Top 10 Sự kiện nổi bật trong tháng 7 dương lịch của Việt Nam

Bạn đã biết hết những sự kiện nổi bật nhất trong tháng 7 dương lịch của Việt Nam chưa? Toplist xin gửi tới bạn đọc bài viết danh sách các sự kiện nổi bật nhất trong tháng 7 ở Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về những sự kiện trong tháng 7 này nhé.

Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07

Ngày Bastille hay Ngày Quốc khánh Pháp, Ngày lễ quốc gia Pháp (Fête nationale), Ngày 14 tháng 7 là ngày kỷ niệm sự kiện chiếm ngục Bastille diễn ra vào 14 tháng 07 năm 1789 trong thời kỳ Cách mạng Pháp.


Ngày 11 tháng 7 năm 1789, vua Louis XVI trục xuất vị Thượng thư duy tân Jacques Necker và tái cơ cấu lại tất cả các bộ. Quyết định này khiến những người dân Paris nổi loạn. Mặc dù vào thời điểm đó chỉ có 7 tù nhân bị giam giữ ở Bastille, nhưng nhà tù này là biểu tượng cho sự cầm quyền đầy áp bức dưới nền quân chủ chuyên chế của hoàng gia Bourbon. Khoảng gần 1000 người dân đã tới chiếm ngục Bastille, chống lại 114 binh lính của nhà vua. Sau 4 giờ xung đột, quân nổi dậy chiếm được ngục Bastille. Các cựu binh Pháp và lính Thụy Sĩ trấn giữ ngục Bastille không thể chống nổi, phải đầu hàng.


Sự kiện các nhà cách mạng cùng người dân và binh lính xông vào phá ngục Bastille đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng Pháp, sau đó dẫn đến việc vua Louis XVI bị phế truất.

Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07
Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07
Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07
Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07

Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07

Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11 tháng 7 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu. Sự kiện được Governing Council của UNDP đưa ra năm 1989 trong (quyết nghị) Decision 89/46 15. Nó được lấy cảm hứng từ Ngày thế giới 5 tỉ người vào 11 tháng 7 năm 1987. Cậu bé người Nam Tư Matej Gašpar sinh ra tại thành phố Zagreb là công dân thứ 5 tỷ của Thế giới. Sau đó ngày này được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ quốc tế.


Chủ đề Ngày thế giới năm 2013 là "Focus is on Adolescent Pregnancy" - "Mang thai ở tuổi vị thành niên". Dân số thế giới đến ngày 10 tháng 7 năm 2013 là 7.097.100.000. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), toàn thế giới có khoảng 16 triệu bé gái dưới 18 tuổi sinh con mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 3,2 triệu nạo phá thai không an toàn.


Kỷ niệm “Ngày Dân số thế giới” hàng năm nhằm mục đích làm cho mọi ng­ười nhận thức đúng tình hình dân số thế giới để có suy nghĩ, hành động đúng, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương thức và biện pháp nhằm giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số và nâng cao chất l­ượng cuộc sống. Vấn đề dân số thế giới đang là mối quan tâm của mọi người, mọi gia đình, mọi quốc gia và cộng đồng nhân loại.

Chính vì thế mà hàng năm cứ đến những ngày đầu tháng bảy là ngành dân số trên toàn cầu tổ chức nhiều hoạt động hướng về kỷ niệm Ngày Dân số thế giới (11/7) với chủ đề thiết thực cho nhân loại, đặt ra những mục tiêu cần giải quyết, bằng những thông điệp kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng.

Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07
Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07
Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07
Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07

Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07

“Thanh niên xung phong là một biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng mở đầu cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại năm 1945. Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lực lượng thanh niên xung phong nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, đã góp phần cống hiến quý báo vào thắng lợi huy hoàng, hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, thực hiện ước mơ của bao thế hệ người Việt Nam”.


Ngày 15/7/1950, thực hiện chỉ đạo của Trung Ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Đoàn thanh vận Trung Ương quyết định thành lập đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương đầu tiên phục vụ chiến dịch Biên Giới. Ban chỉ huy lâm thời của đội gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vương Bích Vượng, uỷ viên ban chấp hành Đoàn thanh niên cứu quốc là đội trưởng và bí thư chi bộ. Đội có 225 đội viên đầu tiên,được tổ chức thành 3 liên đội.


Qua từng thời kỳ, để đáp ứng nhu cầu thực tế của tình hình đất nước, lực lượng thanh niên xung phong đã nhiều lần đổi tên:

  • Đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương (15/7/1950)
  • Đội thanh niên xung phong (26/3/1953)
  • Đoàn thanh niên xung phong Trung Ương (12/1963)
  • Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (21/6/1965)
  • Lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam (20/4/1964)
  • Ban thanh niên xung phong – Lao động trẻ (3/1986)


“Trong sự nghiệp chống nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng thanh niên xung phong đã phát huy sức mạnh vô song, với những hoài bão và bản lĩnh của tuổi trẻ, đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội như tham gia vào các chương trình, dự án: phủ xanh đất trồng trọt, nước sạch cho nông thôn, sử dụng mắt nước, bãi bồi ven biển, ánh sáng văn hoá, dạy nghề, giới thiệu việc làm…. với ý chí và nghị lực, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.” (Phạm Văn Đồng).

Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07
Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07
Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07
Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07

Ngày Quốc tế Nelson Mandela: 18/7

Nelson Mandela là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999 và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội.


Cuộc đời đấu tranh chống phân biệt chủng tộc mà Nelson Mandela theo đuổi gắn với những năm tháng bị chính quyền Apartheid truy đuổi và cầm tù. Năm 1964, ông bị chính quyền kết án tù chung thân và bị giam giữ suốt 27 năm qua nhiều nhà tù. Suốt thời gian ấy, kiên định với mục tiêu vì quyền con người, nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền, Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng, thành nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Suốt cuộc đời mình, Nelson Mandela đã đấu tranh để biến mong ước cao cả ấy thành hiện thực, với câu nói bất hủ: "Đấu tranh là cuộc sống của tôi." Thế giới tôn vinh ông, bởi chính con đường đấu tranh mà nhà lãnh đạo Nelson Mandela trải qua để thực hiện giấc mơ vĩ đại ấy của mình cũng đầy tính nhân văn như khát vọng của ông. Đặc biệt, tháng 11/2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 64 đã thống nhất lấy ngày 18/7 là “Ngày Quốc tế Nelson Mandela” nhằm tập hợp tình đoàn kết của cộng đồng trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình, ổn định và công bằng xã hội trên toàn thế giới.

Ngày Quốc tế Nelson Mandela (18/7) ra đời để tôn vinh nhà hoạt động chính trị Nelson Mandela
Ngày Quốc tế Nelson Mandela (18/7) ra đời để tôn vinh nhà hoạt động chính trị Nelson Mandela
Nhà chính trị Nelson Mandela
Nhà chính trị Nelson Mandela

Ngày Việt Nam gia nhập Asean: 28/07/1995

Đông Nam Á là một khu vực địa lý – lịch sử, kinh tế, văn hoá, chính trị nằm ở phần Đông Nam của Châu Á, bao gồm bán đảo Trung Ấn và vùng hải đảo, có mười nước với tổng diện tích hơn 4,5 triệu km2 và dân số hơn 460 triệu người, gồm: Brunei, Campuchia, Singapo, Inđônêsia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Malixia, Philippines. Tên tiếng Anh: The Association Of Southeast Asia Nations – ASEAN.


ASEAN tuyên bố thành lập ngày 8/8/1967 với 7 mục tiêu: thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình thịnh vượng; thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ cácc nguyên tắc của hiến chương liên hợp quốc; thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kỹ thuật và hành chính; giúp đỡ nhau dưới nhiều hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính; cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, ở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hoá giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân; thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á; duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chắt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này. Và 6 nguyên tác hoạt động chính: cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả cá dân tộc; quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách hiệu quả.


Ngày 28 tháng 7 năm 1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của đất nước Brunei Darussalam tươi đẹp, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, Quốc Kỳ Việt Nam đã tung bay phấp phới cùng cờ của 6 thành viên ASEAN khác, mở ra một trang sử mới của khu vực: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN. Sự kiện này là một dấu son trên con đường hội nhập khu vực và thế giới, đưa nước ta tiến lên con đường phía trước trên con đường xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng là nguyện vọng của những người sáng lập ra ASEAN và nhân dân trong khu vực về một hiệp hội bao gồm 10 nước trong khu vực, một ASEAN của Đông Nam Á, do Đông Nam Á, và vì Đông Nam Á, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau hợp tác vì hoà bình, ổn định, phát triển, phồn vinh, góp phần vào sự nghiệp hoà bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


6 năm là một thời gian ngắn ngủi trên con đường phát triển của dân tộc ta, nhưng trong những tháng năm đó, ta đã đạt được nhiều thành tựu: góp phần củng cố môi trườing hoà bình, an ninh thuận lợi hơn cho sự phát triển, bổ sung cho quan hệ song phương bằng quan hệ đa phương thâm hữu trong ASEAN, tham gia có hiệu quả vào quá trình liên kết kinh tế khu vực thông qua việc thực hiện AFTA, khu vực đầu tư ASEAN, tạo thuận lợi cho buôn bán trong khu vực, nối mạng đường bộ, các mạng lưới điện, khí đốt, hợp tác trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, giao thông vận tải, văn hoá, thông tin, giáo dục, phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, bện tất…. điều không kém phần quan trọng là chúng ta xây dựng được mối quan hệ láng giềng tốt, hợp tác và giúp đỡ nhau trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đạt được những kết quả đó là do chúng ta đã nỗ lực thực hiện tốt đường lối ngoại giao đúng đắn trên tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển theo hướng đa dạng hoá quan hệ, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.

