Bắc Mỹ phần phía Bắc của toàn bộ châu Mỹ gồm 23 quốc gia độc lập với diện tích khoảng 24.709.000 km2 và tổng số dân khoảng 529.000.000 người. Nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa hình thuận lợi nên khu vực này có thể phát triển đa dạng các ngành từ công nghiệp đến nông – lâm – ngư nghiệp. Trong bài viết hôm nay Toplist sẽ cung cấp cho độc giả các thông tin về 10 quốc gia có thu nhập bình quân (GDP/người/năm) cao nhất ở khu vực Bắc Mỹ hiện nay.
Costa Rica
Khoảng đầu thế kỷ 21 các ngành kinh tế như sản xuất hàng điện tử, sản xuất dược phẩm, sản xuất nhu liệu, dịch vụ tài chính và ngành du lịch sinh thái là những trụ cột chính của nền kinh tế Costa Rica. Hiện nay quốc gia này có trình độ giáo dục cao, cùng với các chính sách khuyến khích sự tự do mậu dịch đặc biệt là ngành công nghiệp kỹ thuật nên đã giúp nước này thu hút một nguồn đầu tư nước ngoài khá lớn.
Barbados
Barbados cũng là một quốc đảo nằm ở phía Tây của Đại Tây Dương và phía Đông vùng biển Caribean. Kinh tế của Barbados dựa chủ yếu vào ngành du lịch, tài chính ngân hàng và chế biến đường. Chất lượng cuộc sống của người dân ở quốc đảo này tương đối cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này là đường, mật, hóa chất, quần áo, rượu rum, bia. Chính phủ Barbados đang ra sức giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp, thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư nước ngoài và thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Riêng ngành dịch vụ mang lại 3/4 tổng thu nhập quốc dân và giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao động.
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia giàu nhất khu vực Bắc Mỹ mà đây còn là nền kinh tế lớn nhất nước Mỹ. Kinh tế Hoa Kỳ mang tính chất hỗn hợp vì đây là nơi các công ty, các tập đoàn lớn cùng với các công ty tư nhân là các thành phần chính của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nền kinh tế nước này luôn duy trì được năng suất lao động rất cao với tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp cùng trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển với khả năng nghiên cứu và nguồn đầu tư vốn cao.
Saint Kitt và Nevis
Saint Kitt và Nevis là một quốc đảo thuộc quần đảo Leeward đây là quốc gia có diện tích nhỏ nhất và dân số ít nhất tại khu vực Bắc Mỹ. Các ngành kinh tế từ du lịch, công nghiệp và nông nghiệp của Saint Kitt và Nevis đều phát triển tương đối đồng đều. Trong đó du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính của quốc gia. Ngoài ra, quốc gia này cũng phát triển các ngành công nghiệp như may mặc, lắp ráp, quốc gia này là nơi có ngành công nghiệp lắp ráp điện tử lớn nhất trong vùng Caribean.
Canada
Hiện nay Canada quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới và nằm trong danh sách các quốc gia giàu nhất trên thế giới. Dịch vụ là ngành chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada giống như nhiều quốc gia phát triển khác. Kinh tế của Canada có sự liên kết chặt chẽ với kinh tế của Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường và mô hình sản xuất. Thương mại quốc tế cũng đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế Canada, nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bahamas
Bahamas là một quốc đảo với hơn 700 hòn đảo cùng các cồn và đảo nhỏ nằm trong khu vực Đại Tây Dương ở vùng phía đông của Hoa Kỳ. Kinh tế của Bahamas rất ổn định chủ yếu phát triển với dựa vào ngành du lịch cùng các dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, Bahamas là một trong những trung tâm tài chính nước ngoài hàng đầu thế giới.
Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago là một quốc đảo nằm ở phía Nam của biển Caribean gồm 2 đảo chính là Trinidad và Tobag cùng với 21 hòn đảo nhỏ khác với tổng diện tích lên tới 5.128 km2. Quốc gia này là một địa điểm đầu tư tuyệt vời của giới doanh nhân quốc tế. Lĩnh vực phát triển hàng đầu của đất nước này trong thời gian qua là khí tự nhiên. Ngoài ra du lịch cũng khá phát triển, tỉ lệ lạm phát rất thấp và thặng dư thương mại cao nên nền kinh tế nước này luôn phát triển ổn định.
Antigua và Barbuda
Nền kinh tế của Antigua và Barbuda chủ yếu dựa vào sự phát triển của ngành dịch vụ và du lịch cùng các dịch vụ của chính phủ là các nguồn quan trọng để giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Trong đó ngành du lịch mang lại nguồn thu hơn một nửa cho tổng GDP quốc gia, đây cũng là nguồn thu chủ yếu của các hoạt động trao đổi nước ngoài tại Antigua và Barbuda.
Panama
Panama là nằm ở vùng cực nam của Trung Mỹ là cầu nối giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nền kinh tế của Panama chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ chiếm 75% GDP trong đó quan trọng nhất là ngân hàng, ngành thương mại và phát triển du lịch do có vị trí địa lý thuận lợi. Hiện nay, việc chuyển giao quyền quản lý các kênh đào và những căn cứ quân sự của Mỹ làm các dự án xây dựng mới ở khu vực này bùng nổ kích thích kinh tế của Panama phát triển. Nền kinh tế của Panama phát triển ổn định nhất trong các nước Mỹ Latin.
Mexico
Hiện nay kinh tế của Mexico là một trong những nền kinh tế có quy mô lớn nhất trên thế giới. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1994, Chính phủ Mexico đã thực hiện những cải cách đáng kể trong nền tảng nền kinh tế vĩ mô để khôi phục vị thế và tốc độ phát triển nên Mexico đã nằm ngoài vùng tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế Nam Mỹ ở năm 2002, và luôn duy trì tích cực sự phát triển ổn định của nền kinh tế thị trường cho tới thời điểm hiện tại.