hữu thứ mà họ ghen tị. Kẻ xấu tính chỉ tức giận rằng những người khác đạt được điều trong cuộc sống của họ và nắm bắt những gì họ muốn.


Sân si và ghen tị với người khác là tính xấu. Bạn ghen tỵ với hào quang của người khác và cảm thấy bực dọc khi người khác thành công. Bạn sân si người khác nếu họ có xe sang, nhà đẹp, bạn ghen với người ta khi người ta hạnh phúc. Bảo sao, khi sân si, ghen tị sẽ càng làm con người bạn trở nên xấu tính, và kém cỏi tầm thường?

Sân si ghen tị làm bạn kém sang
Sân si ghen tị làm bạn kém sang

Cảm giác lo âu, tự ti

Luôn có cảm giác lo lắng về tương lai là một sự bất lợi trong tâm trí, có những người vướng vào nó nhưng lại thiếu cái nhìn khách quan và đúng đắn để nhận biết rõ ràng. Với họ, tương lai là một thứ có nhiều điều đáng lo ngại hơn là những điều đáng để mong chờ.


Sự lo âu bất biến đáng lo ngại cản trở những cảm xúc tiêu cực từ bản thân họ với tất cả mọi người xung quanh. Nếu chúng ta lo lắng về những tình huống hay sự kiện quá mức sẽ dẫn đến rối loạn và trầm cảm. Lo lắng thái quá có thể gây cho bạn những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Lo lắng thái quá có thể gây cho bạn những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Lo lắng thái quá có thể gây cho bạn những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Suy nghĩ tiêu cực

Một người luôn suy nghĩ tiêu cực có thể bắt đầu không thích những gì từ tận sâu trong con người chính họ. Trong cuộc sống, có những trường hợp thường không rơi vào điều gì tốt đẹp, nhưng cố gắng vượt qua những suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp bạn tránh khỏi những điều không vui.


Một sự sống bền vững là biết cách tập trung vào việc thay đổi những cảm xúc tiêu cực thành tích cực. Một số người không biết làm thế nào để vượt qua các chướng ngại cuộc sống và thay đổi quan điểm để cuộc sống trở nên tích cực hơn.


Nếu sự tiêu cực là những gì duy nhất bạn nghĩ khi nói về cuộc sống thì việc sống một cách tiêu cực sẽ dần chiếm chỗ của bạn. Đây chính là điều sẽ biến bạn thành kẻ thù của chính mình. Người luôn nghĩ tiêu cực sẽ thường dành thời gian để chán nản lo âu..và rất nhiều tính xấu khác kéo theo là nguyên nhân của sự tầm thường và kém cỏi.

gười luôn nghĩ tiêu cực sẽ thường dành thời gian để chán nản lo âu..và rất nhiều tính xấu khác kéo theo là nguyên nhân của sự tầm thường và kém cỏi.
gười luôn nghĩ tiêu cực sẽ thường dành thời gian để chán nản lo âu..và rất nhiều tính xấu khác kéo theo là nguyên nhân của sự tầm thường và kém cỏi.

Vô trách nhiệm

Biểu hiện của lối sống vô trách nhiệm là việc sống buông thả với chính bản thân mình. Học sinh, sinh viên không chịu học tập, mà mải chơi điện tử, tham gia các tệ nạn xã hội dẫn tới việc suy thoái tư cách đạo đức và phẩm chất con người. Họ sống ích kỉ và thờ ờ với mọi thứ xung quanh. Rồi sẽ nhận lại được gì? Sau cùng những người vô trách nhiệm nhận được cũng là sự thờ ơ và coi thường của những người thân thiết với họ và của toàn xã hội và rồi họ cũng sẽ chẳng có gì trong tay.


Trong cuộc sống đều là lỗi của chúng ta nhưng phần lớn đều thuộc về trách nhiệm của chính chúng ta. Người vô trách nhiệm thì luôn tìm cách có thể đổ lỗi cho người khác... Đây là hành động xấu, và chắc chắn, người nhận định sự thật, sẽ cảm thấy người vô trách nhiệm là những người kém cỏi.


Vì thế, hãy học cách chịu trách nhiệm, cải thiện bản thân, học hỏi và xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn. Biết nhận lỗi và sửa lỗi là bước đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường dẫn đến thành công. Nếu biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, bạn sẽ có thể biến ý tưởng và ước mơ của bản thân thành hiện thực.

Sống vô trách nhiệm là lối sống vô đạo đức
Sống vô trách nhiệm là lối sống vô đạo đức

Bảo thủ trì trệ không chịu thay đổi

Những người cảm thấy bản thân đang xuống dốc thường là những người bảo thủ. Cuộc sống là sự chuyển động không ngừng nghỉ, nó thay đổi theo thời gian nhưng lại rất nhiều người không chấp nhận những sự thay đổi đó. Họ sống và cảm thấy bình thản trong thế giới riêng của mình, không muốn thay đổi, học hỏi để thích nghi với nhịp sống. Rất bình thản và thờ ơ để chấp nhận rằng mình lạc hậu. Không tự thay đổi bản thân, trau dồi kiến thức mỗi ngày sẽ thật thảm họa, và mãi không thể đi lên được.


