Top 8 Món ăn đặc sản nổi tiếng nhất của dân tộc Mông

So với nhiều dân tộc khác, người Mông còn giữ được khá nhiều nét sinh hoạt, phong tục tập quán truyền thống. Những món ăn không thể thiếu trong những phiên chợ vùng cao, tạo nên đặc sắc trong nền văn hóa truyền thống ấy. Và hôm nay hãy cùng Toplist điểm qua các món ăn đặc sản nổi tiếng nhất của người dân tộc Mông qua bài viết dưới đây nhé.

Mèn mén

Không phải món cao lương mỹ vị nhưng Mèn mén lại khiến nhiều người khó quên khi nếm thử một lần. Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào Mông phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Tuy nhiên để có được bát thành phẩm ngon phải trải qua nhiều công đoạn và thời gian.


Đầu tiên ngô được tách hạt sau đó nhặt bỏ hạt sâu, mốc, chỉ giữ lại những hạt tròn và mẩy nhất. Sau đó số ngô hạt này được mang đi xay. Người Mông vẫn sử dụng những cối xay đá truyền thống nên đây có thể coi là khâu vất vả nhất khi làm mèn mén.

Ngô xay xong được đem sàng để bỏ mày và sạn, sau đó mới bỏ bột vào nia để trộn cùng một chút nước. Lúc này người Mông phải tính toán lượng nước cho vào vừa đủ để bột không bị khô hay quá vón. Bột khô quá sẽ khó chín khi hấp, bột vón quá thì món ăn sẽ bị nát, không ngon. Chính vì vậy, người làm món này thường là người có kinh nghiệm nấu nướng trong gia đình, để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.

Không giống những món ăn khác ở đây, mèn mén được hấp tất cả hai lần. Nồi hấp được sử dụng là một chiếc chảo lớn chứa nước và ở giữa đặt một chõ cao. Bột ngô sau khi đảo với nước sẽ được đặt trong chiếc chõ này.


Món mèn mén trộn cơm được rất nhiều người Mông yêu thích vì vị ngọt, bùi, thơm của ngô và vị mềm dẻo của cơm. Tại các phiên chợ, món này còn được hòa vào nước dùng để ăn cùng phở hay mỳ. Trước đây, người Mông thường chỉ dùng để ăn trong nhà. Tuy nhiên ngày nay, chúng đã được làm nhiều hơn để bán trong các phiên chợ. Do vậy du khách ghé thăm những phiên chợ vùng cao đều có thể tìm mua được món ăn dân dã, đặc trưng này của người Mông.

Mèn mén
Mèn mén
Mèn mén
Mèn mén

Thắng cố

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông, ở trung du miền núi phía Bắc. Món này ban đầu có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc), về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày.


Thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm. Người ta mổ ngựa (hoặc bò, dê, heo), làm thịt sạch sẽ,lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng. Sử dụng bếp lửa than, than phải "rực hồng", dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu "mỡ ngựa rán ngựa" (dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài). Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.


Để nồi nước dùng được ngon, đầu bếp người Mông phải nấu rất chu đáo: Múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Ngày nay, thành phần gia vị bị nhiều nhà hàng cũng như quán ăn thay đổi nhiều khiến hương vị trở nên khác biệt rõ rệt.


Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.

Thắng cố
Thắng cố
Thắng cố
Thắng cố

Bánh ngô

Không chỉ có Mèn mén, nhắc đến món ăn của người Mông làm từ ngô phải kể đến món bánh hấp dẫn được gọi là bánh ngô “pá páo cừ”. Phụ nữ người Mông chia sẻ: "Bánh ngô chủ yếu được làm từ ngô nếp, thơm và dẻo. Khi hạt ngô còn sữa, hái về đem tách hạt rồi cho vào cối đá xay nghiền thành bột. Sau đó, họ bỏ bột ngô xay vào trong một chiếc túi treo lên cao để phần nước thoát ra ngoài còn bột ngô được giữ lại bên trong". Để bột ngô nhanh khô người ta đặt túi bột ngô vừa xay vào đống tro bếp để tro bếp hút nước được nhanh hơn. Khoảng hai ngày thấy bột ngô trong túi đông lại, cho ra đánh tơi rồi cho một lượng nước vừa đủ vào đảo đều sau đó lăn thành từng chiếc bánh hình tròn giống như bánh rán đem chảo rán vàng.


Bánh ngô chủ yếu được làm từ ngô nếp, thơm và dẻo. Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà khi nặn bánh họ cho thêm một ít mật mía, hoặc mặt ong vào trộn để khi ăn bánh có vị ngọt của mật mía, mật ong và mùi thơm của ngô non. Còn một số gia đình thường gói thành bánh ba cạnh, nặn thành từng bánh nhỏ rồi lấy bẹ của bắp ngô gói bên ngoài thành hình tam giác sau đó bỏ vào chõ hấp chín. Khi ăn bánh rất dẻo, có mùi vị thơm ngon, là món ăn đặc trưng của người Mông.


