Top 14 Thực phẩm giàu sắt giúp bổ máu

Sắt là thành phần quan trọng để tổng hợp Hemoglobin - thành phần quan trọng thực hiện chức năng của hồng cầu. Việc thiếu hụt chất sắt sẽ gây thiếu máu và các rối loạn trong cơ thể. Để phòng ngừa thiếu sắt, có thể bổ sung qua những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.

Các loại đỗ

Các loại đỗ đều mang trong mình lượng sắt dồi dào. Ngoài ra, chúng rất giàu molypden - một loại dưỡng chất cần trong việc hấp thụ sắt và thúc đẩy hoạt động của các enzym. Các loại hạt đỗ có nhiều dưỡng chất lành tính cần thiết và rất tốt với cơ thể con người đã được các nghiên cứu chứng minh. Vì vậy, ngay hôm nay bạn hãy liệt kê thực phẩm này vào danh sách thực đơn cho bữa ăn hàng ngày của gia đình mình nhé!.


Các loại hạt sấy khô dễ ăn và giàu kali, magie hữu ích trong việc giảm huyết áp. Bạn có thể sử dụng hạt hướng dương, hạt bí là món ăn vặt ngon miệng, nhẹ nhàng xen kẽ giữa các bữa ăn cũng là một gợi ý không tồi. Nếu dùng để nấu canh, nấu cháo...nên ngâm đỗ qua đêm trước khi sử dụng để có tác dụng tốt nhất.


Các loại đỗ chứa nhiều sắt giúp bổ máu
Các loại đỗ chứa nhiều sắt giúp bổ máu

Mía

Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, canxi... trong đó hàm lượng sắt là cao nhất. Mía cũng chứa nhiều vitamin, protein, axit hữu cơ... là những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ăn ngon và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác.


Bổ sung nước mía hoặc ăn mía mỗi ngày rất tốt cho sức khoẻ bạn nhé. Tuy nhiên, những người bệnh tiểu đường, cao huyết áp cần tìm hiểu kĩ có nên ăn nhiều mía hay không nhé vì mía có chứa hàm lượng đường trong đó bạn nhé.

Mía chứa các yếu tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ
Mía chứa các yếu tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ

Gan

Gan động vật như lợn, gà, bò... đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt, 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các độc tố có thể tồn tại trong gan, cần rửa sạch máu đọng, nấu chín kĩ gan trước khi sử dụng.


Gan có thể được chế biến thành pate, chế biến thành món ăn hàng ngày như gan xào, gan hấp. Khi nấu, cần chú ý tránh kết hợp với một số loại thực phẩm khác có thể gây hại cho sức khoẻ như giá đỗ...

Gan động vật chứa hàm lượng sắt cao
Gan động vật chứa hàm lượng sắt cao

Bông cải xanh

Bông cải xanh bên cạnh việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C, còn chứa rất nhiều sắt giúp cải thiện lượng máu trong cơ thể. Trong 100g bông cải xanh có chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài bông cải xanh thì các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, cần tây, xà lách, cải xoăn... cũng đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết để hấp thụ sắt.


Bông cải xanh và các rau màu xanh đậm chúng ta dễ dàng mua được hoặc cũng có thể tự trồng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho gia đình với các dạng chế biến chủ yếu là món rau luộc, rau xào, nấu canh, salat và ăn sống.

Bông cải xanh chứa nhiều sắt
Bông cải xanh chứa nhiều sắt

Đu đủ

Đu đủ chín mềm, thơm ngọt là tổ hợp của rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như Vitamin A, C, sắt (2.6mg/100g đu đủ chín)…. Đây là loại trái cây dễ tiêu hóa, rất thích hợp để có thể hấp thụ dinh dướng tẩm bổ cho máu.


Có thể ăn trực tiếp hoặc xay thành sinh tố đu đủ hấp dẫn. Những đu đủ vừa mới chín có thể nấu canh xương heo ăn rất bổ và ngọt ngọt thanh thanh giúp mâm cơm nhà thêm tròn vị.

Đu đủ chứa nhiều sắt và các vitamin
Đu đủ chứa nhiều sắt và các vitamin

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, hàu, cá... được xếp vào danh sách thực phẩm trị thiếu máu vì chúng chứa khá nhiều sắt. Trong 100g cua đồng có chứa 4,7mg sắt, 100g cua biển là 3,8mg, 100g tôm khô là 4.6mg... Ngoài ra các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, loại vitamin này cũng rất tốt cho máu.


Việc bổ sung các loại hải sản trong thực đơn hàng ngày rất cần thiết cho cơ thể, bạn có thể chế biến dưới nhiều món ăn khác nhau từ kho, hấp, nướng, rán hoặc canh...cũng đều có tác dụng trong việc bổ sung chất sắt, giúp bổ máu.

Hải sản chứa nhiều sắt giúp bổ máu
Hải sản chứa nhiều sắt giúp bổ máu

Rau ngót

Rau ngót là thực phẩm bổ máu rất được ưa chuộng, thường xuyên có bán tại các chợ mà lại có giá bán rẻ hơn so với các sản phẩm bổ máu khác. Lượng chất sắt trong 100g rau ngót đạt tới 2.7mg cùng hàng loạt các vitamin B1, B2, B6… Khoáng chất magie, kali, protein và chất xơ có ích cho sức khỏe.


