Mùa hè nắng nóng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thức ăn của chúng ta không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu, là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nếu chúng ta không may ăn phải sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những nguyên tắc vào bảo quản thực phẩm trong mùa nóng. Hãy cùng Toplist tham khảo nhé!
Bảo quản cơm nguội tránh bị thiu
Việc nấu nhiều cơm và bỏ cơm sẽ rất lãng phí, do đó tốt nhất là nấu cơm đến đâu thì ăn đến đó. Tuy nhiên, nếu không may có bữa nào đó bạn nấu thừa cơm thì không nên vội bỏ đi, mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản cơm nguội tránh bị thiu vào thời tiết mùa hè.
Cách bảo quản cơm:
- Vo gạo thật sạch (tốt nhất vo 3 lần) trước khi nấu cơm.
- Cho giấm vào khi nấu cơm: Trong khi nấu cơm, bạn hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2ml giấm cho 1,5kg gạo. Đảm bảo khi ăn, cơm sẽ trắng muốt và rất lâu thiu.
- Cho cơm vào tủ lạnh: Sau khi ăn cơm xong, bạn hãy cho phần cơm còn lại vào hộp kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Đến bữa sau chỉ việc lấy ra hấp lại là được.
- Để chỗ thoáng mát: muốn để cơm lại cho bữa sau, lưu ý không để các món ăn khác dính vào phần cơm. Sau đó để cơm chỗ thoáng mát, đậy lại bằng rổ thưa. Không đậy kín trong hộp hoặc để nguyên trong nồi nếu không cơm rất nhanh thiu.
- Trước khi nấu cơm phải lau chùi nồi cơm điện thật sạch và khô ráo
- Chỉ dùng thìa riêng để cới cơm chữ không nên dùng lộn xộn
Cách hấp cơm ngon:
- Muốn hấp cơm nguội ngon như mới nấu thì sau khi nồi cơm mới cạn, khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ cơm nguội. Sau đó, đổ vào đó chút nước nóng và cho cơm nguội vào, lấy cơm mới vun lấp lại.
Thực phẩm đông lạnh
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về, để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -3000C, cấp đông với nhiệt độ -3600C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, khi để lâu thì một số enzym trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa…
Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 10 - 15 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn. Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh.
Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và quá lâu vì dễ hư hỏng và mất chất khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì cho vào ngăn đá.
Thịt: Nhiệt độ thích hợp nhất từ 4-7 độ C. Thời gian tối đa khi trữ các loại thịt: bò, cừu, dê từ 7 đến 10 ngày, lợn, gà, vịt khoảng 7 ngày, chim cút, chim bồ câu, thỏ từ 5 đến 7 ngày. Cá: Nhiệt độ thích hợp từ 3-5 độ C, có thể lưu giữ trong 36 giờ. Trước khi lưu trữ, các bà nội trợ cần lưu ý: bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Rau củ quả trái cây
Bảo quản thực phẩm đúng cách có thể giúp bạn tiết kiệm tiền và ngăn ngừa trái cây, rau quả bị thối rữa nhanh chóng. Không những vậy bảo quản sai cách còn làm mất đi chất dinh dưỡng cũng như phát sinh nhiều độc tố gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số cách bảo quản các loại rau củ quả các chị em nội trợ cần lưu ý:
- Nấm: Lưu giữ trong 3-5 ngày, không đặt trong túi nhựa vì có thể bị chua và khô.
- Ớt chuông Đà Lạt: Có thể giữ được một thời gian ngắn trong tủ lạnh nhưng sẽ mất hàm lượng đường trong vài ngày.
- Bắp ngô: Rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Nên sử dụng càng sớm càng tốt.
- Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách: Có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng tốt hơn là dùng ngay để có được hàm lượng Vitamin tốt nhất.
- Xoài: Có thể giữ được vài ngày nhưng sẽ mất độ ngon nếu lưu trữ quá lâu.
- Với các loại quả: Một số loại như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày.
- Các loại quả vỏ cứng: măng cụt, sầu riêng... có thể giữ được trên một tuần.