Đơn giản nhưng vẫn thể hiện được độ tinh tế, khéo léo là cảm nhận về ẩm thực Mông. Để tăng tính thẩm mỹ cho món bánh ngô, nhiều gia đình còn gói thành bánh ba cạnh. Cách chuẩn bị nguyên liệu không có gì khác, song những chiếc bánh ngô tròn, nhỏ xinh không được đem rán mà được người Mông dùng chính những bẹ ngô “bánh tẻ” gói lại thành hình tam giác rồi bỏ vào chõ hấp chín. Vẫn giữ được độ dẻo, ngon, những chiếc bánh tam giác dậy mùi thơm ngay từ khi còn trong nồi hấp. Bóc bỏ vỏ, quấn vào đầu đũa hoặc xâu bánh thành chuỗi rồi xách đi chơi là cách mà những đứa bé người Mông thưởng thức món bánh ngô. Không chỉ là văn hoá ẩm thực, bánh ngô đã thực sự bước vào đời sống, trở thành nét đẹp, một phần tâm hồn của người dân vùng cao nguyên đá.

Bánh ngô
Bánh ngô
Bánh ngô
Bánh ngô

Phở chua Bắc Hà

Một món ăn dân dã, không thể không nhắc đến là phở chua Bắc Hà. Khác với những loại phở bình thường, phở chua cần bánh phở, nước chua, dưa muối chua, tàu xì, lạc rang, tương ớt. Sở dĩ nói đây là 1 món ăn dân dã vì bánh phở được làm từ loại gạo địa phương, đặc biệt là tàu xì được chế biến rất công phu, mất đến 3 tháng để có 1 hũ tàu xì ngon.


Với phần nước dùng được làm bằng cách ngâm, trộn rau cải với nước đường, phở chua được xem là món ăn dân dã, giản dị nhưng đậm đà, chứa đựng nét văn hóa của người dân vùng cao Bắc Hà. Những sợi phở thơm ngon, dai và mềm vừa phải đặc biệt có màu nâu đỏ kết hợp hài hòa với vị giòn của lạc, vị chua dịu nhẹ của nước dùng và dưa chua, vị dai mềm của thịt, vị cay của tương ớt, vị thơm nồng của rau húng, tạo nên vị ngon lạ miệng mà dù có thưởng thức một, đến hai lần, ba lần, bạn cũng sẽ thấy không chán cũng vì hương vị độc đáo của nó.


Từ khi du lịch phát triển, phở Bắc Hà không còn là món ăn chỉ dành cho người dân bản địa nữa. Du khách từ khắp nơi đến đây thường tìm các hàng phở địa phương để ấm bụng vào mỗi bữa sáng và vì thế phở chua cũng như các món phở đặc trưng khác tại Bắc Hà đang trở thành món ngon nổi tiếng mang đặc trưng vùng miền.

Phở chua Bắc Hà
Phở chua Bắc Hà
Phở chua Bắc Hà
Phở chua Bắc Hà

Bánh láo khoải

Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Do truyền thống định cư kiểu đồng tộc, dòng họ, mỗi dịp xuân về đồng bào lại cùng nhau làm chung một mẻ bánh láo khoải to để dành ăn cho hết tháng giêng.


Người ta dùng bột ngô đồ chín lên rồi cho vào cối đá giã cho bột ngô quyện dẻo sau đó cho ra bàn đá nặn thành những chiếc bánh khoải hình bầu dục, có bề mặt từ 15-20 cm, sau đó quyện mỡ cùng mật ong trên bề mặt bánh. Bánh ráo khoải có thể để được dài ngày, khi ăn, người Mông có thể cắt nhỏ bánh và nướng trên than củi cho bánh phồng thơm.


Loại bánh này thường được người Mông vùng Tây Bắc chế biến vào dịp lễ, tết hay làm để bán vào chợ phiên, rất được nhiều người ưa thích.

Bánh láo khoải
Bánh láo khoải
Bánh láo khoải
Bánh láo khoải

Bánh Dày

Bánh dày – món bánh cổ truyền và hoạt động giã bánh dày không thể thiếu trong các dịp lễ, hội hay dịp tết đến xuân về của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía bắc. Theo quan niệm xưa bánh dày của người Mông không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông. Mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Theo tiếng Mông bánh dày được gọi là “Pé- Plẩu”.


Bánh dày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp thơm được hấp thành xôi. Vừng rang sẵn và mấy lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín. Để xoa tay và xoa các dụng cụ để nặn bánh để không bị dính. Bánh ngon hơn khi ăn nóng hổi mới làm xong. Để thưởng thức trọn vẹn mùi hương thơm đậm đặc vị xôi quê, thơm ngon riêng biệt của miền sơn cước. Có thể rán hay nướng lên để ăn. Tuyệt vời hơn khi chấm với mía đường hoặc mật ong.


