Đôi mắt là cử sổ tâm hồn, một đôi mắt không chỉ đẹp là đủ mà còn phải khỏe mạnh. Ngày nay, tật cận thị ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở lớp trẻ, ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, làm việc. Một trong những giải pháp để khắc phục tật này là thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, hãy cùng toplist điểm qua những nhóm thực phẩm tiêu biểu ấy nhé.
Thực phẩm chứa canxi
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5- 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu. Trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích (hormones). Canxi là một khoáng chất cần thiết đối với đời sống của các loài sinh vật nói chung và với con người nói riêng.
Canxi không chỉ có tác động lên xương, làm xương chắc khỏe mà nó còn giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt thông qua việc ngăn chặn tình trạng bị giãn nhãn cầu. Thực phẩm đầu tiên bạn không thể bỏ qua đó là các loại hải sản đặc biệt là tôm. Lớp vỏ bao bọc ngoài của tôm rất giàu canxi. Một số thực phẩm có chứa canxi điển hình như: Trứng, tôm, cua, đậu tương, cá, sữa...
Thực phẩm giàu vitamin B2
Vitamin B2 có tên gọi quốc tế là riboflavin. Trong thiên nhiên, vitamin B2 có trong tất cả các tế bào sống. Các loại thực phẩm ta dùng hằng ngày như: Ngũ cốc, rau xanh, đậu các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách… đều có vitamin B2 (tỉ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15- 20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật. Vitamin B2 thải trừ chủ yếu theo nước tiểu (làm cho nước tiểu có màu vàng), một phần nhỏ thải trừ theo phân. Tất cả các vitamin nhóm B được sử dụng để tiêu hóa và chuyển đổi năng lượng từ các loại thực phẩm bạn ăn. Chúng làm điều này bằng cách chuyển đổi các chất dinh dưỡng từ carbohydrate, chất béo và protein thành năng lượng có thể sử dụng dưới dạng “ATP”. Vì lý do này, vitamin B2 rất cần thiết cho hoạt động của mỗi tế bào trong cơ thể của bạn. Thiếu hụt riboflavin hoặc thiếu vitamin B trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng. Vitamin B2 tương tác với các vitamin nhóm B khác, tạo nên vitamin B- complex. Trong thực tế, B2 phải có mặt ở mức đủ cao trong cơ thể để cho phép các vitamin B khác bao gồm: Vitamin B6 và axit folic thực hiện đúng tác dụng của chúng. Tất cả các loại vitamin B đều có chức năng quan trọng đối với hệ thần kinh, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, duy trì da, tóc, móng khỏe, giảm viêm và duy trì sự trao đổi chất.
Vitamin B2 có tác dụng điều tiết hoạt động của võng mạc và giác mạc được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, bờ mi bị viêm, viêm giác mạc. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều các loại thịt động vật như thịt bò, cừu, thịt lợn để bổ sung lượng vitamin này cho mắt nhé.
Thức ăn chứa nhiều Photpho
Photpho thường không thiếu trong thói quen ăn uống hiện nay. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm cuả con người đó là việc hấp thụ quá nhiều photpho. Một trong những lý do cho vấn đề này là các chất phụ gia thực phẩm chứa nhiều photpho được sử dụng để làm tăng mùi vị thực phẩm chế biến và nước ngọt. Photpho là một chất có liên quan chặt chẽ đến việc chuyển hóa canxi. Người ta cho rằng khối lượng xương và mật độ khoáng xương có thể bị giảm nếu lượng canxi thấp và dư thừa lượng photpho trong chế độ ăn uống duy trì ở một thời gian dài. Điều quan trọng là mọi người phải chú ý hấp thụ đầy đủ canxi cho xương chắc khỏe, bên cạnh đó không nên hấp thụ quá nhiều photpho.