Rau ngót thích hợp nấu canh thịt băm, tôm băm hoặc tôm khô. Canh mát và thanh nhiệt rất hiệu quả. Cách đơn giản hơn là có thể xay rau ngót rồi vắt lấy nước uống sẽ giúp cơ thể nhanh chống hấp thu dưỡng chất hơn. Chúng ta có thể nấu rau ngót cùng nước xương gà hầm giúp tạo ra món ăn ngon và kích thích vị khác hơn cho người ăn.

Rau ngót bổ sung chất sắt cho cơ thể
Rau ngót bổ sung chất sắt cho cơ thể

Thịt bò

Thịt bò là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện Hemoglobin trong cơ thể. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt. Phần thịt gân và mỡ thì có hàm lượng sắt thấp hơn trong thịt nạc.


Thịt nạc bò chứa nhiều sắt giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Thịt bò được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon như bò xào ngồng tỏi, bò hấp, bò tái, phở bò...trẻ em cũng nên ăn thịt bò mỗi ngày giúp tăng cường sức khoẻ.

Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt phòng phú
Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt phòng phú

Nho

Các chất dinh dưỡng trong nho cung cấp một số lợi ích sức khỏe có thể. Chúng có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, huyết áp cao và táo bón. Các chất dinh dưỡng trong nho có thể giúp ngừa ung thư, các vấn đề về mắt, bệnh tim mạch và các tình trạng sức khỏe khác.


Nho rất giàu sắt, photpho, vitamin và các axitamin. Đặc biệt nho còn có tác dụng đào thải các chất độc trong cơ thể, có ích trong việc tái tạo máu. Cách tốt nhất để ăn nho là ăn dưới dạng trái cây tươi. Hầu hết các loại thạch hoặc mứt nho và nước ép đều có đường và chúng có thể chứa nhiều calo.

Nho giàu sắt và các vitamin
Nho giàu sắt và các vitamin

Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm bổ sung sắt rất hữu ích cho cơ thể. Trong 100g khoai tây có chứa 3,2mg sắt. Nên sử dụng khoai tây thường xuyên nhưng hạn chế ăn khoai tây rán vì nó chứa nhiều chất béo từ dầu, không tốt cho sức khỏe.


Khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc...Hạn chế dùng khoai tây rán vì khoai tây rán là “thủ phạm” có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.

Trong 100g khoai tây có chứa 3,2mg sắt
Trong 100g khoai tây có chứa 3,2mg sắt

Bí ngô

Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như kẽm, vitamin, protein thực vật... Đặc biệt, hạt bí cũng chứa rất nhiều sắt, trong 100g hạt bí ngô có chứa đến 15mg sắt. Bí ngô đặc biệt thích hợp cho người gầy hay người mới ốm dậy.


Bí ngô rất dễ mua hoặc có thể tự trồng tại vườn nhà, bí ngô có thể nấu thành canh, xào hoặc nấu cháo đều rất đơn giản, dễ ăn và bổ dưỡng. Bạn có thể bổ sung bí ngô trong thực đơn cho cả gia đình mỗi tuần nhé.

Bí ngô chứa nhiều sắt
Bí ngô chứa nhiều sắt

Trứng

Trứng gà là loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất mà không phải thực phẩm nào cũng có được. Thành phần của trứng gà có các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, photpho, natri, magie, axit folic và các loại vitamin quan trọng (A, D, B2, B6, B12…). Các chất dinh dưỡng trên chủ yếu tập trung ở lòng đỏ trứng, lòng trắng bên ngoài chủ yếu là protein và nước. Trứng gà còn có hàm lượng sắt dồi dào, giúp phòng chống bệnh thiếu máu thiếu sắt đặc biệt là ở mẹ bầu.


Trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần thiết như sắt, protein, canxi, vitamin, khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.

Trứng tốt cho máu
Trứng tốt cho máu

Củ dền

Chúng ta được biết đến rằng củ dền màu đỏ chứa hàm lượng chất sắt cao (>5mg sắt/100g củ dền), giúp tái tạo và sản sinh ra nhiều tế bào máu, nhanh chóng bổ sung lượng máu thiếu hụt trong cơ thể.


Củ dền có thể ép thành nước uống rất tiện lợi và chúng ta có thể hấp thụ gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng mà củ dền đem lại, hoặc ta còn có thể xay thành sinh tố để dễ uống hơn.

Ngoài ra canh củ dền hầm với xương và khoai tây, cà rốt… cũng là món ăn bổ dưỡng rất được yêu thích và có thể giảm bớt vị hăng nồng từ những người nhạy cảm với mùi vị của củ dền tươi.

Củ rền chứa hàm lượng chất sắt cao
Củ rền chứa hàm lượng chất sắt cao

Củ cải trắng

Nếu chúng ta có thời gian tìm hiểu sâu về củ cải trắng thì ta sẽ thấy hàm lượng chất sắt trong nó lên đến 2.9mg, 100g củ cải trắng còn được ví như “nhân sâm trắng”. Chứa vitamin B12 tự nhiên tăng cường hấp thu sắt, tham gia tổng hợp oxy hemoglobin giúp bồi bổ thể lực và ngăn thiếu máu hiệu quả.


Củ cải trắng có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như món củ cải luộc, củ cải kho, củ cải hầm sườn lợn hoặc có thể sử dụng nước ép củ cải cũng có tác dụng tương tự bạn nhé.



Củ cải trắng giàu chất sắt
Củ cải trắng giàu chất sắt

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?