Không tự thay đổi mình, không đồng nghĩa với việc bạn phải sống cuộc sống không thoải mái. Nhưng sự thay đổi bản thân là một điều cần thiết để nhận được những phản ứng tích cực trong cuộc sống. Để trở thành một người có thể hoạt động hết "năng suất" của bản thân, bạn nên bước ra khỏi "khu vực an toàn" và đối mặt với những sự thay đổi. Chống lại sự thay đổi dễ dẫn đến tình trạng trì trệ của bản thân. Cố gắng thích nghi với những thay đổi sẽ giúp bản thân sống ý nghĩa hơn. Việc tích lũy kiến thức mỗi ngày, và thay đổi hoàn thiện mỗi ngày là việc bạn nên làm nếu muốn thành công.

Bảo thủ trì trệ khiến bạn tầm thường
Bảo thủ trì trệ khiến bạn tầm thường

Quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác

Quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác sẽ dẫn đến sự thất vọng và không dám đối mặt với bản thân mình. Nếu một người quan tâm quá nhiều về những gì người khác nghĩ chứ không phải sống cuộc sống theo cách riêng của họ, họ sẽ dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng. Cho người khác thấy một hành động mà bạn nghĩ là phù hợp với những người xung quanh cho thấy việc bạn không - là - ai trong cuộc sống cả, bạn sống giống như một bản sao và là "dâu trăm họ".


Nếu bạn chỉ tập trung vào những vấn đề như thế này, thì đây chính là nguyên nhân gây ra những sự thất vọng. Bạn sẽ khó trở thành người mà bạn muốn nếu như cứ quan tâm và tìm mọi cách để người khác cảm thấy hài lòng. Cố gắng để có đồng quan điểm với người khác sẽ làm bạn đánh mất chính bản thân mình. Những người lún sâu vào việc này sẽ tự đưa mình vào những cảm xúc tiêu cực hơn.

Quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác sẽ dẫn đến sự thất vọng và không dám đối mặt với bản thân mình
Quan tâm quá nhiều đến suy nghĩ của người khác sẽ dẫn đến sự thất vọng và không dám đối mặt với bản thân mình

Hạ thấp giá trị chính mình

Không tin vào bản thân mình sẽ tạo ra rất nhiều sự nghi kỵ. Niềm tin rằng bạn không thể làm được việc gì đó hay thậm chí làm không được tốt như những người xung quanh mình, là một trong những lý do có thể khiến họ trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân.


Đây hầu hết đều là những người luôn tự nói với bản thân rằng mình không thể làm được bất kể việc gì cả. Họ bắt đầu hạ thấp bản thân và luôn trong tình trạng tiêu cực, vì họ không muốn mạo hiểm thử những sai lầm trước khi nói rằng họ không thể làm được điều đó. Sự thất bại lớn hơn chính là không dám làm gì so với chấp nhận rủi ro của một việc gì đó.

Đừng hạ thấp giá trị chính mình nếu bạn không muốn người khác coi thường bạn. Nội lực của bạn là cái mà bạn sẽ bất ngờ nếu bạn thật sự nỗ lực và có niềm tin vào bản thân
Đừng hạ thấp giá trị chính mình nếu bạn không muốn người khác coi thường bạn. Nội lực của bạn là cái mà bạn sẽ bất ngờ nếu bạn thật sự nỗ lực và có niềm tin vào bản thân

Thích sống an nhàn

Những người này không muốn đối mặt với những sự nỗ lực cần có vì họ không muốn chấp nhận những quyết định mang tính rủi ro. Họ thích sống an toàn và chấp nhận mất đi bất cứ những gì phía trước đang chờ họ. Họ không muốn cạnh tranh với người khác dù nó sẽ giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn. Họ hài lòng với những gì họ đang có và phó mặc tương lai cho số phận.


Điều này sẽ giúp họ cảm thấy an toàn trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài có thể sẽ khiến họ cảm thấy tiếc nuối vì đã không sống hết mình. Không thúc đẩy và hoàn thiện những khó khăn trong cuộc sống sẽ buộc họ phải chấp nhận những tình huống không mong muốn sau này. Họ biến cuộc sống thành một nơi họ nghĩ là an toàn và từ chối tất cả những việc có thể giúp phát triển tiềm năng của họ.

Người thích sống an nhàn sẽ không bao giờ phát triển được tiềm năng của họ
Người thích sống an nhàn sẽ không bao giờ phát triển được tiềm năng của họ

Dành thời gian không đúng đối tượng

Những người xung quanh bạn có thể khiến bạn tốt hơn hoặc trở thành phiên bản tồi tệ nhất của chính mình. Ví dụ, bạn có một mục tiêu làm sao sống lành mạnh hơn đúng không? Hãy chơi với những người sẽ khuyến khích bạn thực hiện những thay đổi trong cuộc sống của bạn. Hay bạn muốn hoàn toàn thất bại trong mục tiêu đó? Nếu vậy hãy chơi với những người không bao giờ bỏ thói quen xấu của họ. Và rồi mọi người sẽ bị lây năng lượng cho nhau. Bên cạnh đó, có những đối tượng luôn luôn mong muốn bạn thất bại, bạn kém hơn họ. Làm bạn với những đối tượng như vậy, bạn sẽ không thể trở nên tốt hơn.


Do vậy "gần đèn thì sáng", cổ nhân nói không bao giờ sai. Bạn nên chọn những đối tượng có chí tiến thủ để nhìn vào đó cố gắng, học hỏi và cùng nhau đi lên.

Dành thời gian không đúng đối tượng khiến bạn lãng phí thời gian trau dồi, học hỏi
Dành thời gian không đúng đối tượng khiến bạn lãng phí thời gian trau dồi, học hỏi

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?