Top 9 Sự kiện nổi bật nhất trong tháng 9 dương lịch của Việt Nam

Không chỉ riêng đối với Việt Nam mà đối với những Quốc gia khác trên thế giới đều có các ngày gắn với các sự kiện, ngày tháng đặc biệt trong năm với mục đích tưởng nhớ, đánh dấu một thời khắc quan trọng nào đó… Tuy nhiên nhiều người do quá bận bịu với cuộc sống, công việc hay vì một lý do nào đó mà không thể nhớ hết được những ngày kỷ niệm sự kiện đặc biệt này. Hôm nay hãy cùng toplist liệt kê lại các sự kiện nổi bật nhất trong tháng 9 dương lịch của Việt Nam.

Ngày Quốc khánh của Việt Nam (Independence Day of Vietnam): 02/09

Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


Bối cảnh lịch sử: Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử Lê Đức Thọ đón Hồ Chí Minh từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Sau đó, Hồ Chí Minh về ở căn gác số 48, Hàng Ngang rồi hàng ngày đến làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền — trụ sở của Chính phủ lâm thời. Trong các ngày 28 và 29 tháng 8, Hồ Chí Minh dành phần lớn thời gian viết ra bản Tuyên ngôn độc lập.

Chọn ngày ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập:
Sau ngày 19 tháng 8, Hồ Chí Minh và các cộng sự của ông bàn bạc việc chọn ngày ra mắt quốc dân để đọc Tuyên ngôn độc lập. Có nhiều ý kiến đề nghị chọn ngày gần sau đó là ngày 25 hoặc 28 tháng 8. Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng kể rằng: ông Vũ Đình Tụng, bác sĩ riêng của Hồ Chí Minh và cũng là một giáo dân Công giáo, đã đề xuất lấy ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hồ Chí Minh hỏi vì sao thì ông Tụng giải thích: nó rơi vào ngày Chủ nhật nên mọi người được nghỉ việc, ngày 2 tháng 9 cũng là ngày Chúa nhật kính các đấng tử đạo Việt Nam, là lễ trọng nên giáo dân đều đi dự lễ; thời đó chỉ có phía Công giáo mới có các đoàn thể với áo quần đồng phục, đội ngũ chỉnh tề nên dễ vận động đồng bào Công giáo tham gia mít-tinh sau khi tan lễ. Sau đó, Hồ Chí Minh cho người liên lạc với bên phía tòa giám mục Hà Nội. Đến ngày 22 tháng 8, Người đến thăm Nhà thờ lớn Hà Nội. Tại đây, khi thấy giáo dân đang chuẩn bị cờ, hoa trang trí nhà thờ, chuẩn bị mừng lễ các vị tử đạo Việt Nam vào ngày 2 tháng 9 sắp tới, Hồ Chí Minh suy nghĩ một lúc rồi nói: "Tôi sẽ làm cho ngày đó thêm ý nghĩa nữa". Có lẽ ý tưởng này đã đưa đến việc ông chọn ngày 2 tháng 9 là ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ sử học Nguyễn Quang Liệu thì việc Hồ Chí Minh chọn ngày 2/9 là để trùng với ngày Phát xít Nhật chính thức ký thỏa thuận đầu hàng quân Đồng Minh và lá cờ phát xít Nhật bị hạ xuống, qua đó nhằm thể hiện rõ Việt Nam là một quốc gia độc lập[5] Ngày 28/8, Hồ Chủ tịch mới bắt đầu viết Tuyên ngôn Độc lập nên không thể ra mắt đồng bào trước ngày 28/8. Hồ Chủ tịch đặt yêu cầu với các phụ tá là phải tổ chức Lễ đọc tuyên ngôn không thể ngắn hơn 4 ngày nhưng cũng không thể kéo dài hơn 4 ngày vì quân Tưởng Giới Thạch đã bắt đầu kéo vào Việt Nam, vì vậy ngày 2/9 đã được chọn. Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, hơn 50 vạn người dân Hà Nội đã tụ họp tại quảng trường Ba Đình chào mừng thành lập chính phủ mới. Thay mặt cho toàn thể chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, chương 1, điều 13, mục 4 khẳng định: "Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945".

