Nam Mỹ là phần lục địa thuộc châu Mỹ, diện tích khoảng 17.840.000 km2, dân số khoảng 385,75 triệu người. Trong suốt hai thế kỉ, các nước thuộc khu vực Nam Mỹ đã trải qua thời kỳ phát triển kinh tế cao, phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên. Khoảng cách giàu nghèo ở nơi đây được cho là cao nhất trong các châu lục.
Uruguay
Uruguay là một quốc gia độc lập có diện tích nhỏ thứ hai ở Nam Mỹ và là một trong những nước giàu nhất khu vực hiện nay với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, GDP cao và đứng thứ 50 về chất lượng sống trên thế giới. Nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp - chiếm 10% GDP và đứng thứ nhất về xuất khẩu. Ngoài ra, cùng với Chile, Uruguay là nước ít tham nhất trong khu vực.
Kinh tế Uruguay là nền kinh tế thương mại, đặc biệt là xuất khẩu nông sản, chính điều này đã khiến cho giá cả hàng hóa trong nước dễ bị biến động. Môi trường đầu tư tốt, hệ thống pháp lý mạnh, thị trường tài chính mở cửa cùng chiến lược kích thích tăng trưởng dựa trên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước bạn đã khiến nền kinh tế của Uruguay phát triển.
Grenada
Kinh tế Grenada dựa vào ngành nông nghiệp trồng trọt, đánh bắt cá và du lịch. Nhờ vào những chính sách cải cách thuế và quản lý kinh tế vĩ mô một cách cẩn thận đã khiến kinh tế của quốc gia này đạt được những tiến bộ. Bên cạnh đó, thương mại, xây dựng và du lịch đã giúp cho các hoạt động kinh tế của Grenada đạt hiệu quả hơn.
Quốc gia này là nhà sản xuất hàng đầu về ngành gia vị như: quế, đinh hương, gừng, nhục đậu khấu, tiêu, trần bì, cà phê. Trong đó, hạt nhục đậu khấu cung cấp 20% nguồn cung của thế giới và chính những hạt nhục đậu khấu là biểu tượng được in trên lá cờ của Grenada. Ngoài ra, quốc gia này cũng là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới sau Indonesia về nhục đậu khấu.
Colombia
Colombia có nền kinh tế với mức thu nhập người dân trên mức trung bình. Dầu mỏ chính là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của đất nước này. Sản xuất chiếm gần 12% kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng trên 10%/năm.
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Colombia phát triển nhanh nhất trên thế giới và có mạng lưới cáp quang dài nhất ở châu Mỹ Latin. Ngoài ra, quốc gia này cũng có ngành công nghiệp đóng tàu thuộc vào hàng lớn nhất thế giới.
Cộng hòa Dominica
Dominica có một nền kinh tế chậm phát triển và phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, mức sống của người dân ở quốc gia này vẫn được xếp ở mức trên trung bình. Mặc dù, sản xuất đường là ngàng kinh tế truyền thống, nhưng hiện nay, Cộng hòa Dominica đã trở thành quốc gia có mặt hàng xuất khẩu niken và sắt đứng đầu Mỹ Latin và đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác vàng và điện năng.
Những sản phẩm từ các cây công nghiệp như: mía, cà phên, ca cao, thuốc lá và niken là nguồn xuất khẩu của yếu của quốc đảo này. Bên cạnh đó, du lịch cũng là ngành thu được nhiều ngoại tệ nhất cho quốc gia này. Việc thành lập khoảng 40 khu chế xuất công nghiệp cùng với sự phát triển của du lịch đã tạo nên nền kinh tế của Dominica năng động.
Suriname
Suriname là quốc gia diện tích nhỏ nhất ở khu vực Nam Mỹ và là nơi duy nhất không thuộc Vương quốc Hà Lan nói tiếng Hà Lan ở Tây Bán Cầu. Đất nước này là nơi giao hòa giữa nhiều nền văn hóa Phi, Mỹ - Anh Điêng, châu Á, Do Thái và Hà Lan, tất cả đều được phản ánh thông qua phong tục, tập quán cũng như phong cách sống của người dân nơi đây - đa dạng nhưng vẫn rất hài hòa.
Ngành nông nghiệp của quốc gia này chủ yếu dựa vào trồng trọt (lúa, mía, chuối và cam), các nguồn lợi khác như đánh bắt và khai thác gỗ. Ngoài ra, bauxit và nhôm được sản xuất tại chỗ nhờ các công trình thủy điện là hai mặt hàng xuất khẩu chính của Suriname. Chính bởi tình trạng tham nhũng, lạm phát và thiếu năng lực đã kìm hãm sự phát triển của quốc gia này.