Với bánh dày, rất nhiều dân tộc khác cũng có. Nhưng cách làm và hương vị của nó sẽ không bao giờ giống như của người Mông. Để lý giải được điều đó cũng khó. Bạn hãy đến với miền núi tây bắc để một lần được thưởng thức món quà của thiên nhiên. Và trực tiếp quan sát cách làm đầy nghệ thuật của những con người hiếu khách nơi xứ Mù.

Bánh Dày
Bánh Dày
Bánh Dày
Bánh Dày

Ớt nướng

Ở Lao Chải (Sa Pa), người H'Mông có một món ăn vô cùng đặc sắc từ ớt: ớt nướng. Để làm món này, người ta dùng những quả ớt xanh đã già, cho vào bếp củi nướng chín, tới khi hơi cay bị xì hết ra thì bỏ ra, phủi sạch bụi than rồi giã nhuyễn cùng với muối hạt rang. Chỉ đơn giản thế thôi cũng có thể trở thành một món chính trong bữa ăn rồi. Có gia đình cầu kì hơn thì thêm một chút dầu hoặc mỡ đun nóng rồi bỏ ớt đã giã cùng muối vào xào qua lên cho thơm. Thế là có món ăn vô cùng hấp dẫn.


Nghe tới nguyên liệu, chắc hẳn ai cũng sẽ hình dung ra ngay hương vị của món ăn này: đó là cay và mặn. Vì đã được nướng trên than củi nóng, hơi cay trong quả ớt bị xì bớt ra ngoài nên ớt không quá cay như chúng ta ăn thông thường. Cho ớt vào xào cũng làm tăng thêm độ thơm và hấp dẫn của món ăn.


Với chúng ta, có lẽ món ăn này chỉ hấp dẫn ở độ lạ, nhưng với bà con người H'Mông, mà cụ thể là ở bản Lao Chải (Sa Pa) thì đây lại là món quen thuộc, thậm chí là một trong những món ăn ngon. Nguyên nhân là vì cuộc sống của người dân ở đây khá khó khăn, bữa cơm ngày thường chủ yếu là các loại rau dại luộc hoặc nấu lên, nên món ớt với vị cay kích thích vị giác này lại trở thành điểm sáng trên mâm cơm. Bên cạnh đó, một số món ăn khác như canh rau dại cũng được người dân ở đây cho thêm ớt vào để tăng phần hấp dẫn cho món ăn. Nếu có cơ hội đến vùng cao, hãy thử một lần thưởng thức món ớt nướng của người H'Mông nhé.

Ớt nướng
Ớt nướng
Ớt nướng
Ớt nướng

Rượu ngô.

Rượu Ngô là loại rượu đặc sản của người H’Mông Sapa. Rượu H’Mông có mùi thơm đặc biệt từ của men lá rừng, vị đậm đà của thóc nương, ngô nếp.


SaPa ở độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển, khi hâụ mát mẻ, cây cối xanh tươi tốt. Chính nhờ điều kiện khí hâu thiên nhiêu ban tặng đó mà những sản phẩm để làm ra rượu cũng vô cùng đặc biệt, rượu được nấu từ thóc nương, ngô nếp và men lá được chế biết từ hơn 20 loại lá thảo dược khác nhau.


Trước khi nấu rượu bà con người H’mông phải chuẩn bị men cùng với nguyên liệu rất cẩn thận. Thóc nương đồ chín, cùng với ngô nếp, sau đó ủ với quả men đã chuẩn bị sẵn, trong qua trình ủ là sử phát triển lên men của các chất sinh học, dần dần biến đổi thành các chất hóa học trong quá trình lên men. Rượu được ủ cho đến khi nào có mùi rất thơm đặc trưng thì đem chưng cất theo công thức riêng của đồng bào nơi đây mới tạo ra được những giọt rượu vô cùng chất lượng thơm ngon.


Là đố uống chưng cất cho nên rượu có màu trong vắt, hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng vị ngọt dịu. Theo truyền thuyết dân tộc của người H’Mông thì rượu được nấu để cúng Giàng (thần tiên), vì vậy rượu được nấu hết sức kì công, rượu không chỉ mang ý nghĩa về ẩm thực, văn hóa rượu Tây Bắc mà còn ẩn sâu trong đó là nét văn hóa, tập quán của người H’Mông. Đặc điểm của rượu H’Mông là uống thơm ngon của hương thóc, hương ngô nếp hòa quyện với hương thơm từ 20 loại thảo dược có trong men rượu. Không những chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp.

Rượu ngô.
Rượu ngô.
Rượu ngô.
Rượu ngô.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?