Một người có xu hướng thường xuyên ăn ngoài hoặc ăn thực phẩm chế biến sẵn có thể có lượng photpho cao. Hãy thử điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân và sử dụng thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Tuy nhiên, phốt pho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Do vậy ăn thức ăn chứa nhiều phôt pho là rất cần thiết cho mắt. Những thức ăn có chứa nhiều phốt pho gồm: Cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu…
Thực phẩm kiềm tính
Các chuyên gia sử dụng thang đo pH để xác định thực phẩm có tính axit và tình kiềm, từ đó cung cấp kiến thức cho cộng đồng về việc lựa chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe. Các vật chất khác nhau có độ pH khác nhau, tương tự mỗi bộ phận cơ quan trong cơ thể chúng ta có một mức độ pH khác nhau. Ví dụ pH trong máu đạt mức xấp xỉ 7.34 nên máu có tính kiềm nhẹ, nếu mức pH này giảm xuống tức là máu nhiễm axit sẽ vô cùng nguy hiểm gây ra hiện tượng suy giảm chức năng của rất nhiều cơ quan được máu nuôi sống. Mặt khác, trên da lại tồn tại một màng axit mỏng giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân nguy hiểm từ môi trường, pH ở da khoảng 5.0 đến 5.5.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm chứa nhiều axit không tốt cho đôi mắt bị cận. Vì vậy để cải thiện tình trạng thị lực của mình, bạn hạn chế ăn nhiều đồ ăn chua giàu axit nhé. Bạn có thể bổ sung một số thực phẩm kiềm tính như các loại rau củ, hoa quả, đậu các loại.
Thực phẩm chứa selen
Selen được biết đến là một chất có độc tính mạnh. Tuy nhiên cơ thể con người vẫn cần một lượng vừa đủ ở ngưỡng nhất định. Bình thường, nồng độ của selen có trong võng mạc cao hơn hẳn so với các tổ chức khác của cơ thể, có tác dụng làm sáng mắt do sự điều hòa quá trình sinh các gốc tự do trong võng mạc. Selen còn có tác dụng đảm bảo sự toàn vẹn của thủy tinh thể, nên ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể.
Nếu thiếu selen thì hệ miễn dịch sẽ liên quan tới độ nhanh nhạy của thị lực. Nếu mỗi ngày cơ thể chúng ta không đưa vào một lượng selen nhất định, sẽ phát sinh cận thị và các bệnh về mắt khác ảnh hưởng và có tác động lên đôi mắt. Selen giúp ổn định thị lực, hạn chế viêm nhiễm và cải thiện tình trạng mắt của bạn. Thức ăn chứa nhiều selen có trong cá tôm, các loại sò, hến và các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm, rau mã thầy, cà rốt...
Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và riaxin (niacin)
Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra viêm dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh thị giác. Gây sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng…
Nếu thiếu niaxin (niacin) sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác… Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và niaxin trong đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt… Đây chính là những thực phẩm quan trọng không nên bỏ qua của người bị bệnh cận thị.
Thực phẩm giàu vitamin A
Từ lâu, vitamin A được biết đến rất nhiều vì công dụng của nó đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đôi mắt. Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới nhiều dạng. Nó đều có vòng Beta- ionon và gắn vào nó là chuỗi isoprenoit. Cấu trúc này là thiết yếu cho độ hoạt động sinh hóa của vitamin, nhưng phổ biến nhất là ba dạng chính: Retinol (dạng động vật của vitamin A, có màu vàng, hòa tan trong dầu, tốt cho thị lực và phát triển xương), dạng andehyt là retinal, hay dạng axít là axít retinoirc. Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc, giúp mắt nhìn rõ hơn dù trong điều kiện thiếu ánh sáng. Nếu thiếu vitamin A sẽ khiến bạn giảm thị lực, nhìn trong bóng tối kém đi, dễ mắc bệnh quáng gà, có thể dẫn đến mù lòa.