Chile
Chile là quốc gia thuộc phía Nam khu vực Nam Mỹ và được đánh giá là có nền kinh tế thị trường mở - một quốc gia có chính sách thông thoáng nhất trong khu vực.
Dẫn đầu trong những nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ, Chile có một nền kinh tế thị trường với mức độ trao đổi hàng hóa với nước ngoài cao. GDP trung bình tăng 8%/năm trong giai đoạn 1991 - 1997, nhưng đến năm 1998 lại bị giảm xuống 1/2 do các chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện để giữ thâm hụt trong kiểm soát cùng thu nhập từ xuất khẩu giảm.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nền kinh tế của Chile đã phục hồi và tăng trưởng một cách rõ rệt, khoảng 5-7%.
Argentina
Nhìn chung, Argentina có nền kinh tế tương đối phát triển. Đây là một trong những quốc gia giàu nhất khu vực Nam Mỹ với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, người dân có trình độ học vấn, ngành nông nghiệp theo hướng xuất khẩu cùng ngành công nghiệp đa dạng.
Tuy nhiên, trong lịch sử, nền kinh tế của Argentina đã trải qua những bước phát triển không đồng đều. Đầu thế kỉ XX, Argentina là một trong những nước giàu nhất thế giới nhưng hiện tại chỉ là nước có thu nhập trên mức trung bình.
Venezuela
Venezuela là thành viên lớn thứ 5 của tổ chức OPEC tính về sản lượng dầu hỏa. Doanh thu từ việc xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela chiếm hơn 50% GDP của cả nước và chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 1950 - 1980, kinh tế Venezuela phát triển mạnh nhất trong khu vực Nam Mỹ, thu hút nhiều người nhập cư và trở thành nước có tiêu chuẩn sống cao nhất khu vực. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1980 đã làm cho nền kinh tế của quốc gia này bị thu nhỏ, tiền tệ mất giá trị, nạn lạm phát tăng cao đỉnh điểm vào năm 1989 (84%) và năm 1996 (99%).
Ngoài việc kinh tế của quốc gia này chủ yếu dựa vào dầu mỏ thì ngành công nghiệp nặng và nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Quốc gia này sản xuất tập trung và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng như: thép, nhôm và xi măng. Ngành nông nghiệp ở Venezuela chiếm khoảng 3% GDP, 10% lượng lao động và ít nhất 1/4 diện tích đất.
Brazil
Brazil là quốc gia xếp thứ 6 trong số những nước giàu nhất khu vực Nam Mỹ. Quốc gia này có nền kinh tế thị trường tự do theo hướng xuất khẩu và chính sự phát triển về khoa học công nghệ là yếu tố chính hấp dẫn sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với khoảng 20 tỉ USD/năm
Sản phẩm công nghiệp chiếm 3/5 tổng sản phẩm công nghiệp của Nam Mỹ. Trong khoảng hai thập kỉ, ngành nông nghiệp của Brazil luôn có năng suất cao nhất trong khu vực. Nông nghiệp và khai thác mỏ cũng làm tăng thặng dư trao đổi một cách đáng kể làm cho một lượng tiền lớn được đầu tư vào đất nước và giảm nợ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Việc sở hữu một nền công nghệ tiên tiến và hiện đại khiến cho Brazil phát triển được các dự án lớn từ tàu điện ngầm, máy bay và bao gồm cả việc nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu thăm dò dầu trong vùng nước sâu.
Peru
Peru là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Đất nước này là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại, từ văn mình Norte Chico đến Đế quốc Inca. Kinh tế của quốc gia này được Ngân hàng thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao. Năm 2011, kinh tế Peru là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ sự bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000.
Về mặt lịch sử, kinh tế Peru gắn liền với xuất khẩu, thu ngoại tệ để chi cho nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài. Song trong những thập niên gần đây, chính sách kinh tế của quốc gia này đã thay đổi nhiều, tiêu biểu là: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty nước ngoài, mở hệ thống kinh tế kế hoạch,...
Hiện nay, ngành dịch vụ của Peru chiếm 53% tổng sản phẩm quốc nội, ngành chế tạo chiếm 22,3%, công nghiệp khai khoáng chiếm 15% và các loại thuế chiến 9,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: đồng, vàng, thiếc, hàng dệt may và bột cá.