Ngày Việt Nam gia nhập Asean (28/07/1995)
Ngày Việt Nam gia nhập Asean (28/07/1995)
Ngày Việt Nam gia nhập Asean (28/07/1995)
Ngày Việt Nam gia nhập Asean (28/07/1995)

Ngày thế giới phòng, chống mua bán người: 30/07

Trong những năm gần đây, loại tội phạm về mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em đã có chiều hướng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng với thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế, giáo dục, y tế kém phát triển thì thực hiện mua bán người còn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nếu trước đây, loại tội phạm này chỉ diễn ra ở một số quốc gia thì nay đã lan rộng ra cả khu vực thậm chí còn mang tính chất buôn người xuyên quốc gia.


Phần lớn các vụ mua bán người đều do các đường dây tội phạm thực hiện, có sự câu kết, móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước và ngoài nước, với nhiều thủ đoạn hứa hẹn việc làm, môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi. Thời gian gần đây đã xuất hiện cả những vụ mua bán đàn ông, học sinh, sinh viên, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê... Theo thống kê, tại Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1.300 vụ với gần 1.700 đối tượng lừa bán gần 3.000 nạn nhân. Trong số các vụ mua bán người được phát hiện có tới 95% số vụ là xuyên biên giới, phần lớn là mua bán phụ nữ và trẻ em.


Ngày Thế giới phòng chống mua bán người 30/7 ra đời với mong muốn thông qua chiến dịch, nhằm đặt nạn nhân bị mua bán làm trung tâm và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc lắng nghe và thấu hiểu nạn nhân. Thông điệp chính "Lắng nghe nạn nhân – Dẫn lối hành động", mong muốn khắc họa nạn nhân là nhân tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người và tập trung vào vai trò thiết yếu của họ để đưa ra những biện pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa tội ác cũng như để xác định, giải cứu và hỗ trợ nạn nhân trong quá trình tái hòa nhập.

Ngày thế giới phòng, chống mua bán người (30/07)
Ngày thế giới phòng, chống mua bán người (30/07)
Mua bán trẻ em là hành động vô nhân đạo đáng bị lên án
Mua bán trẻ em là hành động vô nhân đạo đáng bị lên án

Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam: 27/07

Cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Núp sau quân Anh - Ấn, chúng trắng trợn gây nên những vụ xung đột vũ trang ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ, Trung Bộ.


Tiếp đó, khi vào thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ, thực dân Pháp gây ra những vụ bắn phá giết hại dân ta ở Hải Phòng, Hà Nội….. mở đường cho việc xâm lược cả nước ta.Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập, tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, một số chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bênh binh một cách tận tình chu đáo.


Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của hội.Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.


Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, nhà thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn.

Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam: 27/07
Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam: 27/07
Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam: 27/07
Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam: 27/07

Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07

Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ.


Tuy ngày 4 tháng 7 đã được kỷ niệm từ lâu, nhiều người cho rằng ngày này không chính xác. Trong cuộc Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh (New England) đã chiến đấu với quân Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật đồng thuận bầu (13-0) đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 13 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. (New York không bầu trong cả hai cuộc). Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản chính thức mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để khỏi bị quân Anh trả đũa.

John Adams, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập trong các thế hệ tới. Ông đã sai hai ngày. Tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, ngày 4 tháng 7 là ngày được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này.

Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07
Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07
Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07
Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07

Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07

Ngược dòng lịch sử cách đây 92 năm, ngày 28/7/1929, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam; là hạt nhân vận động, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ cách mạng vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 92 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp; trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


Sự ra đời của Công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Khẳng định luận điểm nổi tiếng của Lênin đó là “Giai cấp công nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ không thể bằng con đường nào khác’’.


Trong 92 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để có những đóng góp to lớn trong thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tổ chức và vận động công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07
Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07
Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07
Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07

Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo và rất cần sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về BHYT của Nhà nước. Ngày 16/6/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là “Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam”.


Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo và rất cần sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về BHYT của Nhà nước.


Trải qua hơn 10 năm tổ chức, Ngày BHYT Việt Nam là dịp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt Luật BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước. Đây cũng là dịp để quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT - một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia, một trong những phương thức xã hội hóa công tác y tế thông qua.


Quyền lợi BHYT của người dân ngày càng được bảo đảm, giúp người dân thấy được vai trò thiết thực của BHYT với an sinh của bản thân, gia đình và xã hội. Điều này được thể hiện qua số lượt khám, chữa bệnh BHYT liên tục tăng qua các năm, tương ứng với đó là số chi phí khám, chữa bệnh được chi từ Quỹ BHYT.

Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?