Vitamin A là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Và cà chua là 1 trong những loại thực phẩm cung cấp vitamin A tuyệt vời.Trong cà chua chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất trong khi hàm lượng calo rất thấp, không làm tăng cân. Để đôi mắt khỏe đẹp hơn bạn nên sử dụng thực phẩm có chứa vitamin này trong bữa ăn hàng ngày hoặc từ các loại trái cây nhé. Điển hình như trứng gà, sữa, các loại rau củ màu đỏ, quả gấc, dầu gấc, cà rốt, đu đủ...
Thực phẩm chứa kẽm
Võng mạc của chúng ta có hàm lượng kẽm cao nhất, ngoài ra lượng kẽm ở mi mắt cũng khá nhiều. Kẽm cũng rất cần thiết cho việc làm sạch gan, sửa chữa tế bào và nạp ô xy cho cơ thể. Lượng kẽm tập trung cao nhất trong cơ xương và xương, mắt, lông, da, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, gan và thận. Những căn bệnh phát sinh do dấu hiệu thiếu kẽm, gồm: Mụn trứng cá, thiếu máu, kém ngon, suy giảm nhận thức, còi xương, chậm lành vết thương, cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên. Nhiều người còn bị tiêu chảy, rụng tóc, da thô ráp, móng tay chân mỏng, hoặc móng tay chân có các bợt trắng nhỏ, nếm ngửi mùi vị yếu, trí nhớ chệch choạc, thị lực ban đêm kém.
Kẽm rất quan trọng cho thị lực tốt. Nó biểu hiện ở việc tập trung cao kẽm được tìm thấy trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Nếu mức độ kẽm thích hợp có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu khiến mất thị lực. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Để đôi mắt không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xảy ra khi thiếu kẽm, bạn nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm cho bữa ăn của mình nhé. Có thể điểm mặt một số thực phẩm chứa kẽm như: Trứng, sò biển, tôm, cá...
Thực phẩm giàu beta caroten
Beta caroten còn được gọi là provitamin A, là tiền chất để tổng hợp vitamin A- một loại vitamin rất cần thiết cho mắt. Đây được xem là tiền thân tốt nhất của vitamin A trong các loại carotenoid. Bởi vitamin A thì chỉ có trong động vật nên đây cũng là một nguồn bổ sung tốt vitamin A cho những người ăn thuần chay. Beta caroten tuy là tiền chất của vitamin A nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì mà vitamin A có. Nó còn sở hữu những hoạt dụng sinh học rộng rãi khác, độc lập với loại vitamin thân thuộc này. Không còn gì phải bàn cãi về tác dụng của Beta caroten với đôi mắt rồi bởi vì những tác dụng của nó đối với mắt rất rõ ràng.
Beta caroten giúp tạo thành rhodopsin- sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng, và có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hoá điểm vàng, qua đó giảm nguy cơ mù loà. Là tiền chất của vitamin A, chất tăng cường thị lực, cải thiện tình trạng cận thị của mắt. Beta caroten có nhiều trong rau củ có màu, đặc biệt là màu cam, xanh và đỏ như: Cà rốt, gấc, đu đủ, cà chua, bí đỏ, khoai lang...
Thực phẩm có chứa crom
Crom (Choromium) là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể người. Crom giúp ổn định lượng đường trong máu, tác động tích cực đến thị giác góp phần vào sự phát triển của con người. Crom tác động tích cực đến thị giác, nếu một người có hàm lượng crom thấp thì nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp càng cao.
Thiếu crom sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là đôi mắt. Nó sẽ khiến nhân mắt dễ bị tình trạng lồi ra, tăng độ cận nhanh hơn. Vì thế hãy có biện pháp chăm sóc sức khỏe thật thông minh nhé, hãy bổ sung thêm thực phẩm có chứa crom để bảo vệ mắt. Nguyên tố vi lượng này rất giàu các sản phẩm thực vật như: Gia vị, các loại đậu, ngũ cốc, quả việt quất, quả nam việt quất, chuối, táo, cam, ngũ cốc, khoai tây, nấm, cà chua, bắp cải và cà rốt. Ngoài ra, crom được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật, cụ thể là trong thịt, cá, gan bò, sữa và các sản phẩm từ sữa và trứng gà.