Ngày Quốc khánh của Việt Nam (Independence Day of Vietnam): 02/09
Ngày Quốc khánh của Việt Nam (Independence Day of Vietnam): 02/09
Ngày Quốc khánh của Việt Nam (Independence Day of Vietnam): 02/09
Ngày Quốc khánh của Việt Nam (Independence Day of Vietnam): 02/09

Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam; Ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam: 07/09

Đài Tiếng nói Việt Nam, hay còn gọi là Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam (tên tiếng Anh là "Radio The Voice of Vietnam", viết tắt là VOV), là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân". Đài được sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng. Hiện tại, Đài Tiếng nói Việt Nam là tổ hợp truyền thông đa phương tiện quan trọng hàng đầu cả nước, với đủ cả bốn loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.


11h30 trưa ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" trên nền nhạc bài "Diệt phát xít" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.

Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam; Ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam: 07/09
Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam; Ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam: 07/09
Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam; Ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam: 07/09
Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam; Ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam: 07/09

Ngày Biết chữ Quốc tế (International Literacy Day): 08/09

Ngày Quốc tế biết Chữ (tiếng Anh: World Literacy Day, còn gọi là Ngày biết Chữ Thế giới, Ngày Giáo dục Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 9. Đây là ngày nhắc nhở hành động xóa nạn mù chữ trên thế giới. Trên thế giới, theo dự đoán năm 2010 còn khoảng 775.000.000 người lớn (trên 15 tuổi) thiếu kỹ năng đọc và viết tối thiểu; một phần 5 số người trưởng thành vẫn không biết chữ và 2 phần 3 trong số họ là phụ nữ;[1] 60,7 triệu trẻ em không đi học và còn nhiều hơn số đó đi học không đều hay là thường xuyên vắng mặt.


Ngày biết chữ quốc tế được thành lập bởi UNESCO sau Hội nghị thế giới để xóa nạn mù chữ vào tháng 9 năm 1965 tại Tehran và lần đầu tiên tổ chức vào ngày 8 tháng 9 năm 1966.


Hoạt động:

Trong ngày này, ngoài rất nhiều sự kiện được tổ chức cho thấy những hậu quả kinh tế và xã hội liên quan đến nạn mù chữ trên toàn thế giới, ba giải thưởng giáo dục sẽ được UNESCO trao giải:

  • Giải thưởng xóa nạn mù chữ của UNESCO và International Reading Association( UNESCO International Reading Association Literacy Prize) (Hiệp hội biết Đọc Quốc tế) đã được trao tặng từ năm 1979 cho các tổ chức, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ cuộc chiến chống nạn mù chữ.
  • UNESCO King Sejong Literacy Prize (Giải UNESCO-Triều Tiên Thế Tông xóa nạn mù chữ) từ năm 1989 do chính phủ Hàn Quốc tài trợ được trao cho các cơ quan và các tổ chức đã cam kết thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ bản địa tại các nước đang phát triển.
  • UNESCO Confucius Prize for Literacy (Giải UNESCO-Khổng Tử xóa nạn mù chữ) từ năm 2005 do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tài trợ để thúc đẩy biết chữ cho phụ nữ và những người trẻ tuổi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Năm 2003, UNESCO cũng công bố Thập niên Biết chữ.

Ngày Biết chữ Quốc tế (International Literacy Day): 08/09
Ngày Biết chữ Quốc tế (International Literacy Day): 08/09
Ngày Biết chữ Quốc tế (International Literacy Day): 08/09
Ngày Biết chữ Quốc tế (International Literacy Day): 08/09

Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy): 15/09

Vào tháng 9 năm 1997, Liên minh Liên nghị viện (IPU) đã thông qua một Tuyên bố chung về dân chủ. Tuyên bố đó khẳng định các nguyên tắc dân chủ, các yếu tố và sự thực hiện của các chính phủ dân chủ, và phạm vi quốc tế của nền dân chủ. Các cuộc hội thảo quốc tế về nền dân chủ mới và phục hồi (Quá trình ICNRD) bắt đầu vào năm 1988 theo sáng kiến của Tổng thống Corazon C. Aquino của Philippines sau khi diễn ra cuộc "Cách mạng sức mạnh Nhân dân" hòa bình để lật đổ 20 năm chế độ độc tài của Ferdinand Marcos. Lúc đầu là một diễn đàn liên chính phủ, quá trình ICNRD phát triển thành một cấu trúc ba bên với sự tham gia của các chính phủ, quốc hội và xã hội dân sự. Hội nghị lần thứ sáu (ICNRD-6) đã diễn ra tại Doha, Qatar vào năm 2006 củng cố bản chất ba bên của quá trình và kết thúc với Tuyên bố và Kế hoạch hành động nhằm tái khẳng định các nguyên tắc và các giá trị cơ bản của nền dân chủ.

Dựa trên kết quả của Hội nghị ICNRD-6, một Hội đồng tư vấn được thành lập bởi chủ tịch của quá trình - Qatar - đã quyết định để thúc đẩy một Ngày Quốc tế Dân chủ. Qatar đã dẫn đầu trong việc soạn thảo các văn bản của nghị quyết Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc triệu tập và họp tham vấn với các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo đề nghị của IPU, 15 tháng 9 (ngày thông qua Tuyên ngôn dân chủ) được chọn là ngày mà cộng đồng quốc tế sẽ cử hành Ngày Quốc tế Dân chủ mỗi năm. Nghị quyết với tựa đề "Hỗ trợ bởi hệ thống Liên hiệp quốc trong nỗ lực của các Chính phủ để thúc đẩy và củng cố nền dân chủ mới hoặc khôi phục", đã được thông qua bởi sự đồng thuận vào ngày 08 tháng 11 năm 2007. Với mục đích thúc đẩy và duy trì các nguyên tắc dân chủ và mời gọi tất cả các quốc gia và các tổ chức thành viên để kỷ niệm ngày này một cách thích hợp góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng.


Lời mở đầu của Nghị quyết khẳng định:
“Trong khi các nền dân chủ chia sẻ những đặc điểm chung, không có mô hình duy nhất của dân chủ và dân chủ không thuộc về riêng bất cứ quốc gia hoặc khu vực nào...Dân chủ là một giá trị phổ quát dựa trên ý chí tự do biểu đạt của người dân để xác định hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa riêng của họ, và sự tham gia đầy đủ của họ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống".


Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy): 15/09
Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy): 15/09
Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy): 15/09
Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy): 15/09

Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ôzôn (International Day for the Preservation of the Ozone Layer): 16/09

16 tháng 9 đã được chỉ định bởi các Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ôzôn. Định này được thực hiện vào ngày 19 tháng 12 năm 1994, nhân kỷ niệm ngày này, vào năm 1987, trên đó các quốc gia ký kết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.


Tầng ozon như một lá chắn tự nhiên của Trái đất chống lại bức xạ tia cực tím, do đó giúp bảo vệ sự sống trên hành tinh. Việc ngừng sử dụng có kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ozon và những cắt giảm liên quan không chỉ giúp bảo vệ tầng ozon cho thế hệ tương lai mà còn góp phần đáng kể vào các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hơn nữa, tầng ozon giúp bảo vệ sức khoẻ con người và các hệ sinh thái bằng cách chống lại bức xạ tia tím có hại đến mặt đất.


Vào ngày 16/9 hằng năm, cộng đồng quốc tế cùng kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone nhằm nêu bật vai trò của tầng ozone cũng như sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế để hạn chế các nguy cơ mà hoạt động của con người có thể gây ra cho trái đất.

Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ôzôn (International Day for the Preservation of the Ozone Layer): 16/09
Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ôzôn (International Day for the Preservation of the Ozone Layer): 16/09
Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ôzôn (International Day for the Preservation of the Ozone Layer): 16/09
Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ôzôn (International Day for the Preservation of the Ozone Layer): 16/09

Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên hợp Quốc): 21/09

Ngày quốc tế Hòa bình, cũng gọi không chính thức là Ngày Hòa bình thế giới diễn ra hàng năm vào ngày 21 tháng 9. Ngày này được dành để tôn vinh nền Hòa bình thế giới, và kêu gọi chấm dứt chiến tranh, bạo lực và là dịp để tổ chức các lệnh ngừng bắn tạm thời trong vùng chiến sự để các lực lượng cứu trợ nhân đạo thi hành sứ mệnh của mình. Ngày quốc tế Hòa bình được nhiều quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị và quân sự tuân thủ. Ngày quốc tế Hòa bình đầu tiên được tổ chức lần đầu trong năm 1981.


Để khai mạc ngày này, "Chuông Hòa bình" ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc (tại thành phố New York, Hoa Kỳ) bắt đầu ngân vang báo hiệu. Chuông này được đúc từ các đồng tiền kim loại quyên góp của các trẻ em từ khắp các châu lục ngoại trừ châu Phi. Đó là món quà tặng của "Hiệp hội Liên Hiệp Quốc" của Nhật Bản, và được coi như "một lời nhắc nhở về phí tổn nhân mạng cho chiến tranh". Các chữ khắc ghi trên mặt chuông như sau: "Vạn tuế hòa bình tuyệt đối trên thế giới". Các cá nhân cũng có thể mang phù hiệu Chim bồ câu hòa bình màu trắng để kỷ niệm ngày quốc tế Hòa bình, do một tổ chức phi lợi nhuận của Canada sản xuất.

Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên hợp Quốc): 21/09
Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên hợp Quốc): 21/09
Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên hợp Quốc): 21/09
Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng Liên hợp Quốc): 21/09

Ngày Thu phân

Tiết Thu phân, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa của mùa thu, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với điểm thu phân (tiếng Anh: Autumnal equinox) tại Bắc bán cầu của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo quan điểm của khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa thu tại Bắc bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên xích đạo thiên cầu (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và bắt đầu đi xuống hướng nam. Về mặt thời gian, thu phân bắt đầu vào khoảng 22 tháng 9 đến 24 tháng 9.


Theo quy ước, tiết thu phân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 23 hay 24 tháng 9 khi kết thúc tiết bạch lộ và kết thúc vào khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết hàn lộ bắt đầu.


Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ. Ở Nam bán cầu thì thời điểm đó lại là điểm diễn ra điểm xuân phân (Vernal equinox) tại bán cầu này.

Ngày Thu phân
Ngày Thu phân
Ngày Thu phân
Ngày Thu phân

Ngày Nam bộ kháng chiến, chiến tranh Việt Nam: 23/09

Nam Bộ kháng chiến là xung đột quân sự giữa Việt Nam và liên quân Anh, Pháp, Nhật bắt đầu xảy ra trước khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, được lấy mốc là ngày 23/9/1945, khi các lực lượng quân sự Việt Nam chống lại việc Pháp tái chiếm Nam Bộ. Chiến sự ban đầu diễn ra trên chiến trường Nam Bộ, sau đó phát triển ra Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp bất ngờ đánh úp quân đội Việt Nam tại Sài Gòn-Chợ Lớn. Họ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng Việt Minh ở đây, đặc biệt là Liên khu Bình Xuyên do Dương Văn Dương (sau là Thiếu tướng) chỉ huy. Quân Pháp bị bao vây trong thành phố.


Ngay sáng 23 tháng 9, chính quyền Nam Bộ đã họp tại phố Cây Mai, Chợ Lớn. Tham dự có các nhân vật quan trọng như Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Nguyễn, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng... Hội nghị nhất trí điện ra Chính phủ Trung ương xin phép được kháng chiến. Hội nghị cũng thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch và Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn-Chợ Lớn do Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch.


Đến chiều, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo: "Sáng hôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiêm chiếm trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đã gây đổ máu ở đường phố Sài Gòn... Không lẽ chịu nhục hoài; vì danh dự của dân tộc, chúng ta coi trọng quyền lợi của quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến..."

Ngày Nam bộ kháng chiến, chiến tranh Việt Nam: 23/09
Ngày Nam bộ kháng chiến, chiến tranh Việt Nam: 23/09
Ngày Nam bộ kháng chiến, chiến tranh Việt Nam: 23/09
Ngày Nam bộ kháng chiến, chiến tranh Việt Nam: 23/09

Ngày Hàng hải Thế giới (World Maritime Day): 28/09

Năm 1948, Hội nghị quốc tế tại Geneva đã phê chuẩn Công ước thành lập Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) - Cơ quan chuyên ngành của Liên Hợp quốc nhằm xây dựng và duy trì khung pháp lý hữu hiệu cho Vận tải biển.


Nhấn mạnh vai trò của Ngành vận tải biển trong Chiến lược phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, Ngày Hàng hải Thế giới năm 2020 diễn ra ngày 24/9/2020 với chủ đề “Vận tải biển bền vững vì một hành tinh bền vững” khuyến khích các quốc gia thành viên IMO tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan về vai trò của vận tải biển.


Hưởng ứng Ngày Hàng hải Thế giới năm 2020, Cục Hàng hải Việt Nam phát động “Tháng hưởng ứng Ngày Hàng hải Thế giới năm 2020” từ ngày 24/9 - 24/10/2020 nhằm khẳng định những đóng góp to lớn của Ngành vận tải biển, đặc biệt với một quốc gia hàng hải có đường bờ biển dài như Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, ngành Hàng hải đóng vai trò vô cùng quan trọng, với cảng biển là hạt nhân phát triển, đầu mối tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông đến mọi miền đất nước. Vận tải biển hiện đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối hàng hóa của nền kinh tế.


Ngày Hàng hải Thế giới (World Maritime Day): 28/09
Ngày Hàng hải Thế giới (World Maritime Day): 28/09
Ngày Hàng hải Thế giới (World Maritime Day): 28/09
Ngày Hàng hải Thế giới (World Maritime Day): 28/09

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?